Bác Hồ rất yêu thích thiên nhiên. Hãy dùng Nhật kí trong tù làm sáng tỏ

Dù thời gian cứ trôi đi và phủ bụi mờ tất cả, thì Bác Hồ vẫn là niềm ngưỡng vọng sâu xa và thành kính của mỗi người dân Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ không những là nhà chính trị vĩ đại mà còn là một người có tâm hồn nghệ sĩ, luôn xúc cảm trước thiên nhiên, cảnh vật, con người. Điều đó thể hiện rất rõ qua sự nghiệp văn chương của Người. Người viết văn, làm thơ không với ý định trở thành nhà văn, nhà thơ, cũng không bởi muốn lưu lại một chút hương thơm cho hậu thế. Người viết trước hết là để phục vụ cho cách mạng, cho sự nghiệp dân tộc, cũng có đôi khi vì cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Trong khi hoạt động ở Trung Quốc, Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Và trong nhà tù tối tăm đó tập thơ Nhật kí trong tù của Bác đã ra đời. Ta đã biết Bác đã viết văn, làm thơ không có ý định trở thành thi sĩ, nhưng vì “trong ngục biết làm chi đây”. Đúng như Đặng Thai Mai có nói: Đây là những vần thơ “mà tác giả hình như chỉ “đánh rơi” vào kho tàng văn học như một cử chỉ đùa, như một hành động ngẫu nhiên”. Một nhà thơ, một chiến sĩ cách mạng đối với thiên nhiên, mặc dù sống trong cảnh tù đày vẫn không ngăn nổi tình yêu thiên nhiên, nguồn cảm xúc dạt dào trước cảnh đẹp thiên nhiên. Trong tập thơ Nhật kí trong tù, đề tài thiên nhiên, đề tài vô tận của thi ca từ xưa đến nay, chiếm một vị trí quan trọng.

Bác tặng hoa

Bác luôn gần gũi với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên muôn màu muôn sắc. Có khi chỉ qua một lỗ thông hơi nhỏ xíu hay từ cánh cửa nặng trịch của nhà giam mà Người vẫn mở rộng tâm hồn để đón nhận thiên nhiên tươi đẹp trong lành, để thu hút những gì còn có thể gọi là nguồn vui mà cảnh vật bên ngoài cung cấp cho nhà thơ. Có gì đâu, những gì thiên nhiên cung cấp cho nhà thơ chỉ là một tia sáng mặt trời lúc ban mai, một luồng gió mát lẫn với mùi hoa từ ngoài sân thoảng tới, một bóng đen của lùm cây hay chỉ là cái nhấp nhánh của chòm sao Bắc Đẩu. Nhất là ánh trăng, trong thơ Bác đầy trăng. Người dành cho trăng một vị trí cao quý, trăng luôn được trìu mến. Trăng là ánh sáng trong trắng, là hạnh phúc, là ước mơ của con người. Trăng và Người giao cảm chan hòa, tỏa sáng trong ngục tù đen tối:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng)

Trong ngục tù, nơi không tạo ngẫu hứng làm thơ, nơi cuộc sống thiếu thốn nặng nề, không rượu, không hoa, nhưng trước cảnh đẹp đêm trăng đẹp, Bác bồn chồn xao xuyến như đứng trước một dung nhan lộng lẫy. Câu thơ nói đến cảnh đẹp của một đêm trăng nhưng là để nói lòng Người, phải có một sự rung động sâu sắc với trăng, với thiên nhiên thì mới có tình cảm “khó hững hờ” ấy được. Trăng đẹp, cảnh đẹp, cảm hứng thơ lên cao, tiếc rằng không có rượu và hoa để cho cảm hứng đó được trọn vẹn.

Bác đã đặt “Người” và “trăng” tương xứng nhau, ngang bằng nhau như quấn quýt nhau:

Người ngắm trăng soi ngoài cứa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

“Người” và “Trăng” như đôi bạn tri kỉ, người say trăng đến bối rối rạo rực, hướng về phía song cửa để ngắm trăng, vầng tràng ở đây như có sự sống, có linh hồn, ánh mắt, có chất say chất mộng. Hai câu thơ sóng đôi như thế muốn nói lên sự giao cảm chan hòa giữa người và trăng.

Mối tình giữa đôi bạn tri kỉ đã vượt lên bất chấp sự tàn bạo của song sắt nhà tù đang chắn ngang trước họ. Chính cái song sắt ấy với tâm hồn Bác lại trở thành giao điểm bất ngờ, song sắt ấy làm sao ngăn nổi sự giao cảm chan hòa giữa người và tạo vật, làm sao ngăn được một trái tim rung động trước vẻ đẹp của tạo giới bên ngoài. Người và cảnh bỗng sáng đẹp lên như một bức tranh lụa óng ả của một họa sĩ thiên tài.

Từ bóng tối của nhà lao, tâm hồn Bác hướng ra ánh sáng. Ánh sáng của trăng gọi tâm hồn Bác. Song nếu không có tâm hồn Bác thì ánh trăng cứ ở bên ngoài và nhà tù vẫn cứ tối tăm, Người đã đưa ánh trăng tỏa sáng vào trong nhà tù. Một bài thơ đầy ánh trăng làm trong nhà tù đen tối nhất!

Trong tập thơ của Bác, cảnh thiên nhiên trong lành êm ả gần gũi trong sáng và giản dị vô cùng. Trong những ngày lao tù khổ cực, Bác đã bị giải đi mấy chục nhà lao. Chân tay Bác bị xiềng xích nhưng đã bị giải đi qua mấy chục nhà lao. Chân tay Bác bị xiềng xích nhưng không hề gì, nhà thơ vẫn nhìn thấy non sông đất nước mình tươi đẹp:

Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
(Đi đường)

Tình cảm Bác dành cho thiên nhiên luôn luôn là tình cảm dồi dào bất tận. Bài thơ Chiều tối là biểu hiện của tình cảm đó. Bài thơ được Người sáng tác từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo nhưng Bác đặc biệt là không một từ nào, một chi tiết nào nói đến cảnh xiềng xích tù đày mà người tù đang phải trải qua. Chỉ có thiên nhiên bát ngát, thanh bình, êm ả. Chỉ có sự sống bình dị, trẻ trung. Chỉ có một hồn thơ thư thái, ung dung, hồn hậu, ấm áp tỏa sáng vượt lên trên cảnh tù đày.

Chí cần một cánh chim chiều, một "chòm mây'chầm chậm lướt trên nền trời thôi cũng làm xao động tâm hồn Bác. Chỉ một cánh chim đang bay về rừng mà gợi ra cả một không gian êm đềm, chỉ một làn mây đang bay lướt nhè nhẹ mà gợi ra bầu trời bát ngát xanh trong. Bác luôn luôn cảm nhận được ở thiên nhiên một vẻ đẹp thần kì, vẻ đẹp có thể làm cảm nhận được ở nỗi khổ cực ở trong tù của Bác.

Trên đường bị giải đi, tâm hồn Bác không lúc nào rời bạn thiên nhiên và mẩu bút chì của Bác cũng không quên ghi lại những cảnh thiên nhiên mà Bác thấy trên đường đi. Đó là thấp thoáng bóng của mấy chú chim về tổ, một áng mây trôi nhẹ giữa tầng không, ánh lửa hồng của một bếp lửa, những ánh sao lấp lánh, ánh mặt trời ban mai một làn gió thoáng qua. Nếu tâm hồn Bác không phải là tâm hồn nghệ sĩ. Nếu như Bác không có tình yêu thiên nhiên sâu sắc thì còn lòng nào thì giờ đâu mà nghĩ đến việc làm thơ? Mặc dù đói rét và khổ cực trong nhà lao nhưng tinh thần lạc quan, niềm tin tưởng vào cuộc sống của Người không gì dập tắt nổi.

Sáng tinh mơ đã phải lên đường, thế mà Bác vẫn tìm thấy một nguồn cảm hứng lớn khiến cảnh bình minh trong một ngày bỗng có cái khí thế lớn lao của cảnh bình minh trong một thời đại.

Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn, quét sạch không
Hơi ẩm bao la trùm vũ trụ
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng
(Giải đi sớm)

Với con mắt biện chứng, Bác đã nhìn thế giới chuyển biến mau lẹ, nhạy cảm giữa phút chuyển giao giữa đêm tàn và bình minh đang đến nơi phương đông, màu trắng của sương mù chuyển màu hồng của ánh mặt trời. Màu hồng ấy đã quét sạch bóng tôi của đem lại hơi ấm cho đất trời. Có sức ấm rung động nhưng nhiều hơn đó là sức ấm, hơi ấm của tình yêu thiên nhiên trong con người Bác, giúp Bác am hiểu được thiên nhiên. Lại một lần nữa chúng ta cảm nhận được tư thế ung dung, chủ động của thi sĩ trên đường đi đầy gian khổ, cảm nhận được ở tâm hồn Bác ở hoàn cảnh nào cùng vậy, Bác vẫn luôn luôn chan hòa với thiên nhiên, với trời đất bao la trong bài Giải đi sớm:

Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn

Bác Hồ trong thời điểm này là đang trên đường “chuyển lao” vào lúc nửa đêm. Bức tranh thiên nhiên ở đây trong màn đêm lẽ ra là hiu quạnh nhưng qua tân hồn khỏe khoắn của Người, thiên nhiên lại trơ nên sinh động và kì thú biết bao. Những ngôi sao xúm xít bên vầng trăng như nâng vầng trăng vượt lên cao hơn đỉnh núi mùa thu, ra đi với Bác còn có những người bạn đồng hành rất đỗi quen thuộc của thiên nhiên, đó là trăng sao. Câu thơ thật sống động, hồn thơ tinh tế, nhạy cảm làm cho khung cảnh không gian như sáng hơn, rộng hơn, cho nên ra đi trong cảnh lưu đày như thế mà Bác Hồ vẫn không thấy cô đơn, trong tâm hồn của Người luôn luôn có sự say mê thân tình cùng trăng và sao.

Trăng và sao là người bạn về đêm, còn người bạn thiên nhiên cua Bác ban ngày là:

Đất trời một thoáng thu màn ướt
Sông núi muôn trùng trải gấm phơi
Trời ấm hoa cười chào gió nhọ
Cây cao chim hót rộn cành tươi

Có thể cho rằng mọi giác quan của Bác đều hoạt động. Bác nghe được cả tiếng chim hót, Bác cảm nhận được trời đã ấm lên, Bác tưởng tượng ra hoa cười, gió nhẹ, đất nước non sông vô cùng tươi đẹp mặc dù Bác đang bị giam ở trong ngục.

Dường như mùa sắc của thiên nhiên phong phú thế nào thì phong cách

văn thơ của Bác cũng như vậy. Có gì tài hoa, diễm lệ bằng thiên nhiên? Thiên nhiên lãng mạn nhất, tình cảm nhất, nồng thắm nhất. Chao ôi, Bác Hồ tha thiết yêu thiên nhiên biết nhường nào. Tâm hồn Người thật nhạy cảm với vẻ đẹp của tạo vật.

Bác yêu thiên nhiên, không chỉ yêu cảnh đẹp núi non hùng vĩ, phong cảnh hữu tình mà Bác còn yêu những cảnh vật bình dị: “Khóm chuối trăng soi”. Cái gốc chuối thôn quê có gì lạ đâu nhưng dưới con mắt của Bác, qua song sắt nhà tù, ánh trăng rọi vào làm nó trở nên đẹp lạ thường.

Thiên nhiên trong Nhật kí trong tù không chỉ và không phải lúc nào cùng nên thơ cũng đẹp đẽ, thơ mộng, hùng tráng, tràn đầy ánh sáng của niềm vui, của khát vọng mà thiên nhiên trong thơ Bác còn là hiện thực khách quan trong nhiều cảnh ngộ đắng cay. Cũng có khi thiên nhiên thật vô tình, thật đáng trách, đáng giận:

Một ngày trời hửng chín ngày mưa
Trời thật vô tình đáng giận chưa
Giày thật vô tình đáng giận chưa
Vẫn còn dấn bước dặm đường xa.

Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp như thế, thiên nhiên trong thơ Bác cũng không bao giờ thù nghịch với con người. Lời trách móc trên cũng chỉ là lời trách nhẹ nhàng như giọng trách móc giận hờn đối với người bạn. Và với Người nhiều khi chính thiên nhiên khắc nghiệt đã trở thành môi trường rèn luyện, thử thách ý chí của con người. Vì vậy mà Nhật kí trong tù mang những nét riêng khó tìm thấy ở thơ cổ. Cái đặc sắc và cái lạ của thiên nhiên trong Nhật kí trong tù là ngay trong cảnh xiềng xích, đói rét ốm đâu ta vẫn bắt gặp bao hình ảnh nên thơ lộng lẫy được viết bằng một cảm hứng say đắm ngọt ngào.

Bác trồng cây

Vượt qua mọi khổ cực của cuộc sống tù đày để sống một cuộc sống tự do về tinh thần, chính tình yêu thiên nhiên, quê hương của Bác đã giúp người vượt lên trên mọi thứ cát bụi của cõi trần để được đắm mình trong những đêm tràng, để thả hồn mình vào cảnh đẹp của đất trời. Tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ được thể hiện qua tập thơ Nhật ký trong tù thật là đa dạng muôn màu muôn sắc, giản dị và phong phú, gắn liền với thế giới nội tâm. Đó vừa là thiên nhiên của một thi sĩ lớn nhạy cảm, đắm say yêu mến cánh vật, vừa là một thi sĩ lớn nhạy cảm, đắm say yêu mến cảnh vật, vừa là một thiên nhiên của một trái tim đầy khát vọng tự do. Thiên nhiên trong thơ Bác thật giản dị, trong sáng nhưng vẫn đậm sắc trữ tình.

Đã hơn hai mươi năm qua đi kể từ ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi ngàn thu. Hai mươi lăm năm! Quãng đời gian khó thật dài. Thời gian đối với con người luôn là điều đáng sợ nhưng đối với Bác của chúng ta thì dường như là một ngoại lệ. Bác đã vượt ra khỏi cái mênh mông vô tận của thời gian mà trường tồn. Bác Hồ, người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Trong trái tim mỗi người dân Việt Nam vẫn nguyên vẹn hình ảnh Người tóc bạc phơ với bộ quần áo nâu giản dị, giọng nói thân tình ấm áp và đặc biệt Người có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước sâu sắc.

Viết bình luận