Văn phân tích: Hương Sơn Phong Cảnh Ca

Hương Sơn là thắng cảnh nổi tiếng của xứ Bắc, có Chùa Hương kì lạ trong một cái động (động Hương Tích) trên đỉnh núi. Chỉ có một đường thủy (Khe Yến) vào Chùa Hương bằng đò dọc. Phong cảnh sơn thủy hữu tình. Hội Chùa Hương bắt đầu từ rằm tháng giêng hàng năm, thu hút nhiều khách thập phương, nhiều tao nhân mặc khách, người tu, kẻ tục. Điều lí thú nhất khi trẩy hội Chùa Hương là giữa non xanh nước biếc của bầu trời cảnh bụt được nhìn những khuôn mặt người tứ xứ, họ trút hết những lo toan, những ưu phiền ngoài bến Đục mà vui sống nơi cõi Tiên, cảnh Phật, hội Người.

Thơ viết về Chùa Hương có nhiều, nhưng có lẽ nổi tiếng nhất ba bài: “Chùa Hương” của Hồ Xuân Hương, “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp và “Hưcmg Sơn phong cảnh ca” của Chu Mạnh Trinh.

Hồ Xuân Hương viết “Chùa Hương” theo thể thất ngôn bát cú luật Đường, Nguyễn Nhược Pháp viết “Chùa Hương” theo thể ngũ ngôn trường thiên, còn Chu Mạnh Trinh viết “Hương Sơn phong cảnh ca” theo thể Hát nói, một thể ca trù của dân tộc. Chọn thể Hát nói, tác giả “Hương Sơn phong cảnh ca” vừa thể hiện được tình cảm lãng mạn, phóng túng của thi nhân, lại cũng vừa thêm hương thêm sắc cho thể ca trù dân tộc.

tranh son dau phong canh lang que

Phong cảnh Hương Sơn được giới thiệu khái quát trong khổ thơ đầu thật tự nhiên và mới mẻ:

“Bầu trời cảnh bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
“Đệ nhất động” hỏi rằng đây có phải?”

Câu thơ đầu bô'n chữ thật lạ, mở ra không gian mênh mang của phong cảnh Hương Sơn. Bầu trời cao rộng, non xanh nước biếc, trời nước giao hòa. Con người như xa lánh cõi tục mà lạc vào cảnh thần tiên, “cảnh bụt”. Đặt chân đến Hương Sơn thi nhân như thỏa nguyện, thỏa lòng “ao ước”:

“Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay”

Nhìn vào đâu, nhà thơ cũng thấy lạ lùng, thiêng liêng, huyền ảo:

“Kia non non, nước nước, mây mây”

Những từ láy tiếng “non non”, “nước nước”, “mây mây” vừa gợi được nét đặc trưng của phong cảnh Hương Sơn, sự giao hòa lạ lùng của non nước mây trời vừa tạo ra nhịp điệu khoan thai của người trẩy hội.

Trong tứ thơ khái quát, tác giả cũng không quên nhắc đến dòng chữ gây ấn tượng cho khách thập phương là “Nam thiên đệ nhất động” tương truyền là của Chúa Trịnh, trong một câu hỏi tu từ tạo ra sự huyền hồ cho cẩnh vật:

“Đệ nhất động” hỏi rằng đây có phải?"

Phong cảnh Hương Sơn cứ hiện dần lên trong âm thanh, trong hình ảnh mộng mị:

“Thỏ thể rừng mai chim cúng trái,
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”

Những đảo ngữ thần tình “thỏ thẻ rừng mai”, “lững lờ khe Yến”, những phép tu từ nhân hóa thật hay “chim cúng trái”, “cá nghe kinh”. Tuyệt vời thay, con người và muông thú đều say trong “cảnh bụt”, chỉ riêng “Nam thiên đệ nhất động” mới có cảnh lạ lùng như vậy. Và cũng phải nói là chỉ riêng tâm hồn thơ Chu Mạnh Trinh mới nhìn phong cảnh Hương Sơn ra thiêng liêng như vậy. Cảnh Chùa Hương hiện lên một cách đặc sắc là nhờ phần lớn ở cách tạo nhạc. Âm thanh “thỏ thẻ” của chim rừng như ru người vào mộng, tiếng cầu kinh mùi mẫn từ trong động vọng ra dụ cả cá vào cõi Phật, “cá nghe kinh”, để rồi “một tiếng chày kình” (hai thanh bằng “chày kình” rất trầm như tiếng đàn công - trơ - bát (contrebasse) - một đối trọng) làm giật mình những kẻ ngoại đạo (khách tang hải).

“Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”

Độ thẩm âm của thi nhân thật là tinh tế, nghệ thuật hòa âm như vậy thật là cao tay!

hương sơn phong cảnh ca

Hình ảnh màu sắc trong bút pháp miêu tả của Chu Mạnh Trinh thanh tao, huyền ảo hợp với vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn:

“Nhác trông lên ai khéo họa hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mẩy lối uốn thang mây”

Phong cảnh Hương Sơn đã kì tuyệt, lại thêm con mắt của thi nhân, nên nhà thơ hướng vào đâu là ở đó hiện hình họa “Nhác trông lên ai khéo họa hình”, màu sắc lung linh lên hết thảy “Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”. Cảnh đẹp tự nhiên mà như có bàn tay của nhà điêu khắc, thật là kì ảo. Cảnh Hương Sơn nhìn lên đẹp, nhìn vào các hang động lại càng đẹp:

“Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây”

“Thăm thẳm” là hang sâu, tối, Chu Mạnh Trinh đã lồng vào hang “bóng nguyệt” khiến cảnh động trở nên huyền ảo. Con đường lên Chùa Hương thì vòng vo, “gập ghềnh” được mây phủ mà thành “gập ghềnh mấy lối uốn thang mây” như cảnh tiên. Thật ra Hương Sơn núi không cao, nhưng hội Chùa Hương lại vào mùa xuân, tiết trời ẩm ướt, mây sà xuống thấp, người bên trên nhìn thấy mây quấn người dưới thấp đến nỗi Chu Mạnh Trinh, nhà thơ say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên, nặng lòng với non nước phải thốt lên:

“Chừng giang sơn còn đợi ai
đây Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt?”

“Hương Sơn phong cảnh ca” là kiệt tác của Chu Mạnh Trinh. Bài thơ hay nhiều mặt: thể Hát nói thích hợp với tinh thần tự do, phóng khoáng của thi nhân, hình ảnh gợi cảm vừa hư vừa thực với bút pháp biến hóa, nhạc điệu trong trẻo thánh thiện với bản hòa tấu âm thanh của con người, của chim muông hoa lá. Mỗi chữ, mỗi lời, mỗi hình ảnh, âm điệu đều mang theo một mảnh tài hoa của Chu Mạnh Trinh và tình yêu non nước của thi nhân. Cảm ơn nhà thơ đã cho ta biết yêu thêm một miền non nước kì tuyệt của Tổ quốc.

Viết bình luận