Đề sát viện Bùi Công Yên Đài anh ngữ khúc hậu

Cao Bá Quát (1808-1855) là nhà thơ lớn trong nền văn học của nước nhà. Ông nổi tiếng về thơ (chủ yếu là thơ chữ Hán), lừng danh về cốt cách, khí phách. Từ một viên quan triều Nguyễn, Cao Bá Quát đã bỏ quan về dạy học rồi trở thành lãnh tụ một cuộc khởi nghĩa nông dân, hi sinh ngoài chiến trận như một người anh hùng.

Cao Bá Quát có đến hàng ngàn bài thơ chữ Hán. Bài thơ “Đề sát viện Bùi Công Yên Đài anh ngữ khúc hậu” là bài thơ hay của ông. Nhân đọc “Yên Đài anh ngữ” của Bùi Ngọc Quỹ, thi sĩ họ Cao bộc lộ cảm nghĩ về quan niệm văn chương của mình. Nhà thơ nhận ra sai lầm của mình về quan điểm sáng tác, nhận ra chỗ yếu kém của mình về văn chương và muôn đổi thay. Tinh thần tự phê phán quan điểm sống, quan điếm văn chương của mình như Cao Bá Quát thật là hiếm, đúng là thơ của bậc đại nhân.

Thơ mở ra không gian rộng lớn với những miền đất lạ, những núi sông kì tuyệt, với các bậc thánh hiền hào kiệt cùng đi lại với thi nhân:

“Núi cao nhất: Thái Sơn, Hành, Nhạc!
Sông: Hoàng Hà, Giang, Hán đâu bì!
Sống quanh bên ba thước võng treo kia,
Mà trùng điệp, nước đẹp non kì đều được thấy.
Bao hào kiệt thánh hiền trong ấy
Cùng vái ta, hết thảy bạn bè quen...”

cao bá quat

Đấy là cảnh tượng trong sách ‘Yên Đài anh ngữ” của Bùi Ngọc Quỹ mà thi sĩ họ Cao đọc được. Vậy mà nhà thơ diễn tả lại như được tận mắt chứng kiến. Cao Bá Quát đã diễn tả một khát vọng. Hình ảnh đối lập giữa núi sông kì vĩ với “ba thước võng” làm nổi bật cuộc sống bé nhỏ, quẩn quanh của nhà thơ. Sách đã mở ra trước mắt nhà thơ một thế giới rộng lớn, gây cho nhà thơ cảm xúc mãnh liệt:

“Đang ốm nằm, bỗng ngồi dậy, rồi đứng lên
Bưng tai lại, nhắm nghiền hai mắt lại
Lắng tinh thần, sạch lâng bao nghĩ ngợi,
Im lìm mà như tới cõi thần du”

Nhà thơ đang ốm mà đọc sách “bỗng ngồi dậy rồi đứng lên” như người khỏe mạnh, sách đã mang lại cho nhà thơ sức mạnh tinh thần mới. Sách đã thanh lọc tâm hồn của thi nhân “Lắng tinh thần, sạch lâng bao nghĩ ngại”. Tứ thơ này gợi nhớ chuyện văn hào Mácxim Goócki đã đem soi trang sách dưới ánh mặt trời để xem có gì mà kích động dữ dội như vậy!

Tác giả lại đối lập giữa ông Đô sát họ Bùi ngoài muôn dặm nước non với nhà thơ đóng cửa lại mà gọt giũa, tỉa tót văn chương:

“Ngán cho mình đóng cửa nhai văn, nhấm chữ bấy lâu rồi.
Sâu đo nọ, những đòi đo thế giới!”

Thái độ tự phê phán của Cao Bá Quát đáng kính cả hai mặt. Một là xưa nay có quan niệm “văn mình vợ người” cho nên hiếm có người tự chê văn thơ của mình. Hai là, tác giả nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa nhà văn và cuộc sống, nhà văn mà ru rú trong “tháp ngà” thì chỉ “nhai văn nhấm chữ” một thứ văn chương èo uột không hồn. ông tự chế giễu mình: “Sâu đo nọ, những đòi đo thế giối”! Hình ảnh “sâu đo” cho thấy hết sự thảm hại của văn chương “tháp ngà” xa rời cuộc sống.

Ông hồi tưởng lại chuyến đi Inđônêxia, đến thủ đô Jakarta nhìn vũ trụ bao la mới thấy văn chương trước kia là trò trẻ con:

“Từ vượt bể qua Ba Son đất mới
Bừng mắt trông. Ôi! Sáu cõi mênh mang!
Rõ trò chơi từ trước chuyện văn chương
Khách nam tử ai sống suông bằng sách vở?
Ông Đô sát già đời trên thế lộ,
Lời anh ngôn còn học nữa, đợi chờ chi?”

Trong tâm thức Cao Bá Quát, cuộc sống bấy giờ quá chật chội, mất tự do, cho nên đọc sách người, ông thấy núi rộng sông dài, xê dịch đến nơi đất lạ, ông thấy “sáu cõi mênh mông”. Ông muốn đổi thay cuộc sống, đổi mới văn chương. Cao Bá Quát quan niệm đúng, phải thay đổi cuộc sống, đổi mới con người thì mới đổi mới văn chương được. Hai câu thơ “Rõ trò chơi từ trước chuyện văn chương, Khách nam tử ai sống suông bằng sách vở”, trong nguyên tác là:

“Hướng tích văn chương đẳng nhi hí!
Thế gian thùy thị chân nam tỉ? (tử)
Uổng cả bình sinh độc thư sử.
(Chuyện văn chương trước đấy thực là trò trẻ con!
Trong thế gian này có ai thật là bậc tài trai,
Mà lại phí cả một đời đọc mấy pho sách củ?)”

ung dung tự tại

Điều gì đã làm xáo trộn tâm tư Cao Bá Quát? Điều gì đã làm thay đổi quan niệm sống của tác giả gang thép với cường quyền? Điều gì đã làm đảo lộn quan điểm văn chương của một tài năng lỗi lạc (Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán)? Đó là cuốn “Yên Đài anh ngữ” của Bùi Ngọc Quỹ, nói cụ thể hơn là “anh ngôn” (lời trẻ con), vì trẻ con mới dám nói sự thật mà sự thật trong văn chương mới làm kinh động lòng người. Trong truyện cổ tích Anđecxen lời nói làm kinh động nhất vẫn là lời của trẻ con, chỉ có đứa trẻ còn bồng trên tay mới dám chỉ vào ông vua mà nói rằng ông vua cởi truồng! Người đọc sách bị xáo trộn tâm hồn khi bất gặp chính khát vọng của mình trong trang sách.

Có lẽ cuốn sách ‘Yên Đài anh ngữ” đến với Cao Bá Quát vào lúc thi nhân đang lâm bệnh. Nên “lời anh ngôn” càng xúc động thi nhân dữ dội và khiến họ Cao phải dằn vặt, trăn trở về những điều hệ trọng trong cuộc sống bấy giờ:

“Chẳng thắy ru?
Gã chồn chân nằm khểnh xó nhà kia.
Đầy núi đẹp bốn bề như gấm vóc,
Dấu Cầm, Hưởng cao xa khôn nối gót,
Một chút “danh” ràng buộc mãi không thôi,
Than ôi!
Một chút danh ràng buộc mãi không thôi
Áo xanh, tóc bạc... già rồi!”

Thi sĩ họ Cao tự phê phán cuộc sống tầm thường, nhỏ hẹp tù túng của chính mình, “chồn chân nằm khểnh xó nhà” mà không biết nối gót cầm, Hướng đến nơi núi non gấm vóc. cầm là ai? Hướng là ai? cầm là cầm Khánh, Hướng là Hướng Trường, hai cao sĩ đời hậu Hán. cầm Khánh từ quan về ở ẩn. Hướng Trường nhà nghèo, học rộng, về sau kết giao với cầm Khánh dạo chơi nơi núi non kì tuyệt. Hướng Trường có nói một câu nổi tiếng: Ta đã biết giàu không bằng nghèo, sang không bằng hèn, chỉ chưa biết chết có bằng sống hay không. Vào thời điếm đó, Cao Bá Quát nghĩ đến cầm, Hướng là một cách bộc lộ tâm trạng bế tắc. Nhà thơ dằn vặt:

“Một chút “danh” ràng buộc mãi không thôi”

Rồi lại dằn vặt:

“Một chút danh ràng buộc mãi không tliôi.
Áo xanh, tóc bạc... già rồi!


Điệp cú kết thúc bài thơ “nhất danh ca bạn trường như thử”! (Một chút danh cứ ràng buộc mãi thế này) rất có trọng lượng, bộc lộ sự chuyển biến trong tâm trạng Cao Bá Quát. Khi con người cảm thấy danh lợi ràng buộc là đã muốn thoát khỏi sự ràng buộc đó hoặc chí ít thì cũng thấy “danh” chẳng còn có ý nghĩa gì.

Tóm lại, bài thơ “Đề sát viện Bùi Công Yên Đài anh ngữ khúc hậu” là quan điểm học thuật của Cao Bá Quát hay là quan điểm tư tưởng của Cao Bá Quát? Nhiều ý kiến thiên về quan điểm học thuật (văn chương, thơ). Riêng tôi, tôi cho rằng đây là tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên những bước đường tư tưởng của Cao Bá Quát. Thi sĩ họ Cao đã nhận thức được cuộc sống chật hẹp, danh lợi ràng buộc, văn chương như trò trẻ con. Tác phẩm ‘Yên Đài anh ngữ” của Bùi Ngọc Quỹ thêm một đòn làm cho vết rạn nứt của hệ tư tưởng chính thống càng lớn. Thi sĩ họ Cao đã “nổi loạn” về tư tưởng nhưng chưa có lôi thoát. Lợi danh vô nghĩa, cầm, Hướng không theo. Mà không thay đổi cách nhìn, không thay đổi quan niệm sống thì làm sao đổi mới văn chương?

Nhưng cũng có thể nhận thấy con đường mà thi sĩ họ Cao thoát khỏi danh lợi đi với nông dân, trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân không còn xa nữa.

Viết bình luận