Tóm tắt tác phẩm Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô và phát biểu càm nghĩ về tác phẩm đó
Vích-to Huy-gô là nhà văn lớn của nước Pháp và của nhân loại, ông sống gần suốt thế kỉ XIX, thế kỉ mà nhân dân Pháp luôn luôn nổi dậy làm cách mạng, chống cường quyền, đòi tự do, dân chủ. Vích-to Huy-gô chiến đấu không biết mệt mỏi cho tự do, hạnh phúc của con người. Sự nghiệp văn học của ông rất đồ sộ, gồm hàng trăm tác phẩm đủ các thể loại như thơ, kịch, tiểu thuyết. Một trong những bộ tiểu thuyết lớn, có giá trị nhân đạo sâu sắc của ông là Những người khốn khổ.
Giăng Van-giăng nuôi một đàn cháu nhỏ, vì nghèo mà một hôm phải đánh cắp bánh mì. Anh bị bắt và bị kết án năm năm tù. Bốn lần vượt ngục không thoát, anh bị giam mười bốn năm. Sau bao thăng trầm của cuộc sông, Giăng Van-giăng cũng có được một chút địa vị trong xã hội, nhưng không phải là với cái tên Giăng Van-giăng ngày xưa. Lúc này anh có tên là Ma-đơ-len, thị trưởng của một thành phố nhỏ, được mọi người yêu mến, kính trọng. Trong nhà máy của Ma-đơ-len, cô thợ Phăng-tin, vì có một đứa con hoang nên bị giám thị ghét bỏ và đuổi đi mà Giăng Van-giăng không biết. Cô đã phải gửi con là Cô-dét ở nhà Tê-nát-đi-ê, một gã lưu manh, ở đây, Cô-dét bị hành hạ khổ cực. Mất việc, Phăng-tin phải đi ở, rồi bán tóc, bán răng của mình, cuối cùng phải làm gái điếm lấy tiền nuôi con. Lúc cô gần chết, ông Ma-đơ-len mới biết nỗĩ oan ức của cô, ông hứa sẽ chăm sóc Cô-dét.
Vừa lúc ấy, để cứu một người khác bị tội oan, Giăng Van-giăng ra thú nhận trước tòa về chân tướng của mình. Một lần nữa ông bị tù, và lần này ông đã vượt ngục. Ông liền trở về chuộc Cô-dét ra khỏi tay Tê- nát-đi-ê và cùng cô bé sống lẩn trốn ở Pa-ri trong suốt mười năm trời. Trong suốt thời gian ấy, ông bị mật thám Gia-ve rình mò, theo dõi. Đến cuộc cách mạng 1832, ông chiến đấu ngoài chiến lũy bên cạnh các chiến sĩ cộng hòa.
Trên chiến lũy ấy, ông sống và chiến đấu bên cạnh chiến sĩ cách mạng là Gia-vơ-rốt. Người chiến sĩ ấy chính là con trai của Tê-nát-đi-ê nhưng bị cha mẹ vứt bỏ từ ngày còn bé. Chú sống không có nhà cửa trên khắp vỉa hè Pa-ri. Chú tốt bụng và dũng cảm phi thường. Trong cuộc khởi nghĩa, chú đứng dậy cùng với sinh viên và công nhân Pa-ri,- chiến đấu trên chiến lũy. Gia-vơ-rốt đã hi sinh cho nền cộng hòa trong khi miệng chú vẫn hát vang lừng.
Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Giăng Van-giãng còn gặp nhiều nỗi oan khổ. Lúc ấy Cô-dét trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Cô gặp Ma- ri-uýt, một thanh niên cộng hòa có lí tưởng. Đôi trai gái yêu nhau và nhờ có sự hi sinh của Giăng Van-giãng, họ lấy được nhau. Giăng Van-giăng chết giữa lúc Cô-dét và Ma-ri-uýt sống với nhau hạnh phúc.
Những người khốn khổ thể hiện niềm tin sâu sắc vào phẩm chất tốt đẹp của những người lao khổ. Bao trùm toàn bộ tác phẩm là tấm lòng thương cảm sâu xa của Vích-to Huy-gô đối với những người cùng khổ bị xã hội ruồng bỏ, chà đạp; là lòng tin sắt đá vào phẩm chất đạo đức, tâm hồn cao thượng của họ qua một số nhân vật điển hình. Giăng Van-giăng, nhân vật chính của truyện, sau mười chín năm bị khổ sai, được cảm hóa trở thành con người nhân ái, luôn luôn thương yêu, hi sinh vì những người khốn khổ. ông thương yêu Phăng-tin, giữ lời hứa tìm lại đứa con cho nàng, CƯU mang Cô-dét, xả thân cứu Ma-ri- uýt, chịu bị bắt để cứu người hàm oan. Gần như cuộc đời Giăng Van- giăng là một chuỗi khốn khổ triền miên, nhưng ông luôn luôn chịu đựng một cách đau khổ và dũng cảm hi sinh triệt để cá nhân mình vì hạnh phúc của những người khôn khổ.
Nhân vật thứ hai là Phăng-tin, người mẹ tuy bị xã hội chà đạp nhưng vẫn là tấm gương về tình mẫu tử, đức hi sinh và lòng nhân ái. Phăng-tin đã hi sinh cả đời mình để lo cho con gái. Còn Gia-vơ-rốt tuy là đứa trẻ bị vứt trên hè phố Pa-ri nhưng vẫn tràn đầy lòng thơ ngây, yêu đời, dũng cảm và nghĩa hiệp.
Những con người khốn khổ và cao thượng đó tỏa ánh sáng rực rỡ từ bên dưới xã hội.
Tác phẩm còn phê phán quyền lực của chế độ tư sản. Chế độ đó đã gây nên bao cảnh lầm than cho nhân dân với hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ trật tự phi lí của nó là nhà tù, bạo lực và tôn giáo. Đại diện cho chế độ đó là thanh tra cảnh sát Gia-ve, một hung thần ngu dốt, lạnh lùng. Còn sản sinh từ chế độ tàn bạo đó là bọn lưu manh mà vợ chồng Tê-nát-đi-ê là một điển hình.
Tóm lại, dưới ngòi bút của Vích-to Huy-gô, thế giới của những người cùng khổ là thế giới của những tâm hồn siêu việt, sáng ngời đạo đức, tượng trưng cho sự vươn lên đầy đau khổ nhưng cũng hết sức vinh quang của con người.
Dù còn những nhận định chưa đúng về quy luật đấu tranh giai cấp trong xã hội và còn một số ảo tưởng về quan niệm cải tạo xã hội, Những người khốn khổ vẫn được đánh giá là một tác phẩm vĩ đại, có giá trị nhân bản sâu sắc.
Viết bình luận