Văn phân tích: Vãn Cảnh (Cảnh chiều hôm)

van cảnh 2

Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình;
Hương hoa hay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình.

Tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh có nhiều bài thơ có tính nhật kí, ghi chép lại những sự việc hàng ngày trong tù hoặc trên đường giải tù, nhưng cũng có một số ít bài thơ diễn tả cảm hứng của nhà nghệ sĩ với triết lí sâu thẳm. “Vãn cảnh” (Cảnh chiều hôm) thuộc vào loại những bài thơ đầy bí ẩn ấy. Chất liệu của bài thơ không chỉ là những chi tiết thực của cuộc sống lao tù mà cái thực đã hòa quyện với cái ảo, tứ thơ mới lạ đã hình thành qua trí tưởng tượng bay bổng của nhà nghệ sĩ. Đến Xuân Diệu cũng phải ngạc nhiên về bài thơ này: Có những câu có thể coi là quá giản dị, nhưng tại sao tôi đọc đi đọc lại vẫn cứ thấy một cái gì trong đó mà mình rút chưa hết, ví dụ như là “Cảnh chiều hôm” hoa hồng bên ngoài nở rồi rụng:

Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ,
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình;
Hoa hương thấu nhập lung môn lí,
Hướng tại lung nhân tố bất bình.

Dịch thơ:

Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở củng vô tình;
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình.

Trong nhà ngục Quảng Tây “rệp bò lổm ngổm như xe cóc, muỗi lượn nghênh ngang tựa máy bay” chẳng có gì là hoa với hương cả. Trong bài thơ “Ngắm trăng”, Bác cũng đã nói: “Trong tù không rượu củng không hoa”. Người cũng cho ta thấy được nhu cầu của tâm hồn Người, tâm hồn của một bậc hiền triết, một nhà thơ, một nghệ sĩ. Người yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, mà hoa là linh hồn của vẻ đẹp ấy, sao Người không yêu quý, trân trọng? Trong tù bị giam hãm cách biệt với thiên nhiên, nên có dịp tiếp xúc với cỏ cây hoa lá, trăng sao là Người lại diễn tả nỗi khát khao của mình, thậm chí, chỉ thoáng qua mùi hương hoa hồng bay vào trong ngục vào một buổi chiều tàn, tâm hồn nhà thơ đã bị xáo trộn. Người đã phô diễn bằng hai câu thơ mở đầu đượm triết lí:

“Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ,
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình;
(Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở cùng vô tình)

Hai câu thơ mở đầu bài thơ “Cảnh chiều hôm” đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Có cách hiểu thiên về chính trị, cho rằng xã hội Trung Quốc bấy giờ đen tôi, tàn bạo đã bỏ quên cái đẹp, rẻ rúng cái đẹp, vùi dập cái đẹp mà ở đây “hoa hồng” là biểu tượng cho cái đẹp, cũng là nạn nhân của sự tàn bạo đó. Hiểu như vậy e rằng suy diễn quá xa.

Có ý kiến khác cho rằng Hồ Chí Minh đã gửi vào bài thơ nỗi bất bình của chính mình như một loài hoa đẹp (hoa hồng) bị bỏ rơi và bị vùi dập, bất bình với cảnh ngộ. Hiểu như vậy là Bác đang nói về mình và có phần tự đề cao mình, như thế e không hợp với cách suy nghĩ của Bác, với cách sống “nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác.

vãn cảnh

Ta thử hình dung lại bôi cảnh hình thành tứ thơ triết lí này. Có lẽ là vào một buổi chiều hôm ở trong nhà ngục, bằng sự nhạy cảm nghệ sĩ, Bác nhận ra mùi hương thoang thoảng của hoa hồng và Người tưởng tượng ra cảnh hoa nở hoa tàn một cách vô tình:

“Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở củng vô tình;”

Cảm xúc ấy thật là nghệ sĩ! Các nhà thơ xưa nay thường thương tiếc cho kiếp hoa sớm nở tối tàn.

“Hoa thu không nắng củng phai màu”

(Xuân Diệu)

Ớ đây, Bác cũng thương cảm, xót xa với cảnh “hoa tàn hoa nở cũng vô tình”, xót xa với sự vô tình của tạo hóa đô'i với cái đẹp, đối với kiếp hoa.

Đặt hoa trong mối tương quan với tù nhân, ta hiểu thêm khía cạnh mới của tứ thơ này. Người yêu hoa, thích ngắm hoa, thưởng hoa thì đang bị tù trong ngục, cái hữu tình còn trong ngục thì “hoa tàn hoa nở củng vô tình”. Qua triết lí này ta thấy Bác không tự đề cao mình mà chỉ diễn tả một sự thật phũ phàng giữa hai cảnh ngộ đáng thương là hoa và người thưởng hoa. Hoa nở cho con người, hoa mang lại niềm vui cho đời sống, nhưng con người biết trân trọng hoa thì lại trong tù ngục. Cảnh ngộ thật trớ trêu.

Ở trong tù, Bác đã từng đọc được tình cảm và tư tưởng của những người bạn tù bất hạnh (nghe tiếng sáo của người bạn tù, Bác nhận ra nỗi lòng nhớ quê hương của bạn), chiều nay Bác lại đọc được tư tưởng của một mùi hương hoa hồng:

“Hoa hương thấu nhập lung môn lí,
Hướng tại lung nhân tố bất bỉnh.”
(Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể vái tù nhân nỗi bất bình)

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa khiến cho mùi hương trừu tượng trở thành cụ thể như con người (người đẹp), có hành động (thấu nhập), có ngôn ngữ (tổ), có tình cảm (bất bình). Tứ thơ trở nên hấp dẫn lạ thường. Nghe được nỗi “bất bình” qua mùi hương hoa hồng thì quả thật đấy là cái lỗ tai của ông chủ bút tờ báo “Người cùng khổ”. Thế là trên cõi đời này, cái đẹp còn tìm thấy người tri kỉ. Trớ trêu thay, tri kỉ của cái đẹp lại là một tù nhân phải chịu bao nhiêu khốn khổ.

“Nỗi niềm của một bông hoa bị bỏ quên: Bao nhiêu bông hoa bị bỏ quên trong trời đất! Nhất là khi trời đất chưa phải là trời đất của các loài hoa và hương hoa còn phải bay vào trong tù để tìm bạn. Làm sao thấy hết được chiều sâu của một bài thơ như vậy! Chiều sâu của một cái nhìn, một tấm lòng tinh tế, chi li mà bao la như trời biển” (Hoài Thanh).

Sống trong tù, Bác phải chịu bao nhiêu khổ ải, nhưng Bác đã quên đi nỗi đau khổ của riêng mình. Với tấm lòng ưu ái, Bác quan tâm, đồng cảm, thương yêu hết thảy những con người bất hạnh, những cảnh ngộ trớ trêu, thương tâm và sâu sắc hơn nữa là Bác quan tâm, đồng cảm với thiên nhiên. Với tình yêu thương mênh mông, Bác đã nghe được những điều vô cùng tinh tế trong cuộc sông. Mặt khác, chúng ta thấy trong hoàn cảnh khắc nghiệt của lao tù, Bác vẫn yêu đời, yêu cuộc sống và đúng như nhà thơ Tố Hữu nói “nâng niu tất cả chỉ quên mình”.

Viết bình luận