Phân tích nhân vật trữ tình trong bài Khi con tu hú của Tố Hữu: "Khi con tu hú gọi bầy... Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"
Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác năm Tố Hữu mới mười chín tuổi, đang bị thực dân Pháp bắt giam ở Huế.
Qua bài thơ, ta thấy nổi bật nhiệt tình yêu đời, khát khao tự do, tinh thần hăng say hoạt động của nhà thơ - một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. Tiếng chim tu hú thức dậy trong lòng chàng trai cả một bài cao sôi động, một ý chí vượt khỏi cảnh ngục tù ngột ngạt khi mùa hè đến. Tiếng chim tu hú ở đây khác nào gọi của cuộc đời, lời thôi thúc của cuộc đấu tranh.
Mở đầu bài thơ, ta thấy thiên nhiên đầy sức sống: lúa đương chín, trái cây ngọt dần, nắng đầy sân và trong vườn tiếng ve vang dậy. Tấm lòng nhà thơ như cánh buồm đòi gió đang khao khát trời xanh, đang thèm muốn được như cánh diều tự do bay bổng từng không. Ánh sáng của nắng đào màu vàng của bắp, màu xanh của trời hấp dẫn đẹp đẽ bao nhiêu, càng cho thấy nhiệt tình yêu đời, khát vọng hoạt động sôi sục bấy nhiêu.
Nếu ở khổ thơ đầu, ta mới gián tiếp cảm nhận được tâm trạng của người chiến sĩ trẻ: thì đến khổ thơ cuối, ta đã được trực tiếp với nỗi niềm đang cuộn lên như sóng lũ trong tâm hồn chàng trai giữa tù ngục. Đó là nỗi phẫn uất trước cảnh tù túng giam cầm: Người chiến sĩ đòi hỏi hành động trước sự thôi thúc của thiên nhiên mùa hè đang vang dậy bên ngoài. Anh muốn đạp tan phòng giam, anh nghe rõ tiếng hè náo nức. Nỗi phẫn uất đã buột thành lời, như một điệp khúc hai lần dằn vặt.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Tiếng chim tu hú ngoài trời gióng giả không ngớt, càng như giục giã chàng trai: đồng thời như một biểu hiện cao độ khát vọng tự do của người chiến sĩ nhiệt tình sôi sục được hòa mình gắn bó với cuộc sống đầy sinh lực.
Nhà thơ qua bài Khi con tu hú đã bộc lộ cả một nhiệt tình ham sống, một khát vọng tự do, tham gia hoạt động, nhập cuộc với sự sống đang trào dâng trong một thiên nhiên đầy nét tươi đẹp cùa mùa hè.
Viết bình luận