Những bài văn hay Lớp 8

Những bài văn hay Lớp 8, tổng hợp những bài văn mẫu hay Lớp 8, hướng dẫn làm văn Lớp 8

Đọc tập thơ Nhật kí trong tù nhà thơ Hoàng Trung Thông đã xúc động viết: "Vần thơ của Bác vần thơ thép. Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"

Đọc tập thơ Nhật kí trong tù nhà thơ Hoàng Trung Thông đã xúc động viết: Vần thơ của Bác vần thơ thép. Mà vẫn mênh mông bát ngát tình

Tập thơ Nhật kí trong tù của Bác Hồ là một cuốn nhật kí bằng thơ làm xúc động lòng người đọc với giá trị ý nghĩa cao cả tuyệt vời của nó. Thơ Bác khi thì cứng cỏi, kiên cường, lúc lại vút cao lên âm điệu thiết tha ngọt ngào của tình người, đúng là nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. Điều phải nói đến đầu tiên là thơ Bác, chính là động lực giúp Bác vượt qua mọi gian khó trong cảnh tù đày, để giữ vững ý chí son sắt cùa người cộng sản: Vượt lên cảnh tù đày, Bác chẳng hề kêu ca, phàn nàn mà dùng thời gian đó để làm thơ, văn: Ngày ngày ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do

Bác Hồ rất yêu thích thiên nhiên. Hãy dùng Nhật kí trong tù làm sáng tỏ

Bác Hồ rất yêu thích thiên nhiên. Hãy dùng Nhật kí trong tù làm sáng tỏ

Dù thời gian cứ trôi đi và phủ bụi mờ tất cả, thì Bác Hồ vẫn là niềm ngưỡng vọng sâu xa và thành kính của mỗi người dân Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ không những là nhà chính trị vĩ đại mà còn là một người có tâm hồn nghệ sĩ, luôn xúc cảm trước thiên nhiên, cảnh vật, con người. Điều đó thể hiện rất rõ qua sự nghiệp văn chương của Người. Người viết văn, làm thơ không với ý định trở thành nhà văn, nhà thơ, cũng không bởi muốn lưu lại một chút hương thơm cho hậu thế. Người viết trước hết là để phục vụ cho cách mạng, cho sự nghiệp dân tộc, cũng có đôi khi vì cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Hai câu thơ cuối thấp thoáng hình ảnh con người vừa vươn tới đinh cao thắng lợi sau những gian nan thử thách, với tư thế làm chủ thế giới

Hai câu thơ cuối thấp thoáng hình ảnh con người vừa vươn tới đinh cao thắng lợi sau những gian nan thử thách, với tư thế làm chủ thế giới

Nhật kí trong tù, một tập thơ nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập thơ đã nói lên những tâm tư, tình cảm, ý chí của người chiến sĩ cách mạng trong lao tù. Và cái mà Nhật kí trong tù thể hiện thành công nhất, khắc họa rõ nét hơn cả chính là hình ảnh người tù cách mạng không những dũng cảm chịu đựng hoàn cảnh “sống khác loài người” vô vàn cực khổ trong nhà tù tàn bạo, mà còn vượt hẳn lên trên toàn cảnh ấy, với thái độ ung dung tự chủ, lạc quan chiến thắng. Sống trong lao khổ, chịu đựng mọi đắng cay, đau xót của cuộc đời nhưng Bác đã dũng cảm vượt qua tất cả.

Phân tích bài thơ Đi đường trong tác phẩm Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Đi đường trong tác phẩm Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh

Trước bài Đi đường là bài Tết song thập bị giải đi Thiên Bảo cho nên dù bài thơ Đi đường có tư tưởng khái quát rộng lớn thì cảm hứng cũng bắt nguồn từ sự việc cụ thể là Bác bị giải đi. Nhận thức sâu sắc của Người trong bài thơ này là kết tinh của một chặng đường đời và một chặng đường dài vô cùng gian truân trên con đường cách mạng của Bác. Bài thơ mở ra là được sự đồng tình của người đọc về nhận xét và suy nghĩ của người đi đường: Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.

Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh trong tập thơ Nhật kí trong tù

Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh trong tập thơ Nhật kí trong tù

Có những bài thơ rung động lòng ra bởi những vẻ đẹp mượt mà, mềm mại của tâm tư. cảm xúc. Có những bài thơ lại làm ta xao xuyến trong ánh sáng lung linh lấp lóa của vẻ đẹp ngôn từ... nhưng cũng có những bài thơ bình dị và chân phương, mộc mạc và đôn hậu kết tinh từ bao thăng trầm nếm trải của thi nhân đã đến với ta như một nốt trầm xao xuyến, đọng lại trong mỗi trái tim một mạch nguồn;xúc cảm nhuần nhị mà sâu lắng vô bờ. Đi đường của Hồ Chí Minh là một bài như thế.

Phân tích bài thơ Ngắm trăng trong tác phẩm Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Ngắm trăng trong tác phẩm Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh

Một đời người dễ có tới mấy nghìn trường hợp nhìn thấy cảnh trăng. Nhưng ai nhớ được bao nhiêu đêm trăng trong đời mình? Chưa nói ghi lại bằng văn thơ. Chưa kể văn thơ ấy nhằm cái gì? Bác Hồ không phải là nhà văn chuyên nghiệp. Nhưng lướt qua vần thơ Bác, cũng thấy nhiều cảnh trăng đọng lại giữa các trang giấy. Mà có lạ không? Thuở nọ, ánh trăng nào cũng như chứa chất suy tư. Trăng đầu tiên trên con tàu lênh đênh trên mặt biển, nhìn ngắm suốt đêm. Trăng đêm mưa rầu rĩ, vàng vọt như đất nước nô lệ trong truyện ngắn buổi đầu cầm bút.

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh

Hồ Chủ tịch phải chịu đựng nhiều khổ cực trong hoàn cảnh tù đày. Trong căn phòng giam chật chội, tối tăm. Người như bị tách ra khỏi cuộc sống bên ngoài. Thiên nhiên tươi đẹp từ ánh nắng ban mai đến tiếng chim hót, vầng trăng tất cả đều không dễ đến được với người tù để thưởng ngoạn. Mặc dù có những ngăn cách “tập Nhật kí trong tù để dành cho thiên nhiên một địa vị danh dự” (Đặng Thanh Mai). Thiên nhiên là biểu tưởng của cái, của khát vọng tự do, của sự thanh khiết, cao cả. Thiên nhiên lại có khả năng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con người.

Phân tích Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh để thấy được vẻ đẹp thơ của Người

Phân tích Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh để thấy được vẻ đẹp thơ của Người

Thơ tứ tuyệt hình thức đã rất bé mà nội dung lại bé nốt thì còn gì? Nó sẽ lọt thòm giữa bao nhiêu ngôn từ, chữ nghĩa ầm ĩ khác. Bắt buộc nó phải bé hạt tiêu theo quy luật thuận nghịch: hình thức càng bé. nội dung càng phải lớn. Nói như cách nói bây giờ, bằng số chữ ít nhất, nó phải đem đến khối lượng thông tin nhiều nhất. Người làm thơ tứ tuyệt thường có tâm lí im đi hay viết ra, nói hay là không nói? - Thôi thì nói vài câu. Trong vài câu ấy phải gói ghém chất chứa bao nhiêu điều. Nếu người nói đã gói lại, mà người đọc lại không mỏ ra, thì còn điều gì là thơ tứ tuyệt.

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trở về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong những điều kiện hết sức gian khổ. Mùa xuân, trời vẫn còn rét, Bác đã ngoài năm mươi tuổi mà phải sống trong một cái hang rất nhỏ, muốn ra vào phải trèo lên chui xuống, tăm tối và ẩm ướt được gọi là hang Cốc Bó, thuộc thôn Pác Bó, huyện Hà Quang, tỉnh Cao Bằng. Đời sống vật chất rất kham khổ, thỉnh thoảng mới được ăn cơm, còn toàn cháo ngô, rau măng ...

Phân tích bài thơ Lấy củi của Sóng Hồng

Phân tích bài thơ Lấy củi của Sóng Hồng

Trong đội ngũ nhà thơ, chiến sĩ của nền văn học hiện đại Việt Nam, bên cạnh những tác giả nổi tiếng như Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng cũng là một tên tuổi được nhiều người biết tới. Tên gọi của ông là Trường Chinh. Cũng giống như Bác Hồ, sự nghiệp chính của ông là sự nghiệp cách mạng. Trên bước đường cách mạng, hồn thơ trong ông nảy nở. Với Sóng Hồng, thơ vừa là vũ khí đấu tranh, vừa là tiếng nói giãi bày, chia sẻ để động viên mình, để khích lệ đồng chí, đồng bào. Bài Lấy củi phải chăng đã được cất lên từ tiếng nói, nảy nở từ trong hồn thơ cách mạng ấy?