Những bài văn hay Lớp 8

Những bài văn hay Lớp 8, tổng hợp những bài văn mẫu hay Lớp 8, hướng dẫn làm văn Lớp 8

Phân tích nhân vật trữ tình trong bài Khi con tu hú của Tố Hữu: "Khi con tu hú gọi bầy... Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Phân tích nhân vật trữ tình trong bài Khi con tu hú của Tố Hữu: Khi con tu hú gọi bầy... Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác năm Tố Hữu mới mười chín tuổi, đang bị thực dân Pháp bắt giam ở Huế. Qua bài thơ, ta thấy nổi bật nhiệt tình yêu đời, khát khao tự do, tinh thần hăng say hoạt động của nhà thơ - một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. Tiếng chim tu hú thức dậy trong lòng chàng trai cả một bài cao sôi động, một ý chí vượt khỏi cảnh ngục tù ngột ngạt khi mùa hè đến. Tiếng chim tu hú ở đây khác nào gọi của cuộc đời, lời thôi thúc của cuộc đấu tranh. Mở đầu bài thơ, ta thấy thiên nhiên đầy sức sống: lúa đương chín, trái cây ngọt dần, nắng đầy sân và trong vườn tiếng ve vang dậy.

Bình giảng Khi con tu hú của Tố Hữu

Bình giảng Khi con tu hú của Tố Hữu

Mùa hè được phác họa và cảm nhận bằng thơ có hương thơm ngào ngạt của lúa xuân đương chín, vị ngọt của trái cây đầu đang làm mật, có tiếng ve râm ran trong các vòm cây rậm rạp, có màu vàng suộm của hạt bắt dưới ánh nắng khô như lửa ở miền Trung, có một bầu trời cao rộng mênh mang trong vắt mà ở đó, những cánh diều lượng bay ... Lời thơ theo thể lục bát uyển chuyển, cả một mùa hè được cô kết lại bằng sáu dòng: Khi con tu hú gọi bầy Lúc chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ...

Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu

Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu

Bài thơ sáng tác vào tháng 7-1939. Khi Tố Hữu bị giam ở nhà lao Thừa Phủ Huế. Lúc này nhà thơ mới 19 tuổi. Ông đến với cách mạng trong tinh thần hiệp sĩ. Cách mạng đồng nghĩa với niềm vui: Bạn đời ơi, vui lắm cả trời hồng Bị giam trong xà lim, tâm hồn nhà thơ như bừng dậy khi nghe tiếng chim tu hú khắc khoải tha thiết của mùa hè: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ...

Cảm nhận của em về bài ca dao: "Cày đồng đang buổi ban trưa... Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần"

Cảm nhận của em về bài ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa... Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Tục ngữ ca dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một chút mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần. Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một việc đồng áng quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao không phải mường tượng

Dù được sáng tạo theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của các nhà văn đầy tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc

Dù được sáng tạo theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của các nhà văn đầy tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc

Từ xa xưa, cảm hứng nhân đạo và cảm hứng yêu nước đã trở thành một đề tài lớn xuyên suốt các tác phẩm văn học. Có thể nói cùng với cảm hứng yêu nước, tinh thần nhân đạo là truyền thống có tính muôn thuở của thi ca cũng như của các nhà văn. Chính vì thế nên dù viết theo khuynh hướng hay trào lưu nào tinh thần nhân đạo vẫn thấm đậm trong từng tác phẩm. Và khi nhận xét về tinh thần nhân đạo trong văn xuôi giai đoạn 1930-1945, có ý kiến cho rằng: Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mãn hay hiện thực, những trang viết của các nhà văn đầy tài năng và tâm huyết đều thắm đượm tinh thần nhân dạo sâu sắc.

Phân tích đoạn thơ sau: "Tiên ngan tóc xõa bên nguồn. Hàng tùng rủ rỉ bên cồn đìu hiu... Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai" (Trích Tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ)

Phân tích đoạn thơ sau: Tiên ngan tóc xõa bên nguồn. Hàng tùng rủ rỉ bên cồn đìu hiu... Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai (Trích Tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ)

Nếu nói đến nền văn học Việt Nam thì không thể không nhắc đến phong trào Thơ mới. Đó là một thời náo nức của thế hệ thanh niên và chiếm một chỗ đứng quan trọng như một cuộc “cách mạng thơ”. Trong số các nhà thơ mới đương thời thì phải nhắc đến Thế Lữ, một nhà thơ với những áng thơ bay bổng và Tiếng Sáo Thiên Thai. Nhưng có lẽ, trong bài thơ ấy thì đoạn thơ: Tiên nga tóc xõa bên nguồn, Hàng tùng rủ rỉ bên cồn đìu hiu; Mây hồng ngừng lại sau đèo, Mình cây nắng nhuộm bóng chiều không đi. Trời cao, xanh ngắt - Ô kìa! Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai.

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm nổi bật cái nhìn người nông dân của Nam Cao

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm nổi bật cái nhìn người nông dân của Nam Cao

Trong giai đoạn 1930 - 1945, có lẽ những tác phẩm văn học hiện thực đạt đến đỉnh cao nhất đã khắc họa thành công hình tượng người nông dân. Trong tác phẩm ấy, Lão Hạc đứng ở một vi trí vô cùng quan trọng và đã gây được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc bởi cách nhìn người nông dân của Nam Cao. Đó là cách nhìn của một con người đồng cảm với nỗi đau khố của người nông dân, gần gũi, yêu thương và nhìn ra những phẩm chất cao quý của họ. Trước hết, ta phải đề cập tới cuộc sống con người của nông dân, cu thể là lão Hạc, nhân vật chính, qua cách nhìn của các tác giả.

Gánh nặng mặc cảm trong đời sống và đời viết của Nam Cao

Gánh nặng mặc cảm trong đời sống và đời viết của Nam Cao

Đã mang mặc cảm vào thân là sống khổ rồi! Những mặc cảm ấy không thôi hành hạ, quấy nhiễu ta. Nhất là khi ta đối diện với một đám đông nào đó, mà trong đám đông ấy người ta cứ đường đường ăn nói như không, bả lả, bồ bã, hiên ngang như những người vai vế, thành đạt thì ... ôi thôi, lúc ấy mặt ta cứ chường ra, da mặt cứ “cồm cộm”, toàn thân nóng hập, mồ hôi rịn ra khắp cả Ta cảm thấy mình lép vế biết chừng nào. Ta bỗng xo ro ít nói, lấy im lặng làm thúc thủ. Người lành tâm bảo: tay ấy hiền. Người độc bụng bao: đích thị là thằng kiêu ngạo ...

Về một hướng tiếp cận tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao

Về một hướng tiếp cận tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Tác phẩm ngắn gọn không đầy 10 trang (sách giáo khoa). Nếu chỉ căn cứ vào cốt truyện - theo cách hiểu cốt truyện là hệ thống những sự kiện, những biến cố có thể kể lại - thì hầu như chẳng có gì đáng kẻ, trừ biến cố cuối cùng: cái chết thảm khốc của lão Hạc. Nếu chỉ căn cứ vào những tình tiết được sắp xếp trên bề mặt (bố cục của tác phẩm) thì cũng khó mà kể lại cho thật rành rọt. Đó chăng qua chỉ là cuộc đối thoại, đối diện giữa hai người hàng xóm láng giềng: ông giáo và lão Hạc; xung quanh những chuyện chẳng có gì hấp dẫn lắm.

Nghệ thuật văn xuôi của truyện ngắn "Lão Hạc"

Nghệ thuật văn xuôi của truyện ngắn Lão Hạc

Phải đến khi truyện Lão Hạc khép lại, ta mới thấy ớn lạnh: thì ra toàn bộ câu chuyện là một cuộc chuẩn bị để chết của một con người! Lão Hạc cứ âm thầm làm nốt những phần việc cuối cùng của một kiếp người để rồi tự sát! Vậy mà cả ông giáo và người đọc đều không hề hay biết. Cái chết của lão là một cú giáng vào thói hồ đồ, hờ hững, cố chấp vẫn cầm tù chúng ta. Khi ta sáng mắt lên hiểu ra tất cả những tính toán lo liệu gàn dở lấn thẩn của lão Hạc, thực chất lại chứa đựng một phẩm chất người nguyên sơ, thuần khiết, cao quý vô ngần, thì đã muộn, đã quá muộn rồi! Bản lĩnh lớn của Nam Cao có lẽ ở đấy.