Đọc bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen... gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, ta không khỏi liên tưởng đến nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Mặc dù sống trong xã hội đen tối, nhưng lão vẫn giữ vững phầm chất tốt đẹp của mình

Em hãy phân tích nhân vật ấy.

BÀI LÀM

Lão Hạc là một trong, những truyện ngăn thấm thía giá trị nhân văn của Nam Cao. Câu chuyện ghi lại hình ảnh khó quên về người nông dân của một thời đen tối. Nhân vật sống giữa bùn nhơ ấy giữ được hương sen thơm đẹp của mình, đã đọng lại trong em nhiều chi tiết xúc động.

Số phận lão Hạc thật không may. Vợ chết sớm, con trai phải bỏ làng đi làm phu cao su. Tuổi già, sức yếu, lão chỉ thui thủi một mình: luôn thương nhớ đứa con trai mình chỉ vì nghèo khổ quá, không lấy được vợ, đã bỏ đi phu. Cô quạnh một thân, lão Hạc phải quần quật kiếm sống, ốm đau không người chăm sóc.

Nhà văn Kim Lân

Lão luôn mong mỏi đùm bọc gầy dựng cho con. Lão đau lòng khi nhớ lại lời con nói: “Không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm”. Vì thế, lão quyết tâm gom góp, dành dụm tiền cưới vợ cho con. Đến cả con chó, mặc dầu phải nuôi ăn tốn kém, nhưng lão vẫn không muôn bán. Ngoài ý để cho con, lão còn coi nó là bầu bạn. Cho nên ta thấy lão đã gọi là “cậu Vàng”. Lão bắt rận cho nó, ăn gì cũng chia cho nó cùng ăn, chửi yêu nó như với một đứa cháu bé. Những lời tâm sự, chuyện trò với chó của lão Hạc, thể hiện cả một nỗi lòng thương con, cũng như tình cảm với con vật. Lão nói với chó cũng chính là trò chuyện với con: Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu vàng? bố cậu lâu lắm không có thư về. bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... hơn ba năm... có đến ngót bốn năm... không biết cuối năm nay bố cậu có về không?

Lão nói chuyện với con chó hay đang tự hỏi mình? Lão đợi chờ, hi vọng và vì tình thương sâu sắc ấy, lão hi sinh tất cả, cam chịu đói khát, thậm chí tự kết thúc đời mình, dành tất cả mảnh vườn và số tiền bòn góp được cho con. Đẹp và cảm động biết bao tình cha con của lão.

Không chỉ đối với con như ta đã thấy, đối với con chó, lão cũng sống đầy tình nghĩa. Lão chửi yêu nó rồi an ủi nó, âu yếm thân thiết như với một con người. Không chỉ thế, nhân cách lão Hạc còn sáng ngời phẩm chất tự trọng và trung thực. Lão cảm thấy day dứt khi phải bán “cậu Vàng”. Lão cảm thấy xấu hổ, đến nỗi khóc vì trót lừa một con chó. Lão tự dằn vặt và trách mắng bản thân già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó.

Trong đầm không gì đẹp bằng sen

Cũng chính vì lòng tự trọng ấy, không muốn phiền lụy mọi người, lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, đã không theo gót Binh Tư đánh bả chó mà ăn. Lão đành nhận lấy cái chết dữ dội đầy đau đớn, để khỏi đánh mất nhân phẩm, khỏi phải giết đi lòng tự trọng của mình.

Qua tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã vẽ được chân dung sáng ngời của một cánh sen trong bùn: cùng với niềm cảm thương sâu sắc với những con người thấp cổ bé họng, chịu nhiều đắng cay. Tác phẩm đã khép lại, nhưng trong lòng tôi vẫn còn nhói lên nỗi đau đồng thời vằng vặc vầng sáng nhân phẩm lão Hạc. Tôi chợt nhớ đến con cò trong bài ca dao ngày trước: thà chết nước trong chứ không nỡ để đau lòng cò con. Phải chi có ai đó cứu vớt cuộc đời lão Hạc?

Viết bình luận