Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

Phan Bội Châu là một người anh hùng yêu nước, văn thơ ông là lời tự bạch của người anh hùng nóng bỏng nhiệt huyết sẵn sàng xả thân vì nước. Trong Ngục trung thư (Thư trong tù) ông viết: Tôi được trời phú cho bầu máu nóng cũng không đến nỗi ít. Lúc còn bé đọc sách của cha tôi, mỗi khi đến những chỗ nói người xưa chịu chết để thành đạo nhân, nước mắt lại nhỏ xuống ướt đẫm cả giấy. Ông Trương Định vì Nam kì mà tuần tiết, ông Nguyễn Tri Phương vì Hà Nội mà tuẫn tiết. Những chuyện đó tôi thường bàn đến, lại nắm tay đấm ngực, xấu hổ phải lui sau hai ông. Một cậu bé mà chí khí anh hùng như vậy thật là ít có!

Bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác này Phan Bội Châu làm vào hôm đầu tiên bị bắt vào ngục cùng với ông Mai Lão Bang, ngày 19 - 1 - 1914. Trước đó An-be-Xa-rô toàn quyền Đông Dương đã sang đề nghị chính phủ Quảng Đông bắt Phan Bội Châu trao cho quân Pháp, và tòa án Pháp ở Đông Dương đã xử tử vắng mặt Phan Bội Châu. Theo âm mưu đó, đô đốc Quảng Đông là Long Tế Quang đã cho bắt Phan Bội Châu và giam vào ngục tử tù. Sở dĩ Quang chưa trao cho lãnh sự Pháp ở Quảng Châu là vì còn muốn dùng Phan để làm món hàng mặc cả để đưa quân của Quang đi theo đường sắt Hà Nội - Vân Nam lên đánh Vân Nam. Sự việc không thành, đến năm 1916, Quang thất thế bỏ chạy, Phan Bội Châu mới may mắn thoát chết.

Vào nhà ngục Quảng Đông 2

Những sự việc này về sau mọi người mới biết, còn khi làm bài thơ này Phan đã tự cảm thấy tính chất nghiêm trọng của nó. Những điều đó Phan sẽ viết trong Ngục trung thư.

Đêm đầu tiên vào ngục, Phan làm một bài thơ an ủi Mai Lão Bang, bằng chữ Hán, còn với mình thì ông làm hai bài thơ Nôm. Bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác này là bài thứ nhất. Làm xong hai bài thơ, tôi ngâm nga lớn tiếng rồi cứ cười, vang động cả bốn vách, hầu như không biết thân mình đang bị nhốt trong ngục (Ngục trung thư), ở trong nhà giam có lúc vận động được chén rưựu ngon thi coi là hạnh phúc không còn gì hơn; món nhắm rượu rất ngon là món văn từ trong bụng đem ra ngâm ngay để đánh chén ‘Phan Bội Cháu niên biểu). Thái độ lớn tiếng ngâm thơ, ngân nga đánh chén trong tù cùng thể hiện phong thái hiên ngang của nhà cách mạng.

Đây là bài thơ tỏ chí khí, khẳng định chí hướng, lí tưởng của mình. Câu vào bài rất tự nhiên, pha chút tự hào, đùa tếu, biểu hiện ngay thái độ coi thường hiểm nguy tinh thần không nao núng của tác giả:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.

“Hào kiệt” là keẻ tài trí hơn người. Sách Hoài Nam Tử xưa nói trong hơn vạn người gọi là anh, trí hơn nghìn người gọi là tuấn, “trí hơn trăm người gọi là hào, trí hơn mười người gọi là kiệt. “Phong lưu” vừa có nghĩa là có thái độ đàng hoàng, có phong độ, vừa có nghĩa là anh hùng, tuấn kiệt. Câu đầu tiên có nghĩa là hoàn cảnh có thay đối, nhưng phong độ anh hùng, tư thái phong lưu không thay đổi:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

Tác giả coi việc vào tù như một chỗ dừng chân. Câu thứ hai có dị bản: Ngục trung thư chép: Chạy mỏi chân rồi hãy ở tù. Thiết nghĩ, theo Từ điển Tiếng Việt “hãy” là một từ biểu thị tính chất tạm thời của một việc làm, dùng từ “hãy” hợp hơn. Còn “hẵng”, cũng theo từ điển trên, là “Từ biểu thị ý thuyết phục nên làm hoặc chấp nhận việc gì đó trước, còn tiếp đến những gì thì sau sẽ hay” có ý tiêu cực hơn. Bản chép trong SGK giống như bản Hợp tuyền thơ văn Việt Nam 1858 - 1930 (NXB Văn hóa, H. 1963) nhưng sách này lại ghi là theo Phan Bội Châu niên biểu (NXB Văn sử Địa, H. 1957) mà theo bản này thì phải chép là “hãy” (xem tr.168). Xin ghi lại để xét thêm sau.

Không phải là Phan Bội Châu đã thấy mỏi chân, mà là giả định như một cuộc dừng chân Sau chặng đường dài mỏi mệt, coi như một việc bình thường trong cuộc sống. Đó là cách biến việc nghiêm trọng thành việc bình thường của nhà cách mạng để tự động viên, an ủi!

Hai câu tiếp theo tự nói về cảm nhận thân thế của mình:

Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.

Người Trung Quôc có câu thành ngữ Tứ hải vi gia, nghĩa là xem bốn biển là nhà, chỉ hạng người phiêu bạt lênh đênh vô định, nơi nào cũng coi được là nhà. Tình trạng Phan Bội Châu còn bi đát hơn: ông đã bỏ nhà xuất dương hoạt động, làm khách không nhà bốn biển - nơi nào cũng là xa lạ, không có được chỗ dựa, cực tả nổi phiêu bạt lênh đênh. Người có tội là người bị theo dõi, truy nã ráo riết: nơi nào cũng có nguy cơ bắt bớ, không nơi nào được yên ổn.

Đem hai câu này đối chiếu với hai câu trước mới thấy hết cái khí phách anh hùng của tác giả: dù hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt vẫn giữ vững chí khí, tác phong hào kiệt. Trở nên là bốn câu thơ nói về thân thể: làm người anh hùng hoạt động quốc tế, vô gia cư, bị truy nã, chạy mỏi chân thì tạm ở tù.

Bốn câu còn lại của bài thơ nói về sự nghiệp:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

Kinh tế đây là kinh bang tế thế, tức trị quốc an dân, cứu đời, cứu vãn thời cuộc, chứ không phải kinh tế theo nghĩa hiện nay là hoạt động làm ra của cải vật chất như sản xuất, kinh doanh. Đáng chú ý là hình ảnh vật thể hóa một khái niệm trừu tượng: bồ kinh tế. Bồ là bồ đựng làm bằng tre, nứa. Người ta dùng bồ đựng thóc, mà cũng đựng sách vở. Có người gọi là “bồ chữ”, “bồ văn chương” để chỉ lượng kiến thức về mặt đó. Ở đây “bồ kinh tế” có nghĩa là sự nghiệp cứu nước cứu dân. Dang tay ôm chặt lấy sự nghiệp đó, dù khó khăn cũng không buông tay. Hai chữ ôm chặt thật kiên quyết, mạnh mẽ.

Vào nhà ngục Quảng Đông

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Một hình ảnh lạc quan về thắng lợi của cuộc cách mạng. Một oán thì dù do giặc Pháp gây nên sẽ được hóa giải. Hai chữ “cười tan” thật khoáng đạt.

Bài thơ kết lại bằng những lời thật thiết thực, trầm tĩnh:

Thân ấy hãy còn còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!

Chủ đề bài thơ khép lại trọn vẹn: coi thường hiểm nguy, kiên trì cách mạng, tin tưởng tương lai của sự nghiệp.

Đây là bài thơ có giọng đùa vui, dùng nhiều khẩu ngữ và ngoa ngữ. Giọng khẩu ngữ chiếm ưu thế trong hai câu 1, 2, 7, 8. Ngoa ngữ dùng trong câu 1, 2, 5, 6. Hai câu 3, 4 đầy giọng cảm khoái, chua chát. Tiếng cười tếu nhộn làm cho tác giá đứng vượt lên trên tình thế lúc bấy giờ vốn rất là bi đát. Nhưng tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh - chỉ những ai tin vào sức mình, coi thường hiểm nguy thì mới có thể cười lúc khó khăn. Những câu ngoa ngữ thực chất là câu “nói trạng” (tức là nói quá lời một cách có ý thức nhằm gây ấn tượng hóm hĩnh, dí dỏm) gợi một nụ cười nhẹ nhàng. Mấy câu 1, 2, 5, 6 có tác dụng như vậy. Bị bắt vào tù biệt giam, xích xiềng cẩn mật mà còn nói: vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu. Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù rõ ràng là lời ngoa ngữ “nói trạng” chứ còn gì nữa. Đúng là tình huống đáng khóc mà tác giá cứ cười át đi.

Lời khẩu ngữ rất phù hợp với giọng đùa vui với chính mình:

vẫn là ... vẫn, chạy mỏi chân thì hẵng ... Thân ấy hãy còn, còn..., Bao nhiêu... sợ gì đâu

Giọng khẩu khí anh hùng vẫn là giọng truyền thống, nhưng ý vị đã là ý vị hiện đại. Chẳng hạn bài Con cóc, Thằng bù nhìn của Lê Thánh Tông mang tính chất khẩu khí một cách trang nghiêm, nhưng ở bài này của Phan Bội Châu, trong trang nghiêm đã pha tếu nhộn, hóm hỉnh.

Giọng cảm khái bi thiết mới là giọng đặc trưng của Phan Bội Châu, trong bài này chỉ thể hiện ở câu 3, 4. Ông dùng giọng này để khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc, và biểu hiện tình cảm xót thương mình.
Tóm lại. Cảm xúc vào nhà ngục Quảng Đông là một bài thơ thể hiện khí khách ung dung, hiên ngang của tác giả với một giọng điệu phong phú, gợi cảm. Vần thơ ở đây chính là con người.

Viết bình luận