Phân tích đoạn thơ sau: "Tiên ngan tóc xõa bên nguồn. Hàng tùng rủ rỉ bên cồn đìu hiu... Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai" (Trích Tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ)
Nếu nói đến nền văn học Việt Nam thì không thể không nhắc đến phong trào Thơ mới. Đó là một thời náo nức của thế hệ thanh niên và chiếm một chỗ đứng quan trọng như một cuộc “cách mạng thơ”. Trong số các nhà thơ mới đương thời thì phải nhắc đến Thế Lữ, một nhà thơ với những áng thơ bay bổng và Tiếng Sáo Thiên Thai. Nhưng có lẽ, trong bài thơ ấy thì đoạn thơ:
Tiên nga tóc xõa bên nguồn,
Hàng tùng rủ rỉ bên cồn đìu hiu;
Mây hồng ngừng lại sau đèo,
Mình cây nắng nhuộm bóng chiều không đi.
Trời cao, xanh ngắt - Ô kìa!
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai.
là thành công nhất bởi lẽ cảnh không chỉ đẹp, gợi cảm mà ngôn ngữ thơ cũng mang một phong cách tiêu biểu cho cả một phong trào Thơ mới. Thật vậy, cả đoạn thơ là một bức tranh phong cảnh hữu tình. Bức tranh ấy có màu sắc, âm thanh hài hòa và toát lên vẻ đẹp như ở cõi tiên. Ngay ở đầu đoạn thơ hình ảnh “Tiên nga xõa tóc bên nguồn, Hàng tùng rủ rỉ bên cồn đìu hiu” thật đẹp yà thơ mộng. Con người hiện lên trong phong cảnh như “nàng tiên tóc xõa”. Có lẽ đó là một cô thôn nữ đang hái hoa bên dòng suối, mái tóc óng ả bay bay, nhưng nghe chữ “tiên nga” ta như cảm nhận được cả sự trong trắng vô ngần của cô thiếu nữ. Và đây cũng là cây tùng nhưng đâu phải là người quân tử “Sức lung mới biết tùng bách cứng” như trong thơ cổ mà lại là tùng “rủ rỉ, đìu hiu”. Nghe mà mềm mại, gợi cảm biết mấy. Hàng tùng hiện lên trong bức tranh làm nên màu xanh tươi thắm mà vẫn hòa cùng nét mềm mại của tranh. Âm điệu của câu thơ như tiếng hát thì thầm, làm trong ta gợi lên câu thơ:
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây
(Hàn Mặc Tử - Mùa xuân chín)
Có lẽ, tùng rủ rỉ, gió nhẹ “đìu hiu trong câu thơ của Thế Lữ cũng là cái ý vị trong tâm hồn thi sĩ. Thêm vào đó bức tranh còn tươi thắm với sắc hồng của mây, với sắc vàng của nắng. Tác giả đã phóng tầm mắt lên không trung để hòa vào mây nhẹ, hòa vào nắng hoàng hôn. Hai câu thơ này mới thật sự gợi tình trong lòng người. Có phải chăng tâm hồn thi sĩ đang đắm say trước thiên nhiên, không muốn rời xa, lưu luyến nên có cảm giác thiên nhiên cũng đang ngừng lại, quyến luyến với mình. Thế Lữ nhìn mây, mây bay “ngừng lại sau đèo”, nhìn nắng, nắng chiều cũng “không đi”, tưởng như cả đất trời ngừng lại đế tác giả được ngắm mãi thiên nhiên chốn này. Cách dùng từ ngừ tinh tế, tả thiên nhên với những hành động của con người làm càng sống động. Lòng nhà thơ vương vấn thiên nhiên như mây vương đèo, như nắng vương cây và như cả một tình yêu vương vấn trong bóng chiều “thướt tha” của Thúy Kiều - Kim Trọng trong Truyện Kiều cua Nguyễn Du. Cảnh đẹp mà sức gợi thật sâu sắc. Bức tranh cảnh lại được tô điểm thêm với màu xanh ngắt cùa bầu trời và sắc trắng của đôi hạc bay về Bồng Lai. Hai câu kết đoạn này càng toát lên một sự thoát li trần thế. Nhà thơ như bay lên khỏi cuộc sống thường, bay lên theo cánh hạc trắng muốt. Cảnh quá là ngoạn mục, nên thơ. Đặc biệt ở đây có một cách ngắt nhịp độc đáo: - Ô kìa, Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai nghe mà náo nức, thú vị biết mấy. Lời reo thổn thức từ cõi lòng của nhà thơ như vang lên trong câu thơ. Thật vô cùng tài tình và độc đáo.
Đoạn thơ không chỉ thành công bởi phong cảnh thật đẹp và hữu tình, mà còn thể hiện một hồn thơ sâu sắc. Thế Lữ, một con đường luôn khao khát làm chủ thiên nhiên như ở trong Nhớ rừng thì đoạn thơ này cũng thể hiện điều đó. Ở đây, Thế Lữ đâu chỉ đắm say với thiên nhiên mà còn như dành cho mình độc quyền thưởng thức vẻ đẹp của nó. Hình ảnh chính nhà thơ cũng thật to tát, vĩ đại trong thiên nhiên. Có lẽ đó cũng là ước mơ làm chủ của một lớp thanh niên đương thời.
Bên cạnh đó, ngôn ngừ thơ cùng thật là sâu sắc. Cũng là mây, gió, núi, sông, tùng, hạc mà sao vẫn toát lên một sắc thái riêng, gợi cảm riêng chứ không phải chung chung. Phải chăng đó là phong cách của các nhà thơ mới, phá tan đi khuôn khổ của thơ cổ, phá tan đi những ước lệ biểu hiện chung chung để khẳng định thiên nhiên và cuộc sống bằng tình cảm của chính mình?
Mặc dù trong hoàn cảnh đất nước còn gian lao nhưng Thơ mới đã đưa đến những vẻ đẹp lãng mạn bay bổng để con người thưởng thức. Đặc biệt là lớp thanh niên, những con người luôn yêu cái mới, cái đẹp thì cùng không thể không yêu Thơ mới và đoạn thơ trên của Thế Lữ. Đó là một đoạn thơ rất thành công và tiêu biểu.
Viết bình luận