Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu
Trò chuyện với mấy sĩ tử trẻ tuổi, ông Quán toàn dẫn những điều được ghi trong kinh sử. Đây không phải là kiến thức để làm bài thi, mà là những tình cảm đạo đức ông đã kiểm nghiệm được qua kinh sử. Câu chuyện xoay quanh chủ đề lẽ ghét thương. Vân Tiên băn khoăn chẳng hay ghét thương, thương ghét lẽ nào? Ông Quán nhân đó giãi bày nỗi lòng mình đồng thời cũng là để giảng giải cho các chàng nho sĩ trẻ tuổi trong đục chưa tường hiểu ghét thương thế nào mới hơn đạo lí.
Trong Truyện Lục Vân Tiên, ông Quán cũng như ông Ngư, ông Tiều làm công việc của người lao động nghèo, kì thực đều thuộc hàng nho sĩ ở ẩn. Họ thường xuất hiện trên đường đi của Vân Tiên, sẵn sàng chỉ dẫn, giảng giải điều hay lẽ phải cho Vân Tiên và cứu giúp chàng ra khỏi bước gian nan bằng nghĩa cử hào hiệp. Ba nhân vật này phần nhiều cũng chính là những hóa thần của Đồ Chiểu, là chân dung tự họa của ông. Vì thế, qua lời ông Quán trong đoạn trích ta có thể hiểu được tư tưởng của chính tác giả. Khác ông Ngư, ông Tiều sống ở bến vắng, rừng sâu, ông Quán náu thân ẩn dật ngay tại kinh kì, nơi có rất đông nho sĩ tụ hội để học tập thi cử.
Thoạt đầu ông Quán nói về lẽ ghét và kẻ đáng ghét nhất là những vua chúa đã bày ra việc tầm phào. Như việc Kiệt, Trụ mề dâm. Kiệt, 5 6 vua cuối cùng của nhà Hạ, mê say Muội Hỉ đã phá tan của cải trong kho, xây Dao Đài (đài bằng ngọc), cung Trường Dạ, trang hoàng toàn bằng ngọc ngà châu báu, làm nơi ăn chơi hưởng lạc. Lại thả hổ báo ra chợ vồ dân lành để mua vui. Trụ là vua cuối cùng của nhà Thương. Nghe theo lời Đát Kỉ, người đàn bà đẹp nhưng điêu ác, vua Trụ cho đào ao đổ rượu xuống làm tửu trì (ao rượu), lấy chả thịt treo lên cây làm nhục lâm (rừng thịt), bắt hàng trăm trai gái khỏa thân làm trò dâm loạn giữa chốn rừng thịt, ao rượu đó, để cùng Đát Kỉ xem chơi. Hoặc việc U Vương đa đoan tìm cách để Bao Tự cười. Bao Tự vốn là đứa con gái bị bỏ rơi, người ta nhặt được, nuôi lớn rồi, tiến cho u Vương, tên vua nổi tiếng hiếu sắc ở cuối thời kì Tây Chu. Được lập làm chánh cung thay Khương Hậu bị phế, Bao Tự vẫn âu sầu chẳng bao giờ cười. Thấy Bao Tự nói tiếng xé lụa sàn sạt nghe cũng vui tai, u Vương truyền cho quan coi kho mỗi ngày phải đem vào kho một trăm tấm lụa, rồi sai các cung nữ có sức khỏe đứng xé lụa để Bao Tự nghe. Tuy vậy, Bao Tự vẫn không cười. Để làm kì được cho Bao Tự cười, Ư Vương cho đốt lửa ở hỏa đài, thúc trống lớn như để báo hiệu kinh đô bị uy hiếp. Các nước chư hầu thấy lửa cháy rực trời, tiếng trống ầm ầm như sấm, vội mang binh mã đến cứu. Đến nơi thì chỉ thấy u Vương cùng Bao Tự ngồi trên đài cao yến ẩm tưng bừng. Nhìn cảnh quân tướng các nơi tất tả kéo đến rồi lại chưng hửng rút về, Bao Tự vỗ tay thích chí cả cười. Còn như việc Ngũ Bá, năm lãnh chúa của năm nước chư hầu cuối thời Xuân Thu, chuộng bề dối trá sát phạt nhau để giành ngôi bá chủ, hoặc việc vua và các lãnh chúa ở cuối đời Đường (Thúc Quý) sớm đầu tối đánh hỗn chiến liên miên, tuy về hình thức có khác việc Kiệt, Trụ mê dâm hay u Lệ đa đoan, nhưng theo cách nhìn của ông Quán, thực chất vẫn chỉ là việc tầm phào.
Các vua chúa mà ông Quán dẫn trong đoạn trích không nghĩ gì đến chính sự đang nát bét, chẳng chút quan tâm đến đời sống của dân, chỉ mải mê bày ra những việc chơi nhảm. Đây là một ví dụ nhỏ: Được tin núi Kì Sơn trụt lở, nhà cửa bị sụp đổ, dân chúng bị vùi rất nhiều, u Vương chẳng hề để ý, vì bận tâm tìm con gái đẹp để tuyển vào cung.
Phần nói về lẽ ghét gồm mười câu, sau hai câu mở đầu, tám câu tiếp theo, cứ câu trên nói nỗi ghét cụ thể đối với vua chúa, thì câu trên tả nỗi khổ của dân:
- Ghét Kiệt Trụ mê dâm —> để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
- Ghét u, Lệ đa đoan —> lỉhiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
- Ghét Ngủ Bả phân vân, chuộng bề dối trá —> làm dân nhọc nhằn.
- Ghét Thúc Quý phân băng, sớm đầu tối đánh, lằng nhằng —> rối dân.
Hôn quân bạo chúa các đời này sở dĩ là kẻ đáng ghét nhất, đáng căm thù nhất, vì chúng chẳng quan tâm gì đến đời sống của dân, mà chỉ làm hại dân, đẩy dân vào cảnh lầm than khổ cực.
Qua lời ông Quán, có thể thấy tác giả đã đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức mà lên án bọn vua chúa bạo ngược.
Trong phần nói về lẽ thương, ông Quán toàn dẫn chuyện những bậc hiền tài phải chịu số phận lận đận, ước nguyện giúp đời không thành. Khổng Tử bôn ba khắp chốn, luôn hi vọng có dịp thực hiện hoài bão cứu đời, nhưng đến đâu cũng không được tin dùng, mấy lần còn suýt bị hãm hại, như lần đi qua ấp Khuông trên đường rời nước Vệ sang nước khác. Nhan Uyên có đức có tài, nhưng mệnh yểu, công danh lở dở. Gia Cát Lượng tận tuỵ, nhung gặp cơn Hán mạt, sự nghiệp rốt cuộc không thành, tài lành uổng phí. Đổng Trọng Thư từng góp công lớn trong việc xây dựng vương triều thống nhất, nhưng sau lại bị nhà vua bắt giam, suýt chết rồi bị cách hết chức vị phải về nhà. Đào Uyên Minh tưởng có thể thông qua con đường làm quan để thực hiện hoài bão cứu giúp dân đen nhưng lại thấy không thể thỏa hiệp với một vương triều thối nát, nên ở giữa tuổi tráng niên cũng đành từ bỏ công danh về nhà, tự cày lấy ruộng mà ăn. Hàn Dũ bị giáng chức và bị đày đi xa chỉ vì dám dâng biểu can vị vua quá sùng tín đạo Phật dễ làm mè hoặc dân chúng (Biểu can việc đón xướng Phật). Ba thầy trò Liôm Lạc tuy chỉ làm chức quan nhỏ, nhưng rồi cũng bị xoa đuổi.
Bây nhiêu con người, mỗi người một nét, nhưng nhìn chung đều là trí thức nho sĩ ngay thẳng, trong sạch ôm ấp mộng tưởng cứu đời, nhưng vì không gặp vận, gặp thời, nên chẳng có điều kiện để thi thố tài năng, rốt cuộc ước nguyện không thành. Những người này đều thuộc hạng sĩ bất ngộ mà Đổng Trọng Thư hoặc Đào Uyên Minh đã tự gọi mình. Như vậy là vì đời mà thương, mà tiếc cho những tài trí đã chẳng được như lòng, lại còn gặp bao nhiêu chuyện gian nan, trắc trở. Cảnh ngộ của Nguyền Đình Chiểu khi viết Truyện Lục Vân Tiên ít nhiều cũng có nét giống những nhân vật lịch sử mà ông Quán đã dẫn trong đoạn trích. Là một nho sĩ, Nguyễn Đình Chiểu cũng từng mơ ước lập thân để trả nợ nước non, nhưng ngày từ thưở mới bước chân vào đời đã gặp bao nỗi bất hạnh cực kì đau đớn. Cho nên trong niềm thương những bậc hiền tài kia có một phần là thương mình.
Điểm tất cả những đối tượng ghét và thương của ông Quán, có thể thấy vấn đề mà tác giả quan tâm là cuộc sống lầm than của đông đảo dân đen dưới ách thông trị của vua chúa bạo ngược và số phận long đong của những nho sĩ hiền tài không gặp vận, gặp thời. Dẫn liệu lấy từ sử sách của Trung Quốc xa xưa đều được lựa chọn để ngụ ý nói về hiện tình xã hội Việt Nam dưới chế độ nhà Nguyễn để đẩy cuộc sống nhân dân vào giới hạn cùng kiệt của sự đói khổ, chết chóc. Trò giết nhiều người rồi chôn chung vào một huyệt lớn, đắp thành xây lăng, tổ chức những cuộc chơi bời hao tốn tiền của... là những chuyện thường thấy trong mấy đời vua nhà Nguyễn. Dưới thời các vị vua ấy, biết bao hiền tài chẳng được dùng mà còn bị vùi dập. Cao Bá Quát chỉ muốn đem tài mình ra cứu đời cứu dân đã bị ngược đãi, huỷ hoại. Bùi Hữu Nghĩa vì cương trực mà không tránh khỏi ngục tù. Nguyễn Công Trứ một niềm trung trinh báo quốc rút cuộc bị biến thành con rối làm trò cười cho thiên hạ. Cho nên đằng sau những chuyện mượn từ sử sách xa xưa chính là thực tế cuộc đời đang diễn ra.
Tất cả những điều ghét thương trong cuộc sống thường xuyên dội vào tâm tư Nguyễn Đình Chiểu, con người nặng tình với dân với đời, từng làm ông hằng phải xót xa. Cho nên chuyện đạo lí, dẫn từ kinh sử mà giọng lại không cầm được buồn giận và cay đắng. Nhiều chữ dùng tuy mộc mạc, nhưng đầy sức mạnh và giàu cảm xúc, tưởng như còn nóng hổi hơi thở của cuộc sống như gliét cay ghét dắng, sa hầm sẩy hang, lằng nhằng rối dân, phui pha, ngùi ngùi... Lối dùng điệp từ dồn dập, từ ghét được lặp lại đến tám lần ở mười câu liền nhau, từ thương cũng tám lần như thế ở mười bốn câu, rất có hiệu quả trong việc diễn đạt thái độ ghét thương dứt khoát, mãnh liệt của tác giả.
“Mục đích cụ Đồ Chiểu làm ra quyển Lục Vân Tiên là để dạy người nhà và dạy học trò cụ” (Nguyễn Ngọc Chi, tạp chí Nam Phong). Bài học về lẽ ghét thương trong đoạn trích đã tập trung thể hiện mục đích ấy của người làm truyện. Ghét thương phải thế nào cho phù hợp với đạo lí, theo tác giả đó là những tình cảm đạo đức mà mỗi người, mỗi thanh niên trí thức cần được xác định trước hết và tự rèn luyện cho mình để có phẩm chất cao.
Viết bình luận