Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh trong tập thơ Nhật kí trong tù
Có những bài thơ rung động lòng ra bởi những vẻ đẹp mượt mà, mềm mại của tâm tư. cảm xúc. Có những bài thơ lại làm ta xao xuyến trong ánh sáng lung linh lấp lóa của vẻ đẹp ngôn từ... nhưng cũng có những bài thơ bình dị và chân phương, mộc mạc và đôn hậu kết tinh từ bao thăng trầm nếm trải của thi nhân đã đến với ta như một nốt trầm xao xuyến, đọng lại trong mỗi trái tim một mạch nguồn;xúc cảm nhuần nhị mà sâu lắng vô bờ. Đi đường của Hồ Chí Minh là một bài như thế.
Đi đường không phải là một phút giây bồng bột của cảm xúc, cũng không phải là một thoáng rung động mong manh của trái tim thi sĩ. Đi đường ngay trong cái tên của nó cũng đã gợi lên cho ta bao nỗi niềm sâu lắng về cuộc đời, về con người.
Đi đường cùng một số bài thơ như Chiều tối, Giải đi sớm, Giữa đường đáp thuyền đi huyện Ưng Ninh... Là những bài thơ được sáng tác trên đường trên chuyển lao gian khổ của Hồ Chí Minh trong những năm tháng bị cầm tù ở Trung Quốc (1942 - 1943). Bài thơ có lẽ được viết lên trong muôn nỗi nhọc nhằn đau đớn. Và câu thơ đầu tiên của Người cũng không hề giấu giếm điều ấy.
Đi đường mới biết gian lao
Nguyên tác là: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Một câu thơ bảy chữ mà đã chứa đựng tới bốn thanh trắc trĩu nặng cảm xúc và suy tư. Âm hưởng câu thơ không ngân nga, trầm bổng mà trái lại nó luôn chùng, trầm lắng như một lời chiêm nghiệm sâu xa về lẽ đời, về cuộc sống. Ta như hình dung thấy trên con đường gập ghềnh trắc trở ấy, người tù thi sĩ, nhà hiền triết Hồ Chí Minh đang suy ngẫm, tư lự về con đường đi, con đường đời: Đi đường mới biết đi đường khó. Một lời chiêm nghiệm, suy tư cho chính mình, cho bao nổi nhọc nhằn gian khó còn trải ra trước mắt. Câu thơ ấy viết lên từ trong sâu thẳm tâm hồn của Hồ Chí Minh, lắng đọng lại từ bao thâm trầm cảm xúc và bao kinh lịch trải nghiệm của cuộc đời. Nó không cao đạo,, không lên giọng dạy đời, không ồn ã lên gân nhưng vẫn thấm thía lẽ đời và đằm thắm tình người. Một câu thơ giản dị như chưa từng biết đến một sự chau chuốt, làm đẹp nào,, giản dị trong ân hưởng, trong giọng điệu và giản dị ngay trông ý tưởng của thơ. Một câu thơ rất khiêm nhường nhưng cũng là một cách nói rất “người”. Hóa, gói trong câu thơ bảy chữ ấy là bao nhiêu ý nghĩa về một hành vi tưởng chừng như giản đơn: Gắng sống và gắng chịu đựng với bao gập, ghềnh trắc trở, bao đau thương trên con đường đi, con đường đời. Câu thơ ấy là một lời chiêm nghiệm nhưng cũng là kết tinh của bao nhiêu đấu tranh vật vã, bao đau đớn của con người Hồ Chí Minh trên hành trình của cuộc đời. Người cũng như bao con người khác, nào có phải mình đồng da sắt gì đâu. Người cũng phải đấu tranh đế chiến thắng cái yếu mềm của mình, để chế ngự được hoàn cảnh đau thương. Câu thơ vì thế thấm thìa hơn trong một chân lí rất giản dị mà người ta lâu nay thường lảng tránh. Hồ Chí Minh cũng là một con người như bao con người khác; phải nếm trải bao nỗi nhọc nhằn, đau đớn trên con đường đời.
Trùng san chi ngoại hựu trùng san (Núi cao rồi lại núi cao trập trùng)
Núi rồi lại núi! Từng lớp núi cứ trải qua trước mắt tù như muôn ngàn gian khổ, khổ ải còn chồng chất giữa cuộc đời. Âm điệu câu thơ nguyên tác rắn, khỏe như đang vẽ ra trước mắt ta một chặng đường dày đầy chông gai, gian khổ và thấm thía muôn nỗi nhọc nhằn. Người tù, thi sĩ Hồ Chí Minh đi trên con đường ấy, người đã vươn lên trên tầm của một người tù để trở thành một nhà hiền triết đang băn khoăn suy ngẫm, đang liên tưởng những điều thật sâu sắc mà không phải ai trong cảnh ngộ ấy cũng có được. Ai đã từng đi, đã từng sống mà không thấm thía bao gian khổ đã qua hay những thử thánh đang chờ trước mắt. Tạm dừng hay nghỉ ngơi đây? Bước tiếp trên con đường gian khổ hay chùng chân mỏi gối? Muôn ngàn câu hỏi, bao nhiêu đấu tranh đang vật vã trong tâm tư khiến cho câu thơ trĩu nặng lẽ đời. Câu thơ không nói lên điều đó, nhưng chúng ta phải đồng điệu, đồng cảm với nỗi lòng thi nhân. Bao nhiêu gian khổ đang chờ đón đế làm cho người ta sa chân hụt bước. Cái dốc cheo leo của cuộc đời đã lên đến đỉnh điểm. Vậy mà câu thơ tiếp theo đã buông trải ra cả một không gian cao rộng muôn trùng, như một tiếng reo vui vì đã trút đi được bao nhiêu nhọc nhằn, gian khổ. Câu thơ in lại trong ta một tư thế, một tâm thế thật kỳ lạ.
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
Đó là tư thế đĩnh đạc, là tâm thế bay bổng phơi phới của một tấm lòng đang muốn ôm lấy cả bao la đất trời vũ trụ trong tầm tay, của một trái tim muốn dang ra với cả non sông bát ngát muôn trùng. Tư thế ấy, tâm ấy gợi cho ta nghĩ đến cái dáng đứng của con chim ứng đứng trên tầm cao đỉnh núi và xuyên suốt khắp năm châu. Bác Phạm Vân Đồng, đã từng có một nhậm định rất sâu sắc về con người Hồ Chí Minh: Người là chim Phượng hoàng của núi Trường Sơn, với tầm mắt thấu suốt từ lưu vực sông Hồng, quê hương ban đầu của dân tộc, đến lưu vực sông Cửu Long giàu hoa quả và trí dũng, và từ nước, ta nhìn ra bốn biển, năm châu, tầm mắt xuyên suốt thời gian đến tương lai tươi sáng của dân tộc và của cả loài người. Dáng đứng của Người tầm vốc cao cả của một vĩ nhân nhưng thật đẹp biết bao, cái dáng vóc cao cả ấy lại soi rọi trong trái tim chúng ta những ánh sáng thật dịu hiền nhân từ và vô cùng gần gũi. Đọc lại câu thơ, ta càng thấm thìa hơn điều ấy.
Người thật gần gũi nhưng Người đứng cao hơn chúng ta về tầm cao tư tưởng và về ca nghị lực, đức kiên nghị. Người xưa từng nói: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Triết lí ấy, tâm sự ấy, không phải ai cũng có được, Đằng sau bài thơ Đi đường là cả một cuộc đời giàu kinh lịch, lắm thăng trầm bươm trải, một trí tuệ mẫn tiệp thâm trầm, và trên tất cả là một nụ cười và nước mắt trong cuộn đời... Có lẽ vì thế mà bài thơ, dù đã dạy cho ta một lẽ sống, một chân lí của cuộc đời, nhưng không hề giáo huấn khô khan. Tính sâu sắc của bài thơ thấm sâu vào nội dung, cảm hóa người đọc bằng kinh nghiệm tự rèn luyện của chính bản thân tác giả nên không còn cao đạo và xa lạ. Chất trí tuệ của bài thơ dội lên từ cảm xúc sâu thăm.
Và phải chăng vì thế mà ngay trong bài thơ, ta bắt gặp cả ba khía cạnh trong con người Hồ Chí Minh: nhà hiền triết, nhà chiến sĩ và nhà thơ?
Ba con người hòa nhập trong một nhân cách, một trí tuệ, một bản lĩnh, một hồn thơ lớn, tạo nên bài thơ sẽ lắng đọng mãi trong tâm hồn của chúng ta, lay tỉnh tâm thức triết học nhuần nhụy mà vô cùng sâu sắc.
Viết bình luận