Thuyết minh về một món ăn mẹ làm

Nếu như ở miền Bắc, vào dịp cúng giỗ, mâm cúng phải có bốn món cơ bản: giò, nem, ninh, mọc thì ở Nam Bộ bốn món chủ lực ấy hóa thành hầm, luộc (gòi) xào, kho. Gia đình nào giàu thì thêm bì cuốn, chả giò, thịt heo quay, lẩu chua ngọt, bánh mì cà ri, vịt tiềm. Đám giỗ thường ít ăn hết nhưng điều này với người miền Tây không quan trọng, mà quan trọng là thỉnh thoảng có dịp gặp nhau nói chuyện ruộng nương, đất đai thân mật; hâm nóng lại tình cảm bà con láng giềng, bằng hữu. Vì thế mỗi lần đám giỗ mẹ bạn tôi chu đáo lo chuẩn bị các món trước cả ba bốn ngày.

Món ăn của mẹ

Những lần ăn đám giỗ nhà bạn, tôi chú ý trên bàn thờ luôn có một đĩa ba khía trộn chanh, tỏi, một đĩa ba khía xào đỏ au để nguyên không bưng xuống. Một lần tôi không dằn được tò mò hỏi bạn. Hóa ra mẹ của anh ngày xưa rất mê món ba khía: Hôm nào không có ba khía hầu như bà ăn cơn rất ít, đến độ khi bà đau cho bà ăn bà khía lập tức hết bệnh. Vì thế năm nào đám giỗ bà, con cháu cùng không quên đĩa ba khía trên bàn thờ.

Dường như ở mỗi gia đình đều có những kỉ niệm thiêng liêng, không nhà nào giống nhà nào.

Từ lúc còn là đứa trẻ bú mớm vú mẹ, tới lúc được nhai cơm cho ăn; sau này lớn lên hình như mẹ thích ăn gì, con cái cùng thích món đó dù mặn, dù lạt. Trở lại với anh bạn tôi, mẹ anh thích món ba khía nên gia đình anh cũng thường ăn ba khía. Tới lượt đứa con lên Sài Gòn học, hai vợ chồng lo lắng không biết rằng thằng nhỏ ở kí túc xá nấu nướng ra làm sao. Rồi khi đi thăm con, họ bật cười: bởi tiền cha mẹ cho không đủ tiêu dùng, thằng bé ung dung ăn cơm với ba khía. Và nhờ món ăn mộc mạc của bà nội, đứa bé nhà quê ngày nào hôm nay đã trở thành kĩ sư ngành dầu khí.

Món ăn đạm bạc

Viết bình luận