Phân tích bài thơ Lấy củi của Sóng Hồng

Trong đội ngũ nhà thơ, chiến sĩ của nền văn học hiện đại Việt Nam, bên cạnh những tác giả nổi tiếng như Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng cũng là một tên tuổi được nhiều người biết tới. Tên gọi của ông là Trường Chinh. Cũng giống như Bác Hồ, sự nghiệp chính của ông là sự nghiệp cách mạng. Trên bước đường cách mạng, hồn thơ trong ông nảy nở. Với Sóng Hồng, thơ vừa là vũ khí đấu tranh, vừa là tiếng nói giãi bày, chia sẻ để động viên mình, để khích lệ đồng chí, đồng bào. Bài Lấy củi phải chăng đã được cất lên từ tiếng nói, nảy nở từ trong hồn thơ cách mạng ấy? Đề tài chẳng có gì đặc biệt, chẳng “thơ” chút nào. Ở nhà tù Sơn La, những năm ba mươi đen tối hằng ngày tù nhân phải vào rừng lấy củi, đốt than. Công việc nặng nhọc và buồn tẻ xiết bao. Song nỗi cực nhọc, buồn tẻ của cá nhân chưa phải là điều lớn nhất. Với những người tù cộng sản bấy giờ, nhất là với nhà thơ chiến sĩ Sóng Hồng. Nỗi day dứt, bồn chồn không giây phút nào nguôi ngoai là cuộc sống cơ cực của nhân dân, là tiếng gọi giải phóng non sông đất nước. Do đó, từ việc “lấy củi, đốt than” tẻ nhạt, đã cháy sáng lên một tình thương lớn, một khát vọng lớn ...
Chúng ta hãy đọc trọn vẹn cả bài thơ:

Rủ nhau lấy củi sườn non,
Chim kêu vượn hót, bồn chồn ruột gan,
Đồng bào đau xót lầm than,
Mà ai nắng xế sương tan qua ngày!
Đốt cho tiêu kiếp tù đày
Cho bừng lửa hận, biết tay anh hùng.
Có về không, có về không?
Bước mau, mau bước non sông đợi chờ.

Lấy củi Tây Bắc

Câu chữ, ngôn từ thật giản dị như một bài ca dao, một khúc dân ca. Song nội dung, ý nghĩa lại nhiều lớp nhiều tầng. Tám câu thơ chia đền hai nhịp miêu tả hai công việc, biểu hiện hai nỗi niềm.

Lấy củi và tâm trạng bồn chồn:

Rủ nhau đi lấy củi sườn non ...

Câu thơ nhẹ như một câu ca dao, gợi nhớ những bài ca dao quen thuộc: Rủ nhau đi cấy, đi cày ... Rủ nhau xuống biển mò cua ... Ngỡ như đây là tiếng nói của một người tiều phu đang vui vẻ, cần mẫn lao động vì miếng cơm, manh áo trước mắt, vì hạnh phúc lâu dài về sau, thanh thản như người thợ cày ra ruộng, dân vạn chài ra khơi... Nhịp điệu câu thơ cũng thanh thản nhẹ nhàng. Song, vào câu tiếp sau, thơ chuyển nhịp khác hẳn: Chim kêu vượn hót bồn chồn ruột gan. Từ lời kể, sang giãi bày tâm trạng, câu thơ trĩu nặng một nỗi buồn, nỗi băn khoăn, day dứt. Có điều gì không bình thường ở đây? Nghe tiếng Chim kêu vượn hót, đáng lẽ con người phải vui chứ! Núi rừng, muông thú đang cất tiếng hót líu lo kia mà? Cái thi sĩ xưa nay thường tìm nguồn vui trong tiếng suối reo, thác đổ, tiếng oanh ca, tiếng nhạc rừng. Vậy mà tại sao nhà thơ của chúng ta lại bồn chồn ruột gan?

Đồng bào đau xót lầm than
Mà ai nắng xể, sương tan qua ngày!

Thì ra đây không phải là người tiều phu đi kiếm củi, cũng không phải chàng thi sĩ tìm nguồn vui trong chốn lâm tuyền. Đây là những người tù bị lao động khổ sai, phải lên rừng, trèo núi lấy củi theo lệnh của bọn cai tù. Công việc nặng nhọc đơn điệu và buồn tẻ xiết bao. Do đó, tiếng chim kêu vượn hót không xua được nỗi buồn, trái lại càng xoáy sâu, càng nhức buốt và như đang nhắc nhở điều gì. Đồng bào đau xót lầm than ... Thì ra, nồi bồn chồn tự bên trong, từ muôn thú dội ở ngoài vào khồng phải là vì bản thân, người đi lây củi vất vả mà nỗi xót thương cho cuộc sống lầm than, đói nghèo của đồng bào, của nhân dân. Ý thơ được mở rộng. Cảm xúc của nhân vật trữ tình thấm thía, sâu sắc làm sao. Quên được nỗi cực nhọc của mình để hướng tới, xót thương cuộc sống nô lệ, đói nghèo của nhân dân, đó là tấm lòng vị tha cao cả. Câu thơ mà ai nắng xế sương tan qua ngày tuy vẫn cái âm điệu nhẹ nhàng của ca dao, song nghe nặng trĩu như một lời tự trách, lời nhắn gửi. Từ “ai” buông ra, bâng khuâng, day dứt một nỗi niềm. “Ai” có thể là “tôi”, là “ta”, cũng có thể là người khác, là anh em đồng chí cùng cảnh ngộ bị vào tù. “Ai” trong ca dao, dân ca thường dùng trong những lúc giao duyên, để trao gửi tâm tình giữa đôi trai gái. Xuất hiện trong văn cảnh là “ai” mang một ý nghĩa vừa trữ tình gần gũi mà trang trọng thiêng liêng. Cùng với đại từ “ai”, thành ngữ “nắng xế, sương tan”, rút ra ý nghĩa tự trách và nhắn gửi càng tha thiết hơn. Vậy đấy, từ một công việc khổ sai hằng ngày, những người tù thấm thía nỗi cơ cực của mình một phần, song bồn chồn, xót thương nhân dân đau khổ muôn phần. Nỗi bồn chồn xót thương cao đẹp đó được cất lên bằng những vần thơ trong trẻo, dịu dàng như ca dao. Nói khác đi, nhà thơ vận dụng thật sáng tạo giọng điệu, ngôn từ của dân gian bình dị, trừ tình, để biểu hiện một tình cảm cách mạng thiêng liêng.

Đốt than - đốt bừng lửa hận

Nếu bốn câu thơ trên, âm điệu nhẹ nhàng thấm thìa, thì bốn câu dưới khác hắn. Đó là khúc nhạc bừng bừng của những ngọn lửa đang rực cháy:

Đốt cho tiêu kiếp tù đày
Cho bừng Lửa hận, biết tay anh hùng.

Không còn dừng lại ở nghĩa đen, đốt củi để lấy than, thơ tỏa ra nghĩa bóng bẩy: Đốt lên ngọn lửa căm thù. Những người miêu tả hành động Đốt cho tiêu ... cho bừng, kết hợp cách ngắt câu theo nhịp 3/3/4/4 tạo ra một âm hưởng thật mạnh mẽ. Từ ngọn lửa bừng cháy, từ lòng câm thù, uất hận (Lửa hận) những người tù đang sống Kiếp tù đày bỗng vụt sáng lên, đỏ rực hóa thân thành những anh hùng bừng bừng khí thế chiến đấu.

Có về không, có về không?
Bước mau, mau bước non sông đang chờ ...

Rõ ràng, đây là đoàn chiến sĩ đang chỉnh tề đội ngũ, chuẩn bị lên đường theo tiếng gọi của quê hương, Tổ quốc. Càng về cuối, ngôn ngữ, nhịp điệu của thơ càng mạnh mẽ, sôi động. Câu hỏi Có về không, có về không? vang lên như một lời chất vấn buộc phải trả lời ngay. Và câu kết, cấu trúc kiểu câu mệnh lệnh Bước mau, mau bước ... là sự giục giã thôi thúc mà bất cứ ai nghe cũng thấy không thể chậm trễ, chần chừ. Đó là những câu thơ vượt ngục, biểu hiện khát vọng tự do, khát vọng chiến đấu mạnh liệt cua những chiến sĩ mang trái tim yêu nước thương dân nồng nàn, câm thù giặc cháy bỏng. Càng về cuối, âm điệu lãng mạn của ngôn ngữ, hình tượng thơ càng cháy bỏng, cám hứng lạc quan của tác giả - người tù chiến sĩ, thi sĩ - càng cất cánh, ngân nga.

Rừng cháy trụi

Đọc bài thơ Lấy củi, tìm hiểu nét độc đáo cuủa nghệ thuật cấu trúc và ý thơ, chúng ta nhớ tới bài Đập đá ở Côn Lôn của nhà chiến sĩ Phan Châu Trinh, bài Gánh nước đêm của nhà thơ yêu nước Trần Tuấn Khải. Có nét giống, song bài thơ của Sóng Hồng mang vóc dáng giản dị ngọt ngào hơn. Vì nhà thơ đã kết hợp rất hài hòa lối câu từ nghĩa đen, nghĩa bóng, tả cảnh ngụ tình của thơ xưa với cách nói dân gian gần gũi ngày nay. Ngọt ngào, giản dị, gần gũi, dân gian, song ý thơ, cảm hứng thật mạnh mẽ, cao cả rất thi sĩ - chiến đấu. Vì thơ cất lên từ một tấm lòng yêu nước, thương dân nồng nàn, một khát vọng chiến đấu mãnh liệt vì một sự nghiệp thiêng liêng, giải phóng đất nước khỏi gông xiềng nô lệ: Vì thơ hiển hiện một chân dung nhà thơ cách mạng phong cách riêng: Người chiến sĩ cách mạng thời nay mà phảng phất phong thái người trượng phu ngày trước , như nhà nghiên cứu Hoài Thanh từng nhận xét.

Viết bình luận