Văn phân tích: Nói với chim

Bài thơ “Nói với chim” (tên của bài thơ là do tác giả sách giáo khoa đặt) là bài thơ số 67 trong tập “Người giữ vườn” của R.Ta-go-rơ. Nhà thơ là người coi giữ, chăm sóc, vun trồng “ngôi vườn tình ái”. Mà phải nên hiểu quan niệm “người giữ vườn” của R.Ta-go-rơ như Ma-hát-ma Gan-di: “Ta-go-rơ là người lính canh vĩ đại của nhân gian”. Bài thơ “Nói với chim” thể hiện sinh động tư tưởng vĩ đại đó của Ta-go-rơ:

“Dù chiều đang đến dần từng bước, ra hiệu cho mọi lời ca bặt tiếng im hơi;
Dù các bạn mi đã quay về ngơi nghỉ và mi đã thấm mệt rồi;
Dù nỗi sợ lan dần trong bóng tối và bầu trời phủ kín mạng nơi nơi;
Nhưng chim ơi chim, hãy nghe ta nhé, xin đừng xếp cánh chim ơi.
Đó đâu phải là bóng lá rửng u ám, mà chỉ là sóng biển trào dâng, như con rắn đen thăm thẳm cuộn mình.
Đó đâu phải là điệu múa của hoa nhài đang nở, mà chính là bọt sóng sáng ngời lên.
Ôi đâu rồi bờ biển xanh rực nắng, đâu rồi chiếc tổ ấm của mi?
Chim ơi chim, hãy nghe ta nhé, xin dừng xép cánh chim ơi.
Đèm lẻ loi nằm suốt lối mỉ qua, tinh mơ ngủ sau núi đồi rợp bóng.
Những vì sao đếm từng giờ, nín thở. Mảnh trăng mờ bơi mỏi giữa đêm sâu.
Chim ơi chim, hãy nghe ta nhé, xin đừng xếp cánh chim ơi.
Với mi, nào có niềm hi vọng, nào có sợ hãi chi.
Mi không tiếng nói, không thì thầm, không than khóc.
Mi không cửa nhà, không giường nằm nghỉ.
Mi chỉ có đôi cánh của riêng mình và bầu trời không vạch sẵn đường bay.
Chim ơi chim, hãy nghe ta nhé, xin đừng xếp cánh chim ơi.

(Phan Nhật Chiêu và Lương Duy Trung dịch)

nói với chim

Con người vĩ đại so với muôn loài, nhưng lại thiếu đôi cánh. Chính vì vậy đôi cánh đã là khát vọng của con người, trở thành hiện tượng thơ ca phổ biến của nhân loại. Đôi cánh chim đã chuyên chở tình cảm, tư tưởng nhà thơ qua các thời đại. Trong ca dao, cánh chim khi thì kì vĩ như con phượng hoàng trên non cao, khi thì nhỏ nhoi đáng thương như cánh chim chiều. Trong “Truyện Kiều”, cánh chim cũng tượng trưng cho cái đẹp, cái cao cả, hùng tráng: một âm thanh hay cũng phải nhờ đến cánh chim gợi tả (Trong như tiếng hạc bay qua), giấc mơ lãng mạn cũng gửi vào đôi cánh chim (Cánh hồng bay bổng tuyệt vời). Cánh chim trong giông bão đã gợi hứng cho Mác- xim Go-rơ-ki viết “Bài ca chim báo bão”. Nhà thơ Ba Tư thế kỉ XIV là Ha-ji- zờ cũng có “Cánh chim của tôi”:

“Tâm hồn tôi là một cánh chim thiêng
Gầy tổ trên tầng trời cao nhất”

Ta-go-rơ trong “Nói với chim” đã làm cuộc đọ cánh độc đáo và sâu sắc giữa đôi cánh chim và đôi cánh nhà thơ. Thi sĩ đã bày ra một cuộc hay đầy gian nan. Chiều đến, mà tổ của chim ở bên kia biển lớn. Chim phải bay qua đêm tô'i và biển cả để trở về đích cuối cùng nơi tổ ấm bên bờ biển xanh rực nắng. Nhà thơ thì có khác chi, chiều rồi, “Nhà thơ ơi, chiều rồi’™ đã thấm mệt rồi, mà đích cuối cùng thì còn xa, con đường gian nan đầy thử thách chẳng khác gì đêm tôi và biển cả đối với cánh chim. Nhưng nhà thơ phải bay tới đích cuối cùng, bay bằng đôi cánh của chính mình, đôi cánh trừu tượng, đôi cánh tư tưởng của mình. Thế là chim và nhà thơ đã trở thành bạn đồng hành trong cuộc trường chinh qua biển đêm.

Nguyễn Du lại chọn cuộc đồng hành khác, đồng hành với thiếu nữ. “Xăm xăm hăng lối vườn khuya một mỉnh”, đành rằng đấy là bước chân của Thúy Kiều “băng lối” sang nhà người tình, nhưng còn là bước chân của Nguyễn Du nữa, bước chân của thi nhân đã trùng khít với bước chân của thiếu nữ.

Khởi đầu cuộc đồng hành giữa đôi cánh cụ thể (cánh chim) và đôi cánh trừu tượng (nhà thơ) hãy nghe nhà thơ nói với chim.

“Dù chiều đang đến dần từng hước, ra hiệu cho mọi lời ca bặt tiếng im hơi;
Dù các hạn mi đã quay về ngơi nghỉ và mi đã thấm mệt rồi;
Dù nỗi sợ lan dần trong bóng tối và bầu trời phủ kín mạng nơi nơi
Nhưng chim ơi chim, hãy nghe ta nhé, xin đừng xếp cánh chim ơi”.

Đoạn thơ là một câu có bốn mệnh đề thì ba mệnh đề là điều kiện và một mệnh đề là lời kêu gọi, đã thấy sự căng thẳng của chuyến bay. Nhà thơ, nhân vật không cánh đã tiên liệu hết cho chuyến bay, nhận thức được sự vận động của thời gian “chiều dang đến”, thấy được uy quyền của bóng tối “ra hiệu cho mọi lời ca bặt tiếng im hơi”. Chim khởi hành qua biển đêm trong lúc các bạn chim “quay về ngơi nghỉ” và chim “đã thấm mệt”. Lời nói với chim đều được diễn đạt bằng hình ảnh sinh động và hay nhất là hình ảnh “bầu trời phủ kín mạng nơi nơi”, thiên nhiên xinh đẹp như mặt con gái mà bóng tối như tấm mạng che mặt, đêm tối chẳng khác nào một cô gái Á Rập đi ngoài đường. Nhân vật đồng hành đã không giấu chim điều gì về những điều gian nan của cuộc hành trình và kêu gọi một cách tha thiết.

“Nhưng chim ơi chim, hãy nghe ta nhé, xin đừng xếp cánh chim ơi”
(Bird, o my bird, listen to me, do not close your wings)

Lời kêu gọi tha thiết này được điệp lại đến lần thứ tư trong bài thơ như một điệp khúc thể hiện ý chí mãnh liệt của Ta-go-rơ trong cuộc sống.
Đúng như J.Nê-ru nhận xét “Thế giới tinh thần của Ta-go-rơ rết An Độ, ông lại bao quát được tinh thần nhân loại nói chung. Ta-go-rơ gần gũi thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên, yêu thiên nhiên như tinh thần An Độ nhưng bao giờ ông cũng nâng cao thiên nhiên lên bằng đôi cánh tư tưởng trác tuyệt của mình”.

Nói với chim 1

Chỉ có sự nhìn nhận sáng suốt của đôi cánh trừu tượng, nhà thơ mới mách bảo cho chim tránh được những ngộ nhận, những lầm lạc, những cạm bẫy để bay đến bờ biển xanh rực nắng để về với tổ ấm của chim:

“Đó đâu phải là bóng lá rừng u ám, mà chỉ là sóng biển trào dâng, như con rắn đen thăm thẳm cuộn mình.
Đó đâu phải là điệu múa của hoa nhài đang nở, mà chính là bọt sóng sáng ngời lên..”

Và nhà thơ gợi đến xứ sở xinh đẹp của chim ở bên kia biển đêm, nơi đó có tình yêu, có tổ ấm của chim để tạo thêm sức mạnh cho đôi cánh chim:

“Ôi đâu rồi bờ biển xanh rực nắng, đâu rồi chiếc tổ ấm của mi?”

Để chim khỏi cảm thấy lạc lõng giữa biển đêm, nhà thơ còn chỉ ra sự hoạt động trong vũ trụ bằng những hình ảnh nhân hóa sông động.

“Những vì sao đém từng giờ, nín thở. Mảnh trăng mờ bơi mỏi giữa đêm sâu.”

“Những vì sao”, “mảnh trăng mờ”, các thiên thể trong vũ trụ cũng đang mệt mỏi trong cuộc vận động để đến đích cuối cùng. Những hình ảnh nhân hóa chạy suốt bài thơ, với Ta-go-rơ không còn là thủ pháp nghệ thuật mà đã trở thành đường lối tư tưởng mang đậm dấu ấn của tư tưởng Ân Độ, của phương Đông: Con người và thế giới tự nhiên là một. Nhưng tinh ý một chút có thể thấy được Ta-go-rơ làm giàu có thêm cho kho tư tưởng Ân Độ và phương Đông là ở đôi cánh tư tưởng của chính mình.

Suốt cuộc bay qua biển đêm, người đồng hành không cánh đã trở thành người cổ vũ, người canh giữ và giờ đây là người phát động những tiềm năng và nội lực của chim để chim không “xếp cánh”, không bỏ cuộc giữa chừng:

“Với mi, nào có niềm hi vọng, nào có sợ hãi chi
Mi không tiếng nói, không thì thầm, không than khóc.
Mi không cửa nhà, không giường nằm nghỉ
Mi chỉ có đôi cánh của riêng mình và bầu trời không vạch sẵn đường bay”

Nói như vậy nhân vật không cánh càng trở nên lồng lộng, đôi cánh trừu tượng càng mầu nhiệm, đôi cánh tư tưởng càng kì diệu. Phải nói, tạo hóa cho loài chim đôi cánh với những chiếc lông chim cũng thật kì diệu, nhưng làm sao sánh được với đôi cánh tư tưởng của con người. Và Ta-go-rơ đã không diễn tả bằng triết lí khô khan mà bằng cả một thế giới hình ảnh, âm thanh sông động lạ thường. Đọc “Nói với chim”, ta như nghe lời thi hào Ta-go-rơ nói: “Bạn đọc ơi, bạn là ai, mà trăm năm sau sẽ đọc thơ tôi?... Trong niềm vui của lòng bạn, bạn có nghe chăng một niềm vui sông đã hát vang một buổi sáng mùa xuân gởi qua suốt một trăm năm giọng điệu hân hoan ngây ngất của mình”.

Và ai đó còn hoài nghi về sự sáng chói của tư tưởng Ta-go-rơ thì hãy nghe thêm một lời của văn hào Pháp: “Tôi nhận thấy không một tư tưởng nào của thời đại chúng ta lại xứng đáng được kính trọng - tôi định nói xứng đáng được tôn sùng - cho bằng tư tưởng của Ta-go-rơ. Tôi tự cảm thấy nhỏ bé tầm thường trước Ta-go-rơ như chính Ta-go-rơ cảm thấy tầm thường nhỏ bé lúc ca hát trước Thượng Đế” (An-đrê Gide).

Viết bình luận