Văn phân tích: Mộng Vong Nữ
Cao Bá Quát đã trở thành một nhân vật huyền thoại trong lịch sử của nước nhà. Từ một trí thức lỗi lạc, một nhà thơ tài hoa, một vị quan cứng cỏi trung thực, đã trở thành một lãnh tụ khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn và hi sinh giữa trận tiền. Biết bao giai thoại về con người kì lạ này, cao ngạo với vua chúa, khinh miệt cường quyền, tự mãn về học vấn, tài hoa... Nhưng đọc thơ Cao Bá Quát ta lại nhận ra đây là một con người thế thái nhân tình, thương người lao động nghèo khố, hiếu thảo với cha mẹ, chí tình với vợ con.
Bài thơ “Mộng vong nữ” (chiêm bao thây con gái đã mất) tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình giàu tinh thần nhân văn cao cả này. Bài thơ được viết bằng chữ Hán, Nguyễn Văn Bách dịch ra thơ lục bát:
“Thân viễn, Ngô đương bệnh
Tư nhi mỗi tiết ai,
Hốt nhiên trong dạ mộng
Sậu kiến lệ như thôi.
Y phục hàn nhưng phá,
Dung nhan thảm bất khai.
Thái diêm bần vị khuyết
Tân khổ nhữ quy lai!”
(Nhà xa bệnh lại dày vò
Nhớ con hằng nén xót chua nghẹn ngào.
Đêm qua bỗng thấy chiêm bao.
Gặp con, giọt lệ tuôn dào như mưa.
Áo đơn lạnh lẽo xác xơ,
Ủ ê nét mặt, bơ phờ hỉnh dung!
Tuy nghèo dưa muối đủ dùng,
Đắng cay con hãy về cùng với cha!)
Thơ của vị “thánh” (thán Siêu, thánh Quát) mớ ra chẳng có gì là kĩ xảo cả, tu từ cũng không, chỉ có tình người, tình cha con thật là cảm động:
“Thân viễn, Ngô đương bệnh
Tư nhi mỗi tiết ai”
(Nhà xa bệnh lại dày vò...
Nhớ con hằng nén xót chua nghen ngào)
“Thân viễn” mà dịch là “nhà xa” là dịch thoát, dịch sát là “xa cha mẹ”. “Thân viễn” cũng có nghĩa là xa người thân, xa nhà, xa quê hương xứ sở. Nhà thơ lâm bệnh trong hoàn cảnh “thân viễn” thì thật đáng thương. Nhớ đứa con đã chết đành phải nén đau thương. Chữ “tiết” trong nguyên bản thật là hay. “Tiết” là kiềm chế, nén lại. Nhà thơ phải nén đau buồn, thương tiếc đứa con đã mất.
Đứa con đã trở thành một ám ảnh, nhà thơ ngày thì nén đau thương, đêm thì nằm mộng thấy con trở về:
“Hốt nhiên trong dạ mộng
Sậu kiến lệ như thôi
Y phục hàn nhưng phá
Dung nhan thảm bất khai”
(Đêm qua bỗng thẩy chiêm bao
Gặp con, giọt lệ tuôn dào như mưa.
Áo đơn lạnh lẽo xác xa,
Ủ ê nét mặt, bơ phờ hỉnh dung!
Tuy nghèo dưa muối đủ dùng,
Đắng cay con hãy về cùng với cha!)
Nhà thơ nói “hốt nhiên” (bỗng nhiên) trong giấc mộng lúc nửa đêm thấy đứa con gái đã mất. Điều bất ngờ này lại có mối liên hệ biện chứng với tâm trạng thương nhớ đứa con gái đã mất. Nỗi đau buồn bị nén lại, trong giấc mơ được giải tỏa:
“Sậu kiến lệ như thôi”
(Nhác trông thấy con mà nước mắt giàn giụa)
Có người cha nào trên đời khóc con cảm động đến thế không? Mà sao trong giấc mộng nhà thơ khóc con thảm thiết như vậy? Có lẽ là vì lúc thức bị ức chế, phải nén đau thương, với lại nhìn thấy con rách rưới, tiều tụy hiện về:
“Y phục hàn nhưng phá
Dung nhan thảm bất khai”
(Áo quần đã không đủ ấm lại rách,
Nét mặt buồn bã không thôi)
Nguyễn Văn Bách dịch là:
“Áo đơn lạnh lẽo xác xơ
Ú ê nét mặt, ba phờ hình dung”
Nhìn thấy y phục của con gái mỏng manh nhà thơ cảm thấy lạnh. Lại rách rưới, thảm quá! Nét mặt buồn bã, bơ phờ. Hình ảnh thật là chân thực. Không phải là đứa con đang ở thế giới bên kia mà đúng là đứa con của nhà thơ ở thế giới bên này. Như bất chợt nhà thơ về quê gặp con vậy. “Y phục” ấy, “dung nhan” ấy chính là đứa con gái của một hàn sĩ, thiếu thốn, rách rưới. Nhưng sự thật thì cha và con là ở hai thế giới, nếu con ở bên này với cha thì có thiếu thốn, rách rưới có ngày cha còn có thể lo cho con lành lặn được vì cha còn đang lo trước cho thiên hạ, nhưng con đã mang hình hài rách rưới sang thế giới vĩnh hằng rồi thì cha biết làm sao? Có lẽ vì thế mà nhà thơ khóc hết nước mắt chăng? Và cứ nghĩ đến hình ảnh người con gái rách rưới nhởn nhơ ở thế giới bên kia lại là con gái của một bậc thi hào thì hai con mắt của tôi cũng cay xè.
Trong mộng, nhà thơ nói với đứa con đã khuất mà như nói với đứa con còn sống:
“Thái diêm bần vị khuyết
Tân khổ nhữ quy lai!”
(Con ạ!)
Nhà ta tuy nghèo nhưng dưa muối vẫn không thiếu
Dù có tân khổ thì con hãy cứ trở về!)
Nguyễn Văn Bách dịch thơ:
“Tuy nghèo dưa muối đủ dùng
Đắng cay con hãy về cùng với cha!”
Nhà thơ mong muốn đứa con trở về sống cuộc sông thanh bần, dù có đắng cay nhưng còn có tình thương của cha mẹ, của những người thân yêu. Nhưng đó là mong muốn vô vọng chỉ biểu hiện được tình thương yêu vô bờ bến của một người cha, người cha thi sĩ Cao Bá Quát.
Cao Bá Quát từng có quan niệm về thơ: “Bàn về thơ, tuy có phải chú trọng về quy cách, nhưng làm thơ thì phải gốc ở tính tình”. Quan niệm thơ sâu sắc đó được thể hiện nhất quán trong toàn bộ trước tác của Cao Bá Quát. Bài thơ “Mộng vong nữ” không hoa mĩ, không điển cố, không tu từ mà xúc động lòng người là ở cái tình của nhà thơ. Nhà thơ đã diễn tả một cách giản dị mà cảm động tình phụ tử, một trong những dòng tình cảm lớn của nhân loại, làm chấn động hết thảy những trái tim của những người cha có lương tri trên cõi đời này.
Viết bình luận