Những hiểu biết của em về con người Hồ Chí Minh qua tập thơ Nhật kí trong tù

Năm tháng trôi qua, bụi thời gian sẽ xóa mờ tất cả. Trên trái đất này thê hệ này nối tiếp thế hệ kia sẽ viết lên trang sử mới, của thời đại mới. Nhưng có những con người, những sự kiện, những giá trị tinh thần, vẫn sống mãi với thời gian với lịch sử. Đó là trường hợp Chủ tịch Hồ Chí Minh và tác phẩm Nhật kí trong tù của Người. Trong kho tàng thơ ca Việt Nam, thơ Bác là những viên ngọc quý, Đọc thơ Bác ta hiểu con người Bác hơn. Bác là một lãnh tụ vĩ đại và là một nhà thơ lớn.

Đọc Nhật kí trong tù, chúng ta thấy toát ra phong thái ung dung tự tại, sự kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn với tấm lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo cao cả.

Nhật kí là ghi lại những sự việc xảy ra với mình và tâm tư tình cảm của bản thân trong một hoàn cảnh nào đó. Bác đã ghi lại hiện thực xảy ra quanh mình trong thế giới nhà tù chật hẹp của Tưởng Giới Thạch. Đề tài Nhật kí trong tù của Bác độc đáo, phong phú nhưng bình thường giản dị. Đó là thời gian là các sinh hoạt, là người, là cảnh... trong tù. Đọc kỹ, ngẫm nghĩ ta càng thấy trong mỗi chữ, mỗi câu đều im đậm phẩm chất của một bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”. Chúng ta đồng tình với ý kiến nhà thơ Hoàng Trung Thông nghĩ về giá trị tập Nhật kí trong tù.

Con đọc trăm bài, trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ củaBác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình

Bác Hồ hút thuốc bên gốc cây

Chỉ mỗi một khía cạnh “bát ngát tình” thôi ta cũng cảm phục Bác lắm rồi. Mở đầu tập thơ Bác viết:

Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây...

Thì ra, Bác đâu có ham thơ. Vì sao vậy? Vì mục đích cuộc đời Bác cao cả hơn, đó là sự nghiệp mà Bác suốt đời hoạt động. Chúng ta ai cũng biết Bác có một ham muốn rất lớn lao hơn, kỳ diệu hơn ‘Tồi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai củng được học hành” (Trả lời các nhà báo — 1/1946). Nhưng hoàn cảnh ở trong tù, rảnh rỗi, không biết làm gì, nên làm thơ cho qua thời gian/ để vơi đi nỗi niềm tâm sự. Nói là nói vậy thôi, chứ thơ Bác đáng thơ: Nhật kí trong tù đã đi vào lịch sự thơ ca Việt Nam như một hiện tượng độc đáo, quý giá vô cùng.

Đọc Nhật ki trong tù ta xúc động bởi tấm lòng “mênh mông bát ngát” của Bác với cảnh, với đất nước thân yêu. Trong tù, biết bao đêm thu Người ukhông ngủ được” bởi tấm lòng đau đáu nhớ về Tổ quốc nơi xa xôi nghìn dặm với nỗi buồn như vạn mối tơ vương vấn cả trong giấc mộng.

Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ
Muôn tơ vương vấn mộng sầu nay;
Ở tù năm trọn thân vô tội
Hòa lệ thành thơ tả nỗi này

Ai không xúc động khi đọc những vần thơ chứa chan tinh yêu nước này? Đề tài của tập thơ bình thường xoay quanh các sinh hoạt trong xã hội nhà tù. Đó là cái cùm, cái dây trói, là lính dẫn tù đi, là thời gian sáng, trưa, chiều, tối, là tâm sự của người tù... Tất cả đều “đi” vào thơ Bác một cách tự nhiên giản dị nhưng sâu sắc và ý tứ vô cùng. Chúng ta hãy tưởng tượng tình cảm của Bác sau bốn tháng ở tù:

Sống khác loài người vừa bốn tháng
Tiều tụy còn hơn mươi năm trời
Vì sao vậy?
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ

Chốn lao tù, mọi sinh hoạt điều thiếu thốn, cơ cực, mọi sự đày ải người tù đến kiệt sức nên hậu quả thật thương tâm. Hình ảnh của Bác:

Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân

Bài thơ tả thực giúp ta hiểu chế độ nhà tù của Tưởng Giới Thạch hà khắc, vô nhân đạo! Hành hạ người tù đến kiệt quệ thê thảm.

Ghẻ lở phát triển hoài, thành những vết tím đỏ khắp người, rất ngứa ngáy khó chịu, về đề tài “ngộ nghĩnh” này, Bác viết bài thơ Ghẻ lở với bút pháp hài hước, hóm hỉnh:

Đầy mình đỏ tím như hoa gấm
Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn
Mặc gấm, bạn tù đều khách
Gảy đàn, trong ngục thấy tri âm.

Câu thơ gợi âm thanh trong sự so sánh tương phản của một tâm hồn lạc quan, tế nhị... Sau tiếng cười vui là sự xót xa sâu lắng. Chưa hết, chúng ta hãy đọc tiếp bài Cơm tù:

Cơm tù lưng bát thấm vào đâu
Bụng đói luôn luôn cứ réo gào

Chưa đầy một bát cơm mỗi ngày ở cái xứ lạnh có:

Gió sắc tựa gươm mài đá núi
Rét như dùi nhọn chích làm cây

Thì làm sao con người chịu đựng được? “Bụng réo gào” là đứng lắm - Câu thơ bộc bạch, chân thực đến xót xa. Trước thực tế phũ phàng đó, Bác vẫn ung dung tự tại, vẫn làm thơ, ngắm trăng sáng. Điều đó giúp ta hiểu yếu tố tự do trong tâm hồn Bác - Trong mọi nghịch cảnh, con người điều chủ động vượt lên, làm chủ mình, Bác đã quên đi sự khổ cực bản thân để sống một cách bình thản. Người tù đặc biệt này vẫn quan sát để ghi nhật kí bằng con mắt nghệ sĩ. Thời gian trôi qua vẫn nhịp nhàng, tràn đầy sức sống.

Đầu đường sớm sớm vừng dương mọc
Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài
Trong ngục giờ đây còn tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã hừng soi.
(Buổi sớm)

Bài thơ tả thực biểu hiện sự bình tĩnh của tâm hồn: sự hòa âm, hòa điệu du dương của vũ trụ, đối lập hoàn toàn với thực tế chốn lao tù “tối mịt”.

Bài Buổi trưa là thế giới của con người:

Trong tù khoan khoái giấc ban trưa
Một giấc miên man suốt mấy giờ
Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới,
Tính ra trong ngục vẫn nằm trơ

Mơ ước, hoài bão lớn nhưng thực tế thân tù nên “vẫn nằm tr&\ Đó là tâm trạng day dứt, băn khoăn, khổ đau nhất của người chiến sĩ cách mạng.

“Xế chiều” mọi sinh hoạt trong nhà tù chuyển sang một trạng thái khác, trong không gian im ắng “xuống trầm trầm” của chiều tà, các tù nhân “đàn ca” để đuổi xua đi nỗi hiu quạnh:

Cơm xong, bóng đã xuống trầm trầm
Vang tiếng đàn ca, rộn tiếng ngâm
Nhà ngục Tĩnh Tây mờ mịt tối
Bỗng thành ngục nhạc quấn viện hàn lâm

Người là tấm gương sáng đạo đức

“Viện hàn lâm” trong nhà tù? Thật thú vị và độc đáo! Buồn mà vui hay vui mà buồn? Tâm hồn thơ của Bác thật lai láng. Tình huống nào cũng có thơ, “ra” thơ, thật thà là tài tình. Con người nghệ sĩ sẵn có trong Bác từ lâu, nên nhìn tình cảnh nào cũng làm thơ được. Đó là hiện tượng của tài năng.

Đọc bài thơ Chiều tối, ta hình dung được bức tranh chiều ở miền núi là một kết câu hài hòa, đem cho ta cái cảm giác êm đềm, thư thái về cuộc sống giản dị hiền lành của những người lao động bình thường:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng

Hơi thở nhẹ nhàng toát ra sự mộc mạc giản dị của bản thân và của người lao động. “Chòm mây trôi nhẹ” hay lòng Bác cũng nhẹ trôi theo với thiên nhiên kì diệu chốn núi rừng xa xôi này?

Đêm về, trong tù lạnh buốt xương da, cũng là người chiến sĩ cách mạng nghĩ suy lao lung như trăm mối tơ vò:

Đêm thu không đệm, cũng không chăn
Gối khắp, lưng còng, ngủ chẳng an
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh
Nhòm song, Bắc đấu đã nằm ngang.

Không còn những âm thanh náo nhiệt của buổi chiều. Thế giới như nuốn trả lại cho con người sự yên ắng của vũ trụ và của nội tâm. Nhiều người đọc bài thơ này đã không cầm được nước mắt. Nơi đất khách quê người, Bác Hồ của chúng ta đã phải chịu biết bao cơ cực. Sống trong hoàn cảnh như vậy, nếu con người bình thường thì nản lòng, buông xuôi với tiếng thở dài cho qua ngày đoạn tháng, nhưng Bác chúng ta không thế. Người xác định:

Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao

Rõ ràng người tù này mang trong tâm hoài bão lớn. Đó là “sự nghiệp lớn” vì dân vì nước, vì lý tưởng cách mạng cao cả thì sự đau khổ vật chất có hề gì? Từ ý niệm đó, ta thấy rõ những bài thơ của Bác chứa chan niềm lạc quan cách mạng. Nắm chặt quy luật của thiên nhiên “khổ lắm ắt là đến lúc vui”. Âm thanh náo nhiệt của cuộc sống vẫn đáng yêu:

4 Mừng sáng nghe oanh hót xóm gần

Hoặc:

Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân

Quy luật tự nhiên cũng là quy luật xã hội. Trong tập thơ tìm những câu thơ như thế rất nhiều “Hết khổ là vui vốn lẽ đời”. Nghĩ như vậy nên hành động và thơ của Bác cũng mang dấu ấn đó. Cho nên trong tù Bác vẫn “ngắm trăng”, mặc dù “không rượu, không hoa”. Trong tình cảnh giữa bốn bức tường nhà lao, chỉ qua song cửa sổ, người tù vẫn “ngắm trăng”, tìm cái vui thanh cao trong thiên nhiên trong lành, thanh khiết. Sau này, trong kháng chiến chống Pháp, có lúc bác nói với trăng thật lãng mạn:

Việc quân, việc nước bàn xong
Gối khuya ngon giấc, bên song trăng nhòm.

Trăng như người bạn hiền của Bác. Thời kì ở trong tù thì “Trăng nhòm khe cửa, ngắm nhà thơ” như muốn chia với nổi niềm tâm sự. Thời đi kháng chiến chống Pháp thì “Trăng vào cửa sổ đòi thơ’ nên Bác phải hẹn.

- Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau.

Trăng cứ như theo bước chân Bác hoài, giữa núi rừng Việt Bắc trăng tròn còn ùa vào Bác sau khi biết Bác đã làm xong công việc trọng đai.

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Rằm tháng giêng)

Có một nhà thơ đã viết:

Trong thơ Bác, trăng với hoa là bạn,
Bác yêu trăng như yêu một con người

Thế đủ biết tình yêu thiên nhiên trong Bác như thế nào! Thiên nhiên trong thơ Bác phong phú đa dạng, mang tầm nhìn bao quát của lãnh tụ. Bài Đi đường là cuộc du ngoạn, ngắm nhìn núi non hùng vĩ của thiên nhiên:

Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

Câu thơ nhịp nhàng, cao dần lên như bước chân đi lên của người đạp bằng mọi gian khổ, chiến thắng mọi nguy nan để nước non có độc lập tự do.

Thơ tức là người, thơ hay bởi lòng người đẹp. Bài thơ là tầm nhìn lớn lao của lãnh đạo có chí lớn. Với tâm trạng sảng khoái đó, bài Giải đi sớm càng bộc lộ lí tưởng cao của người chiến sĩ cách mạng.

Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn sớm sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.

Đọc những câu thơ hùng tráng này, ta tưởng như nhà thơ là một tiên phong đạo cốt tự do đi du ngoạn. Nhưng thực ra, tình cảnh và tâm trạng của Bác đang khổ ải, khó khăn, phải đi bộ “Năm mươi ba cây số một ngày” trong cảnh đêm khuya, gió rét ‘Nghênh diện thu phong trận trận hàn”. Hiểu như vậy, chúng ta càng thấy rõ cái nhìn tinh tế, lạc quan của Bác với thiên nhiên, với cách mạng, Bác phát hiện một sự hài hòa trong vũ trụ với con người thật chí lí.

Trời hửng là một tuyệt tác. Bức tranh của tạo hóa sau cơn mưa trong sạch tươi đẹp, đầy sức sống:

Đất trời một thoáng thu màn ướt
Sông núi muôn trùng trải gấm phơi
Trời ấm, hoa cười chào gió nhẹ
Cây cao, chim hót rộn cành tươi.

Lời thơ nhẹ nhàng, êm dịu mà vui tươi phấn chấn. Nhà thơ phác họa bức tranh thiên nhiên đầy sức sống và màu sắc, đem lại cho người đọc một khoái cảm chứa chan thi vị, ấm nồng.

Thiên nhiên trong thơ Bác thật phong phú đa dạng và sống động rất đáng yêu, Tình người trong tập thơ thì mênh mông bát ngát. Tình cảm lai láng, tâm hồn nghệ sĩ của nhà thơ in đậm trong nhừng bài thơ có đề tài rất độc đáo, mới mẻ. Con người có tình nghĩa với tất cả những gì có liên quan đến mình:

Bài Rụng mất một cái răng:
Cứng rắn như anh khác thói thường
Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương
Ngọt bùi cay đắng từng chia sẻ
Nay phải xa nhau kẻ một đường.

Răng đã trở thành người bạn thân thương nay phải chia tay trong lòng bịn rịn, tình người thật đáng quý. Đến việc lính gác đánh mất chiếc gậy mà Bác cũng làm bài thơ chứa chan tình cảm.

Suốt đời ngay thẳng lại kiên cường
Dìu dắt nhau đi mấy tuyết sương
Giận kẻ bất lương gây cách biệt
Hai ta dằng dặc nỗi buồn thương.

Bác coi chiêc gậy là người bạn đường vất vả, gắn bó nương tựa nhau và đã có bao kỷ niệm trong cảnh “tuyết sương”, ấy thế mà phải “xa nhau” chỉ vì kẻ ăn cắp ... Với nội dung trữ tình sâu sắc, bài thơ gieo vào lòng ta một nỗi buồn thấm thìa. Nhà văn Hoài Thanh đã viết: "... của chẳng đáng bao nhiêu nhưng tình thì rất nặng”.

Phải! Tình cảm của Bác thật bao la, rộng lớn, lúc nào Bác cũng “yêu nước, yêu đời, yêu cỏ hoa”.

Trong chốn lao tù có lúc Bác buồn, tuy cái buồn nhỏ, không yếu đuối. Đó là nỗi buồn thương khi mất chiếc gậy, khi bị chúng dẫn đi lui, đi tới Liễu Châu. Tỉnh ra, còn gợn nét u sầu.

Đọc bài Đêm thu chúng ta xúc động đến xốn xang:

Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ
Muôn tơ vượng vấn mộng sầu nay
Ở tù nằm trọn thân vô tội
Hòa lệ thành thơ tả nỗi này

Cảnh ngộ, tâm tình của Bác thật đáng buồn. Không buồn sao được khi bao nhiêu công việc lớn lao đang chờ Bác, Bác lại “nghỉ ngơi” trong tù.

Đến nay mỗi lần đọc lại bài thơ Ốm nặng của Bác, lòng ta lại trào dâng một nỗi niềm thương xót:

Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh
Nội thương đất Việt cảnh lầm than
Trong tù mắc bệnh càng đau khổc
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn

Tinh thần làm việc

Bài thơ đối ý, đối lời, diễn tẩ tâm trạng của Bác thật tài tình: lòng yêu nước, thương dân lúc nào cũng thường trực trong lòng Bác. Ốm nặng mà có ai thăm viếng đâu, thế mà cứ “hát tràn” để xua đi những nghịch cảnh éo le. Trong tập thơ còn nhiều bài hay nữa, càng đọc càng xúc động và cảm phục Bác vô cùng. Ta đồng tình với nhà thơ Tố Hữu:

Lại thương nỗi: đọa đầy thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay cánh hạc ung dung!

Viết bình luận