Phân tích nhân vật Be-man trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ O.Hen-ri

Ai đã đọc tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Hen-ri, có thể hình dung khá rõ về một xóm nghèo ở phía tây thành phố Nữu Ước. Có một nhóm các họa sĩ nghèo sống ở đây trong những căn phòng nhỏ bé, tối tăm; trong số đó có cô Giôn-xi mỏng manh, nhạy cảm và bác già Be-man suốt đời mong mỏi sẽ ra đời một kiệt tác. Họ nghèo túng, sống bên những người hàng xóm cùng cảnh với mình. Trong một trận nội dịch viêm phổi, Giôn-xi đã mắc bệnh và bệnh tình ngày một nặng.

Ông già Be-man là người cùng túng nhất trong số các hoa sĩ xóm nghèo này. Ông già đã trải qua bốn chục năm hành nghề mà vần chưa có một tác phẩm nào thành công. Ông chỉ còn kiếm sống bằng cách vẽ quảng cáo, hay ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ cùng xóm. Ông lại sa đà vào rượu nặng. Tuy nhiên ông có một tấm lòng nhân ái, quan tâm đến người khác, đặc biệt đối với hai cô họa sĩ trẻ - trong đó có Giôn-xi ở tầng trên.

Chiếc lá cuối cùng

Đặc điểm đầu tiên ta nhận thấy ở người nghệ sĩ già bất hạnh này là ông yêu nghề, là tinh thần kiên trì với nghệ thuật. Mặc dù suốt mấy chục năm, ông vẫn chưa thực hiện được bức tranh kiệt tác của mình, nhưng ông vẫn kiên trì ý định đó và luôn luôn nói về nó.

Cuối cùng, ông đã hoàn thành được bức kiệt tác một đời mong mỏi ấy. Nhưng điều đáng nói thứ nhất ở đây, không phải là chuyện nghệ thuật, mà là chuyện tấm lòng. Chính vì lòng thương cảm của Giôn-xi, và tinh thần 11 tự coi mình là người chuyên gác cửa bảo vệ hai nghệ sĩ trẻ” mà ông đã nảy ra ý định thực hiện bức kiệt tác ấy, nó cũng là tác phẩm cuối cùng của đời ông. Ông hiểu rõ: mạng sống của Giôn-xi đang lay lắt đáng sợ biết bao. Sự sống chỉ còn lại ở cô họa sĩ trẻ này, chừng nào cô còn hi vọng. Chiếc lá trường xuân cuối cùng trên bức trường phía ngoài cửa sổ chính là tia hi vọng cuối cùng ấy. Nếu nó rụng xuống, Giôn-xi cũng sẽ “buông trôi hết thảy” và chết như “chiếc lá mệt mỏi và tội nghiệp kia”. Được biết Giôn-xi nản lòng muốn chết vì cây leo trường xuân kia rụng hết lá, ông già họa sĩ vừa giận vừa thương “Cặp mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng”. Ông già xót xa thấy căn phòng giá lạnh mà một con người tôt như Giôn-xi phải nằm. Ông mòn mỏi, sẽ có thể cùng với họ đi khỏi nơi này, nhờ vào một tác phẩm kiệt xuất của mình.

Bức kiệt tác ấy đã ra đời. Nó ra đời trong một đêm mưa tuyết. Ông già họa sĩ đã vẽ trong đêm ấy, một chiếc lá trường xuân không bao giờ rụng. Và chính chiếc lá thần kỳ ấy đã níu giữ được hi vọng của Giôn-xi, đã cứu sống được nàng. Nhưng để vẽ được nó trong đêm mưa tuyết ấy “cốt giấu không cho Giôn- xi biết”, áo quần ông già ướt sũng và lạnh buốt, ông già Be-man đã chết vì sưng phổi. Người họa sĩ già phải trả giá bằng cả tính mạng của mình cho bức vẽ đó. Đó chính là tác phẩm kiệt xuất mà người họa sĩ già từng mong mỏi. Chính nó cứu sống Giôn-xi, sau cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.

Chiếc lá cuối cùng 2

- Be-man ông ơi, ông thật đầy lòng nhân ái, đã quên mình để cứu người. Ông thật là một nghệ sĩ chân chính với tấm lòng cao thượng. Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn gây ấn tượng mạnh với kết thúc bất ngờ, đầy tính nhân đạo của nó. Cảm ơn nhà văn O.Hen-ri đã dựng được một hình tượng tuyệt đẹp của một nghệ sĩ chân chính, cho ta vừa xúc động với vẻ đẹp của lòng người, vừa thấm thía sức mạnh kì diệu của nghệ thuật.

Viết bình luận