Bình giảng Khi con tu hú của Tố Hữu

Mùa hè được phác họa và cảm nhận bằng thơ có hương thơm ngào ngạt của lúa xuân đương chín, vị ngọt của trái cây đầu đang làm mật, có tiếng ve râm ran trong các vòm cây rậm rạp, có màu vàng suộm của hạt bắt dưới ánh nắng khô như lửa ở miền Trung, có một bầu trời cao rộng mênh mang trong vắt mà ở đó, những cánh diều lượng bay ... Lời thơ theo thể lục bát uyển chuyển, cả một mùa hè được cô kết lại bằng sáu dòng:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúc chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ...

Tâm tư trong tù

Quả là mùa hè tràn nhựa sống, đầy hương vị, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh. Nhà thơ chắc phải là gắn bó máu thịt với cuộc đời, phái từng sống hết mình với thiên nhiên mới có thể tạo ra những hình ảnh, những chi tiết sống động như vậy?

Nhưng, không hẳn chỉ là như vậy. Điều đáng nói thêm ở đây là, thi tứ về hương sắc ngày hè đang được khơi gợi từ một âm thanh: tiếng con tu hú gọi bầy. Đúng là tất cả dường như sống lại, dậy bèn lòng, từ cái lúc người tù, thi sĩ nghe tiếng chim tu hú tìm bạn. Cái khoảng khắc ấy chính là khoảng khắc thần diệu nảy sinh mọi nỗi niềm. Người tù nhận thức lại một cách đau đớn về cảnh ngộ trớ trêu của mình giữa bốn tường vôi, tối tăm, ngột ngạt, cô đơn ở ngoài kia sự sống đang đơm hoa kết trái, ở ngoài kia là bầu trời tự do, ở ngoài kia. vui sướng biết bao nhiêu ... Bởi vì vậy, cánh đồng lúa chín ấy và bầu trời cao xanh vời vợi kia, vườn cây đầy tiếng ve ngân nga ấy với tiếng réo rắt của đôi con diều sáo kia ... thực ra, chỉ là những hồi ức, chỉ còn là những kỷ niệm về những người ngày anh còn tự do hoạt động cách mạng cùng bạn bè đồng đội trên quê hương mình. Mùa hè ấy chỉ là trong tâm tưởng. Nó chất chứa một điều gì bức bối đến tột cùng, đến mức muốn được tháo cũi sổ lồng muốn được đập phá tất cả đế tự giải thoát, để được hòa vào thiên nhiên, vào cuộc đời, để được làm chủ mình, được sống hết mình cho cách mạng:

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi

Câu thơ chân thành như một lời bộc bạch. Nó thể hiện chân thực trạng thái ngột ngạt, nỗi uất hận vì bị cầm tù, thái độ phản ứng gay gắt với cảnh ngộ ... của nhà thơ. Vì vậy, nó tạo nên sự đồng cảm, sẻ chia rất tự nhiên trong lòng người đọc.

Nhớ lại khoảng mấy tháng trước đó thôi, tháng tư năm 1939, người thanh niên học sinh Tố Hữu đang hoạt động sôi nổi trong phong trào cách mạng ở quê hương xứ Huế thì bị giặt Pháp bắt giam. Những ngày đầu trong ngục tù, người cách mạng trẻ tuổi ấy đã giải bày lòng mình qua lời thơ da diết:

Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức ...
(Tâm tư trong tù)

Trong cảnh thân tù, người cộng sản trẻ tuổi ấy đã tìm được một cách để tiếp tục gắn bó với cuộc sống qua cái “kênh” âm thanh: tai mở rộng và lắng nghe tiếng đời lăn náo nức.

Trở lại với bài thờ này, rõ ràng là nhà thơ không những chỉ nghe được tiếng đời lăn náo nức mà còn thấy được, cảm nhận được nó bằng mọi giác quan mà tạo hóa đã ban cho. Thử hình dung mà xem, ở cái tuồi 19 đang sôi trào nhiệt huyết cách mạng mà bị bắt giam, lần đầu tiên bị cắt đứt với cuộc sống tự do, với bạn bè đồng chí! Quả thật, bởi vì sớm được giác ngộ lí tưởng cộng sản, nhà thơ, chiến sĩ mới có thể làm chủ được bản thân, vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt mà tự nuôi dưỡng tinh thần tranh đấu. Thiết nghĩ, đấy cùng là một cách để tự giải phóng mình khỏi xiềng xích của quân thù, điều mà chính Bác Hồ sau này cùng tâm đắc khi rơi vào cảnh ngộ tương tự:

Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
(Hồ Chí Minh - Nhật ký trong tù)

Tu hú

Tinh thần ấy, ý chí ấy hàm ẩn trong nỗi khắc khoải, vật vã, day dứt cả về thể xác lẫn tâm hồn, khi nghe tiếng “con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” quả là đáng cảm động và trân trọng.

Câu thơ cuối bài khép lại một góc “tâm tư trong tù” của nhà thơ cộng sản Tố Hữu nhưng chắc là vẫn khơi gợi những ý tưởng mới mẻ, sâu xa trong lòng nhiều thế hệ người đọc.

Viết bình luận