Về một hướng tiếp cận tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao

Tác phẩm ngắn gọn không đầy 10 trang (sách giáo khoa). Nếu chỉ căn cứ vào cốt truyện - theo cách hiểu cốt truyện là hệ thống những sự kiện, những biến cố có thể kể lại - thì hầu như chẳng có gì đáng kẻ, trừ biến cố cuối cùng: cái chết thảm khốc của lão Hạc.

Nếu chỉ căn cứ vào những tình tiết được sắp xếp trên bề mặt (bố cục của tác phẩm) thì cũng khó mà kể lại cho thật rành rọt. Đó chăng qua chỉ là cuộc đối thoại, đối diện giữa hai người hàng xóm láng giềng: ông giáo và lão Hạc; xung quanh những chuyện chẳng có gì hấp dẫn lắm.

Chí Phèo của Nam Cao

Vậy mà tác phẩm đã chinh phục người đọc bằng một bức tranh nghệ thuật không cưỡng nổi, càng đọc càng thấm thía, xúc động bởi cái hồn nhiên chân thật, bởi cái tình người thấm đượm trong từng chữ, từng câu...
Rõ ràng, hiệu quả thầm mỹ của tác phẩm không phải ở nội dung cốt truyện, ở những tình tiết, sự kiện, biến cố... mà ở cách thức kể chuyện giàu tính nghệ thuật, ở hình thức tổ chức kết cấu (chuyện lồng trong chuyện, lời kể lồng vào lời kể); ở giọng văn biến hóa phong phú: giọng tâm tình, giản dị, mộc mạc, tự nhiên mà giàu chất trữ tình, triết lí; ở ngôn ngữ giàu hình tượng, giàu sắc thái biểu cảm; ở bút pháp nhiều màu sắc: vừa miêu tả vừa biểu hiện, vừa tự sự vừa trừ tình; ở ý nghĩa nhiều tầng nhiều lớp; ở khả năng gợi ra những liên tưởng phong phú nơi người đọc... tóm lại ở vẻ đẹp đa dạng của nghệ thuật biểu hiện, trong đó vai trò người dẫn chuyện xưng “tôi” - nhân vật ông giáo - xuất hiện từ dòng đầu tiên cho đến dòng cuối cùng tác phẩm, giữa một vị trí trung tâm trong việc liên kết các yếu tố nghệ thuật nói trên để tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó có sự xâm nhập dường như không thể tách rời giữa nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện.
Bài viết này không đi sâu trình bày tất cả những biểu hiện nghệ thuật nói trên, mà chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu vai trò người dẫn chuyện xưng •‘tôi" - nhân vật ông giáo - đứng ở bình diện sáng tạo nghệ thuật (thi pháp) xem đó như là sự định hướng để tiếp cận những vẻ đẹp của nghệ thuật tác phẩm (rất tiếc, những người biên soạn sách giáo khoa Văn 8 hầu như đã bỏ qua việc tìm hiểu nhân vật này).

Trước hết cần thấy người dẫn xưng “tôi” là một nhân vật hư cấu. một sáng tạo nghệ thuật. Dù nhân vật này có mang bóng dáng, hình ảnh tác giả, thể hiện cách nhìn,, lí tưởng thẩm mĩ của tác giả thì cũng không nên đồng nhất với tác giả vì làm thế tước bỏ mất phần sáng tạo đặc sắc của nhà văn.

Xây dựng nhân vật xưng “tôi” - ông giáo - vừa là người dẫn chuyện, đôi thoại với bạn đọc vừa là một nhân vật sống thực, có số phận, tâm tư, nỗi niềm... đang tham dự, chia sẻ, chứng kiến đối thoại với các nhân vật trong chuyện: khi thì hòa nhập hẳn vào những nhân vật, vào những biến cố của câu chuyện; khi thì như tách ra để một mình độc thoại nội tâm, bình luận triết lí hay hoài niệm... đó là một thủ pháp nghệ thuật của nhà văn vừa tạo nên một giọng điệu độc đáo, biến hóa phong phú, vừa làm cho nội dung câu chuyện như được mở ra chứ không phải chỉ đóng khung trong phạm vi không gian và thời gian hạn hẹp của cốt truyện. Do vậy nội dung của tác phẩm cũng không chỉ bó hẹp ở số phận bi thảm của người nông dân, giá trị nhân đạo không chỉ ở thái độ thương xót, cảm thông hay trân trọng mà có ý nghĩa sâu rộng hơn nhiều.

Bởi vì qua sự tiếp nhận từ nhiều yếu tố: lời lẽ, giọng điệu... của ngôn ngữ người kể chuyện, Lão Hạc đâu chỉ là câu chuyện về số phận bi thảm của cha con lão Hạc (và “cậu Vàng"). Đó còn là câu chuyện ông giáo tự kể về chính mình với bao nhiêu nỗi niềm, tâm sự, bao khát khao và sụp đổ... qua giọng kể chất chứa bao tiếc nối xót xa, tác phẩm ám ảnh chúng ta về số phận chung bế tắc của tầng lớp trí thức trong xã hội đương thời.

Ngoài ra, sự xuất hiện của nhân vật xưng “tôi” cùng một lúc đóng 2 vai trò: vai trò người dẫn chuyện đang đối thoại với độc giả - nhiều khi dưới hình thức độc thoại nội tâm - và vai trò của một nhân vật cùng tham dự vào những biến cố của câu chuyện, đối thoại trực tiếp với các nhân vật, góp phần gây ấn tượng về một câu chuyện như thật người đọc có cảm giác như câu chuyện không phải xảy ra ở trong quá khứ mà như đang biễn biến, đang xảy ra, đang chia sẻ, cùng hồi hộp như nhau. Chính nhân vật xưng “tôi” cùng
như bạn đọc đều “không hề biết” câu chuyện về lão Hạc kết thúc ra sao. Bằng chứng là chính người kể xưng “tôi” cũng không hơn gì người đọc đều liên tiếp bị hai cú “sốc” bất ngờ cuối tác phẩm.

ở đây nhân vật người kể chuyện đã đóng vai trò liền tác giá, nhân vật và độc giả. Khoảng cách giữa tác giả và người đọc được rút ngắn lại hầu như bằng không. Tác giả, nhân vật và người đọc gần như có mối quan hệ bình đẳng. Đó là dấu hiệu của một ngòi bút hiện đại ít thấy trong văn học đương thời. Có thể xem đây cũng là một trong những đóng góp của Nam Cao về mặt thi pháp.

Để thấy rõ hơn vai trò của nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm, hãy thứ giả thiết rằng không có sự hiện diện của nhân vật ấy! Hoặc giả, chỉ cần tước đi một vài cử chỉ, một vài câu nói, một số dòng triết lí hay độc thoại nội tâm của nhân vật này. Chẳng hạn:

- Hãy thử bỏ đi một vài cử chỉ ân cần, vài suy nghĩ của ông giáo trước nỗi đau của lão Hạc: Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa...

- Và hãy giả thiết không có những đoạn văn như sau (hầu như nằm ngoài hệ thống của cốt truyện): Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận...

- Và thử bỏ luôn cả những bổ ngữ, những thán từ Lão Hạc ơi!... Hỡi ơi lão Hạc!...” mà bao lần ông giáo không sao kìm giữ nổi trong trái tim mình... thì chắc chỉ còn trơ lại cái cốt truyện đơn giản khô khan, đâu còn tác phẩm Lão Hạc phong phú, biến hóa, xúc động, hấp dẫn như đã nói. Những cử chỉ, lời nói, nhưng dòng suy tư triết lí trên (nằm ngoài hệ thống sự kiện, biến cố của cốt truyện) không những chỉ hấp dẫn về văn phong ngữ điệu... mà còn là những câu văn chan chứa xúc cảm, xót xa mà nồng ấm... có khả năng nối liền mãi mãi tác phẩm với người đọc bởi chúng nói về cái tình người muôn thuở, về cách ứng xử đầy nhân ái giữa những con người... Những dòng suy tư triết lí mà ông giáo nghĩ về “thị” đâu chỉ là để nói về vợ mình. Đó còn là chuyện của người đời, hầu như ai đọc cũng dường như cảm thấy bản thân mình trong đó. Đó là những triết lí nhân vân sâu sắc mà tác giả muốn qua nhân vật ông giáo gửi tới người đọc với cái nhìn soi tỏ, chiếu rọi để người đọc tự tìm ra cách ứng xử nhân văn nhất với những người sống ở quanh ta.

Nội dung nhân vật toát ra trong từng câu từng chữ, từ lời kể, âm điệu, từ những suy tư trăn trở, tự vấn lương tâm... của nhân vật ông giáo khiến cho câu chuyện bi thảm mà chan chứa tình người, góp phần xoa dịu nỗi đau của con người, có khả năng kích thích cái phần cao quý đẹp đẽ tiềm ẩn trong con người. Nội dung-tư tưởng, hiệu quá thẩm mĩ của Lão Hạc vượt ra ngoài phạm vi cốt truyện để gợi ra những liên tưởng phong phú nhiều tầng ý nghĩa là thế.

Do vậy, giảng tác phẩm Lão Hạc mà bỏ qua nhân vật ông giáo, không phải chỉ là lu mờ màu sắc phong phú của nghệ thuật biểu hiện mà còn làm nghèo đi biết bao những giá trị tư tưởng mà tác phẩm có thể gợi ra trong thế giới tâm hồn của người đọc.

Cuối cùng, không thể không nói tới một hướng tìm hiểu từ bình diện ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là “yêu tố thứ nhất” tạo thành tác phẩm. Đó có nhiều công trình phân tích tỉ mỉ biệt tài của Nam Cao trong việc chọn lựa những từ rất đắt để miêu tả ngoại hình hay biểu hiện chiều sâu nội tâm nhân vật.

Ở đây chỉ nói thêm đôi điều về ngôn ngữ người kể chuyện có liên quan đến hướng tiếp cận đang nói.
Chính việc ông giáo cùng lúc đóng nhiều vai trò đã góp phần không nhỏ tạo nên màu sắc đa dạng về ngôn ngữ biểu hiện.

Chúng ta thấy, khi ông giáo thâm nhập thực sự vào câu chuyện trong tự cách là người hàng xóm láng giềng đối diện và đối thoại trực tiếp với lão Hạc... nhà văn sử dụng ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, tự nhiên gần với lời nói thường, đúng là một thứ ngôn ngữ nhân vật đích thực.

Khi ông giáo quay về với chính mình, độc thoại nội tâm, hoài niệm hay triết lí... nhà văn sử dụng một thứ ngôn ngữ khác trau chuốt, ngân nga sâu lắng, bay bổng... Ở đây, văn miêu tả kết hợp với văn biểu hiện; phương thức tự sự hòa quyện nhuần nhuyễn với phương thức trữ tình... sự kết hợp nhuần nhị giữa những phong cách ngôn ngữ và những phương thức diễn tả khác nhau là một trong những nét tạo nên bản sắc riêng biệt của bút pháp và phong cách Nam Cao được biểu hiện khá rõ nét ở Lão Hạc. Phong cách ấy tự nó có sức mạnh lôi cuốn. Tự nó cũng gây được khoái cẳm thẩm mĩ nơi người đọc.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý thêm: Tác phẩm có tựa- đề Lão Hạc. Thông thường, từ lão được sử dụng như một đại từ nhân xung ngôi thứ 2 hoặc thứ 3 để chỉ một đối tượng bị coi thường, khinh rẻ.

Vậy tại sao Nam Cao lại dùng lão để gọi một con người có nhân cách cao quý, đẹp đẽ? Trường hợp này khiến ta liên tưởng tới hàng loạt từ xưng hô có ý nghĩa tương tự. Những y, những hắn, những thị mà ta thường gặp trong rất nhiều tác phẩm quen thuộc của Nam Cao. Hiệu quả thẩm mĩ cũng có thể nẩy sinh từ chính sự tương phản này.

Trong tác phẩm, từ lão lại được sử dụng với nhiều màu sắc khác nhau: khi đóng vai trò người kể chuyện, đối thoại với bạn đọc ông giáo dùng lão hoặc lão Hạc. Trong phần lớn những trường hợp này, từ lão được dùng ở vị trí đại từ nhân xưng ngôi thứ 3. Nhưng có nhiều khi, người kể chuyện (ông giáo) hòa nhập hẳn vào nhân vật lão Hạc thì từ lão mang hai màu sắc: màu sắc của đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 (nếu hiểu ông giáo kể với độc giả về lão Hạc) và màu sắc của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (nếu hiểu lão Hạc đang kể với ông giáo và độc giả về chính bản thân mình).

Chẳng hạn, như trong đoạn văn sau: Những buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó. Lão bảo nó thế này:

- Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm. Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!

Con chó vẫn hếch mõm lên nhìn, chẳng lộ một vẻ gì; lão lừ mắt nhìn trừng trừng vào mắt nó...

Ở đoạn văn trên (và nhiều đoạn khác trong tác phẩm) người ta bắt gặp giọng kể của chính nhân vật lão Hạc (với màu sắc riêng không trộn lẫn vào đâu được) nhập hẳn vào văn mạch của người kể chuyện khiến cho người đọc như được nghe hai giọng kể trong cùng một lúc. Đặt vào ngữ cảnh cụ thể, ta dễ dàng nhận ra màu sắc trung tính để gia tăng tính khách quan cho việc miêu tả tính cách lão Hạc của từ xưng hô ngôi thứ ba được vận dụng ở đây. Trong trường hợp này, từ lão không mang ý nghĩa bị coi thường hay khinh rẻ. Có chăng, là sự tự coi thường, theo một kiểu nào đấy.

Mặt khác, ta lại thấy, trong suốt tác phẩm, khi đối thoại trực tiếp với Hạc, không bao giờ ông giáo gọi bằng lão, bao giờ ông giáo cũng gọi cụ một cách kính cẩn. Ở cuối tác phẩm, khi tưởng tượng cuộc gặp gỡ người con trai của lão Hạc, ông giáo gọi lão Hạc bằng ông cụ một cách vô cùng trân trọng.

Tại sao có sự chuyển hóa như thế trong việc sử dụng các loại từ nhân xưng? Có lẽ cũng khó lí giải một cách thỏa đáng những màu sắc biểu cảm khác nhau trong những trường hợp khác nhau như thế?

Nam Cao

Phải chăng là ở đây có sự “phân thân” ngay trong nhân vật ông giáo? Là một nhân vật hư cấu, đóng nhiều vai trò trong cùng một lúc, nhà văn có thế “đặt” nhân vật của mình không phải chỉ ở một “điểm nhìn” mà nhiều “điểm nhìn” khác nhau. Như thế sự chuvển dịch những “điểm nhìn” (có thế hiểu điểm nhìn vừa là chỗ đứng trong không gian thời gian, vừa là thái độ tình cảm, quan điểm đánh giá v.v... sẽ kéo theo sự biến hóa về giọng điệu, thái đô tình cảm cách sử dụng những đại từ... Nhà văn có thể tập hợp trong nhân vật ông giáo không chỉ một mà nhiều thái độ đối với nhân vật lão Hạc: của tác giả của độc giả. Của người đời, của các nhân vât khác (kể cả “thi”, cả Binh Tư...). Tuy nhiên, dù ông giáo có “đóng kịch”, có cố tình tỏ ra khách quan có dùng đại từ VỚI nhiều màu sắc, có dùng giọng kể nhiều biến hoa, người đọc vẫn nhận ra một “giọng điệu” chính có ý nghĩa chi phối: giọng thông cảm xót xa, giọng ân cần an ủi, giọng nâng niu trân trọng... va qua giọng điệu này, người đọc bắt gặp thái độ tình cảm, lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Đó cũng là “điểm nhìn” mà nhà văn mong muốn tìm thấy tiếng nói tri âm, tri kỉ nơi người đọc. Và với một điểm nhìn có ý nghĩa soi sáng, chiếu rọi như thế, nhân vật lão Hạc không còn là một kẻ thấp kém, tầm thường, mà là một nhân cách cao quý. Từ lão đi vào tác phẩm, qua bàn tay sáng tạo của nghệ sĩ ngôn từ đã không còn mang cái nghĩa thông thường vốn có. Nó đã được “chuyển nghĩa” theo những cách thức riêng góp phần bộc lộ một thái độ, một cách nhìn, một quan điểm đánh giá mang nội dung nhân văn rỏ nét: đó là thái dộ trân trọng đối với những con người vốn bị người đời rẻ khinh trong xã hội cũ.

Đó cùng là lời nhắn gởi tha thiết của nhà văn tới bạn đoc: Hãy quên đi nỗi đau chính mình để chia sẻ nỗi đau người khác: Hãy biết sống một cách nhân ái, vị tha, xứng đáng với con người... Biết cảm thương chia sẻ với người khác, sẽ vơi bớt nỗi đau chính mình.

Lẽ đương nhiên, trong sự tiếp nhận đa dạng của thế giới bạn đọc. không phải ai cũng cảm thụ giống nhau. Điều đó còn phụ thuộc vào thế giới tâm hồn, thị hiếu thẩm mĩ, thái độ xã hội, đặc điểm tâm lí lứa tuổi... Nhưng cũng phụ thuộc vào những màu sắc “đa âm” mà tác phẩm có khả năng mang lại. Lão Hạc là một tác phẩm có khả năng như thế, trong đó vai trò người dẫn chuyện xưng tôi với lời kể, giọng kể, (nghệ thuật kể nói chung) đã góp một phần không nhỏ.

Viết bình luận