Những bài văn hay Lớp 8

Những bài văn hay Lớp 8, tổng hợp những bài văn mẫu hay Lớp 8, hướng dẫn làm văn Lớp 8

Đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, ta thấy cậu bé Hồng có tình cảm yêu thương sâu sắc, thắm thiết. Dựa vào đoạn văn trích đó, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

Đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, ta thấy cậu bé Hồng có tình cảm yêu thương sâu sắc, thắm thiết. Dựa vào đoạn văn trích đó, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

Những ngày thơ ấu là một tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Đây là tác phẩm có giá trị của Nguyên Hồng và cũng là tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Chương IV của tác phẩm đã miêu tả một cách sinh động những rung cảm mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng. Tình thương mẹ thể hiện rõ trong tác phẩm đúng như nhận định trên. Điều đó trước hết phải được thể hiện trong sự phản ứng của Hồng đối với người cô xấu bụng, luôn chia cách tình mẹ con của Hồng.

Phân tích lòng yêu thương mẹ của cậu bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của tập hồi kí Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng

Phân tích lòng yêu thương mẹ của cậu bé Hồng trong đoạn trích
Trong lòng mẹ của tập hồi kí Những ngày thơ ấu của nhà văn 
Nguyên Hồng

Có nhà nghiên cứu cho rằng “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng”. Nguyên Hồng có một điều gì đó rất giống với Huygô và Goócki. vẻ đẹp của các nhân vật của Nguyên Hồng không phải ở trí tuệ sáng suốt mà nó nằm trong trái tim sôi nổi yêu thương. Các nhân vật của Nguyên Hồng phần lớn là những người phụ nữ nghèo khổ dưới đáy của xã hội thành thị như: Tám Bính trong Bỉ vỏ, bà mẹ trong Những ngày thơ ấu... Nguyên Hồng là nhà văn có tuổi thơ đầy cay đắng tủi nhục. Những ngày thơ ấu là một cuốn hồi kí chân thật viết về tuổi thơ đầy cay đắng của tác giả.

Phân tích tâm trạng bé Hồng khi gặp lại mẹ (Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng)

Phân tích tâm trạng bé Hồng khi gặp lại mẹ (Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng)

Chúng ta ai mà chẳng có một người mẹ hiền với gương mặt phúc hậu và đôi mắt sáng trong. Học chương IV Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, ta càng thấm thìa tình mẫu tứ sâu nặng và đặc biệt là tấm lòng của đứa con yêu của mẹ qua hình ảnh của bé Hồng. Bé Hồng là nhân vật chính trong tác phẩm. Bé không được sống yên ổn trong mái ấm gia đình. Người cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ vì cùng quẫn đã phải bỏ con đi tha phương cầu thực.

Em hãy phân tích đặc điểm nhân vật Hồng ở đoạn trích ‘'Trong lòng mẹ” (tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)

Em hãy phân tích đặc điểm nhân vật Hồng ở đoạn trích ‘Trong lòng mẹ” (tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)

Tình yêu thương là một trong những tình cảm không thể thiếu trong đời sống tâm tư tình cảm của con người. Nó thể hiện một quan hệ tốt đẹp giữa con người VỚI con người. Có yêu thương nhau ta mới hiểu được nhau và cảm thông cho nhau trước những khắc nghiệt của cuộc đời và nhất là mối quan hệ gia đinh, tình thương yêu càng thế hiện rõ nét. Một trong những hình ảnh tiêu biểu gây ấn tượng sâu đậm cho người đọc là hình ảnh bé Hồng trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Đọc truyện, ta thấy em có tình yêu thương mẹ tha thiết. Tình cảm ấy được miêu tả rất xúc động ở chương IV - Trong lòng mẹ.

Quê hương đất nước đã chiếm một khoảng rộng trong trái tim yêu của Thơ mới. Hãy dựa vào các bài thơ Quê hương của Tế Hanh, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ, Nắng mới của Lưu Trọng Lư và Nhớ rừng của Thế Lữ để làm sáng tỏ

Quê hương đất nước đã chiếm một khoảng rộng trong trái tim yêu của Thơ mới. Hãy dựa vào các bài thơ Quê hương của Tế Hanh, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ, Nắng mới của Lưu Trọng Lư và Nhớ rừng của Thế Lữ để làm sáng tỏ

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ đến Cách mạng tháng Tám 1945 là một bộ phận khá quan trọng trong nền văn học nước nhà. Thời kì này xuất hiện nhiều mảng văn học với nhiều trào lưu khác nhau. Nổi bật lên là sự ra đời của phong trào Thơ mới. Thơ mới đã mớở ra cả một thời đại thi ca và làm xuất hiện nhiều nhà thơ tài năng. Bên cạnh các giá trị nghệ thuật, Thơ mới cũng đạt nhiều nội dung mang tính dân tộc. Một trong những khoảng rộng trái tim yêu quê hương đất nước “đã chiếm một khoảng rộng trái tim yêu của Thơ mới”.

Hãy phân tích bài thơ Quê hương để thấy được tình cảm của Tế Hanh dành cho quê hương đất nước

Hãy phân tích bài thơ Quê hương để thấy được tình cảm của Tế Hanh dành cho quê hương đất nước

Tế Hanh thuộc lớp nhà thơ cuối cùng của phong trào Thơ mới. Thi đề quen thuộc của ông trước cách mạng là tình yêu và cảnh sắc làng nhỏ hẹp chán nản. Nhưng phần sâu đậm trong thơ ông lại dành cho quê hương đất nước. Người đọc biết Tế Hanh từ bài Quê hương (1939). Bài thơ nằm trong tập thơ Nghẹn ngào (sau bổ sung thêm và đổi tên là Hoa niên được giải thưởng của Tự lực văn đoàn. Bằng tấm lòng yêu cuộc sống thiên nhiên và những kỉ niệm nồng nàn nhất của mình, tác giả đã thành công khi nói về quê nhà, một làng chài lưới.

Hãy phân tích và cảm nhận bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Hãy phân tích và cảm nhận bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Giữa lúc phần đông các thi sĩ Thơ mới đang thở than sướt mướt với tình yêu tuyệt vọng, với mối sầu cô đơn. Quê hương của Tế Hanh cất lên một tiếng nói khỏe khoắn khác lạ. Trong khi các thi sĩ đồng quê như Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ đưa người đọc đến cùng những làng thôn xứ Bắc yên ả, tươi vui với Cổng làng, Chợ Tết, Đảm hội, Bến đò ngày xưa; với Trưa hè, Chiều xuân... Tế Hanh lại nhớ về một làng quê chài mới ở miền Trung Bộ với cuộc sống lao động vất -vả hơn đến Quê hương và nhiều vần thơ lúc ấy của Tế Hanh.

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Nhà thơ Tế Hanh viết thơ này khi ông mới 18 tuổi, đang độ Hoa niên (tên một tập thơ của chính tác giả). Lúc này Tế Hanh đang theo học ở Huế. Lòng trai 18 tuổi xa nhà, nhớ nhà, nhớ quê, nhớ cái làng chài ven biên nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình, thế là các câu thơ tưởng nhở được thốt ra một cách tự nhiên, dung dị không cần phải có một cô gắng nào. Thì câu thơ đầu tiên đấy thôi, cứ như là lời xưng danh, tự thuật rất đỗi tự nhiên và mộc mạc: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Đã bắt đầu bằng cách xưng danh này, nhà thơ phải kể, phải tường thuật ra cái làng chài của mình.

Hãy phân tích bài thơ Ông đồ - Vũ Đình Liên

Hãy phân tích bài thơ Ông đồ - Vũ Đình Liên

Ngồi cạnh bài thơ Ông đồ, bỗng một câu ca xa xôi chợt đến: Còn duyên kẻ đón người đưa... Liệu đấy có phải là nhân câu chuyện còn duyên - hết duyên hay không? Có cái duyên tự mình để mất, lại có cái duyên phận, cái duyên do thời thế đem cho, rồi cũng do thời thế cướp mất của ông đồ nho già làm nghề viết chữ. Cái ngày chữ Nho còn được trọng vọng, mỗi độ xuân về, rộn ràng bao người thuê viết. Thế rồi mỗi năm, mỗi vắng, công việc xem chừng uể oải, rời rạc, cầm chừng, khi có khi không. Cuối cùng thì tắt hẳn, ông đồ trở thành kẻ ngồi không, tuy vẫn ngồi đấy mà không cũ hay

Em hãy phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Em hãy phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Trước khi tôi đọc bài thơ, người ta nhìn thấy hình thù của nó trên trang giấy: với hai mươi câu thơ năm âm tiết, Ông đồ để lại nhiều khoảng giấy trắng hơn cả một số bài cùng dáng dấp ngũ ngôn, ví như bài Tay ngà và Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp. Nhất là bài sau dài hơn bài thơ của Vũ Đình Liên nhiều, lại không chia thành khổ. Sự kiềm chế, đọng lại của lời thơ Ông đồ phải chăng xuất phát từ chỗ nó không chỉ giới hạn ở một chủ đề chung với thơ Nguyễn Nhược Pháp, nỗi niềm hoài cổ, mà còn hướng tới triết lí, gợi lên những chuyện dâu bể thăng trầm trong nhịp độ của thời gian.