Những bài văn hay Lớp 8

Những bài văn hay Lớp 8, tổng hợp những bài văn mẫu hay Lớp 8, hướng dẫn làm văn Lớp 8

Chiều sâu truyện "Lão Hạc"

Chiều sâu truyện Lão Hạc

Truyện lấy tên là Lão Hạc, những tưởng tác giả chỉ việc trình lên mặt giấy một “biên niên sử” dày dặn của lão một cách thật khách quan để tự hình tượng ấy sẽ nói cho người đọc những gì cần nói là xong (đó cũng là cách thường gặp). Nhưng đọc truyện ta thấy phần để cho lão Hạc tự ăn nói, suy nghĩ, hoạt động ít hơn nhiều so với phần hoạt động, suy nghĩ ăn nói của ông giáo nhân vật “tôi”- người kể chuyện. Thế mà thân phận lão Hạc lại rõ mồn một, nhức nhối, như cứu vào tâm can độc giả. Tại sao? Lại nữa, bảo là ẩn ý, biểu tượng, ẩn dụ,...

Đọc bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen... gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, ta không khỏi liên tưởng đến nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Mặc dù sống trong xã hội đen tối, nhưng lão vẫn giữ vững phầm chất tốt đẹp của mình

Đọc bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen... gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, ta không khỏi liên tưởng đến nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Mặc dù sống trong xã hội đen tối, nhưng lão vẫn giữ vững phầm chất tốt đẹp của mình

Lão Hạc là một trong, những truyện ngăn thấm thía giá trị nhân văn của Nam Cao. Câu chuyện ghi lại hình ảnh khó quên về người nông dân của một thời đen tối. Nhân vật sống giữa bùn nhơ ấy giữ được hương sen thơm đẹp của mình, đã đọng lại trong em nhiều chi tiết xúc động. Số phận lão Hạc thật không may. Vợ chết sớm, con trai phải bỏ làng đi làm phu cao su. Tuổi già, sức yếu, lão chỉ thui thủi một mình: luôn thương nhớ đứa con trai mình chỉ vì nghèo khổ quá, không lấy được vợ, đã bỏ đi phu. Cô quạnh một thân, lão Hạc phải quần quật kiếm sống, ốm đau không người chăm sóc.

Phân tích nhân vật ông Giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Phân tích nhân vật ông Giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Viết truyện ngắn Lão Hạc Nam Cao không lạnh lùng khách quan mà chân thực, gắn bó, không thờ ơ, hững hờ mà tha thiết cảm động. Nhà văn coi mình là người trong cuộc (ý của Hà Minh Đức). Ấy là bởi có nhân vật ông giáo. Truyện ngắn Lão Hạc nếu mất đi nhân vật ông giáo quả là một sự thiếu sót. Ông giáo đã làm sáng lên, nêu bật nội dung tư tưởng sâu sắc của tác phẩm. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hay trăn trở về cuộc đời, trăn trở về thân phận con người, Nhân vật ông giáo được đặt vào tác phẩm không phải là không có chủ định.

Phân tích lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Phân tích lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Trong các nhà văn hiện đại Việt Nam, Nam Cao là một trong những cây bút đã để lại cho đời nhiều nhân vật sẽ còn sống mãi. Lão Hạc (truyện Lão Hạc) là một trong những nhân vật như thế. Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ, cùng quẫn, nhưng không bị biến chất như Chí Phèo , mà trái lại có một tâm hồn đẹp, một nhân cách cao thượng. Lão sống một thân một mình trong tuổi già cô đơn vất vả. Lão chỉ có đứa con trai duy nhất để nương tựa thì anh ta lại phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su - “Cao su đi dễ khó về”. Lão Hạc đành phải làm thuê, làm mướn kiếm ăn lần hồi, đồng thời cố nhặt nhạnh, dành dụm cho con.

Phân tích đặc điểm nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Phân tích đặc điểm nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Có những tác phẩm đọc xong, ta quên ngay, nhưng cùng có tác phẩm đọc xong ta bồi hồi xao xuyến. Đó là trường hợp Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Lão Hạc đã chết một cách đau đớn, vật vã, nhưng trong tâm trí mình, em không sao xóa được hình ảnh ông lão nông dân gầy guộc, râu tóc bơ phờ, cặp mắt luôn luôn nhìn xuống đầy buồn và khuôn mặt in hằn bao nhiêu là nếp nhăn của suy tính, lo phiền và cơ cực ở đời. Trong cái làng quê hẻo lánh và tiêu điều ngày xưa, như bao người chân lấm tay bùn vô danh, lão Hạc sống vất vả, túng đói, nghèo xác xơ nhưng hết sức trong sạch và lương thiện.

Phân tích tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Phân tích tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Tôi đọc truyện ngắn Nam Cao trong một buổi trưa vắng người. Nỗi buồn cắn xé từng trang! Những khuôn mặt dị dạng, méo mó “trồi lên dưới lớp bụi lầm than”, hụp lặn trong dòng sông sôi sục khổ đau, chới với những cánh tay kêu cứu. Khi tiếng khóc, cười ồn ào và những gương mặt ấy bị làn sóng bản năng dìm xuống tôi mới thấy Lão Hạc. Trông lão cô đơn trên dòng sông của mình, khuất sau cái bóng dềnh dàng, ngất ngưởng của Chí Phèo có một không hai! Khó thấy Lão Hạc trong những đứa con nổi tiếng của Nam Cao. Lão hiền quá, thánh quá, thành không “độc”! Thế mà e lão được bố đẻ thương nhất.

Hãy phân tích tâm trạng nhân vật chị Dậu qua các đoạn trích ở SGK Văn học 8

Hãy phân tích tâm trạng nhân vật chị Dậu qua các đoạn trích ở SGK Văn học 8

Tắt đèn là một trong số những tác phẩm xuất sắc của Ngô Tất Tố. Ông đã xây dựng nhân vật chị Dậu với lòng thương yêu chồng con tha thiết. Có thể nói những dòng, những trang thể hiện tấm lòng người vợ, người mẹ của chị Dậu, mà điển hình là hai chương X, XI. Ở hai chương này, nhà văn miêu tả rất thành công tâm trạng đau đớn, giằng xé của chị Dậu khi phải về nhà báo tin cho con biết nó đã bị bán cho Nghị Quế. Đầu chương X (đoạn trích SGK), chị Dậu về tới nhà. Giờ đây khó khăn lớn nhất của chị Dậu là phải làm sao nói cho cái Tí biết rằng nó đã bị bán cho Nghị Quế.

Phân tích đoạn trích: Tức nước vỡ bờ (Chương XVIII tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

Phân tích đoạn trích: Tức nước vỡ bờ (Chương XVIII tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

Tức nước vờ bờ câu tục ngữ nêu một quy luật của tự nhiên, mà có ý nghĩ xã hội sâu sắc, thâm thúy vô cùng. Ai đó đã vận dụng cách nói dân gian ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt tên cho chương XVIII của tiếu thuyết Tắt đèn khi nó bước vào sách giáo khoa từ buổi đầu xây dựng nhà trường XHCN Việt Nam, cũng thật sâu sắc và thâm thúy vô cùng. Nhờ vậy, ngày nay đọc lại chương truyện này, chúng ta dễ dàng nhận định được hướng đi, để cảm nhận những tình huống hấp dẫn, những hình tượng nhân vật sống động điển hình. Những điều gì làm “Tức nước”? Khi nào thì nước phá vỡ bờ? Nước phá vờ bờ... ra sao?

Phân tích tính cách chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

Phân tích tính cách chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam với tất cả những phẩm chất đẹp đẽ muôn đời là nguồn cảm hứng mạnh mẽ của các nhà thơ, nhà văn. Với một “ngòi bút cảm quan hiện thực xuất sắc”, một nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo và trái tim tha thiết yêu thương con người. Ngô Tất tố đã khắc họa được hình tượng chị Dậu thật khỏe khoắn, trong sáng ở tiểu thuyết Tắt đèn. Đây là nhân vật trung tâm, là linh hồn của tác phẩm, là đứa con tinh thần vô cùng yêu quý của Ngô Tất Tố được ông chăm chút chu đáo từ đầu cho đến hết câu chuyện.

Hãy phân tích nhân vật bé Hồng qua đoạn Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, đồng thời bày tỏ cảm xúc của mình về những em nhỏ có cảnh ngộ tương tự như bé Hồng

Hãy phân tích nhân vật bé Hồng qua đoạn Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, đồng thời bày tỏ cảm xúc của mình về những em nhỏ có cảnh ngộ tương tự như bé Hồng

Những kỉ niệm của tuổi thơ thường thành những dấu ấn đậm nét trong tôi kí ức của mỗi nhà văn. Có lẽ vì thế mà Nguyên Hồng - người đã phải trải qua một tuổi thơ cay đắng - đã viết tập hồi kí Những ngày thơ ấu một cách xuất sắc. Có nỗi đau xót nào bằng nỗi khổ thiếu tình thương của mẹ. Mẹ của bé Hồng đã phải bỏ con đi tha phương cầu thực vi nghèo khổ. Nhân vật bé Hồng đã sung sướng biết bao trong dịp bất ngờ được gặp lại mẹ, được bù đắp lại bao niềm hạnh phúc trong vòng tay mẹ mà bấy lâu em vẫn chờ mong, khao khát.