Văn phân tích: Nguyệt Cầm

nguyệt cầm

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm.
Mỗi giọt rai tàn như lệ ngân.
Mây vắng, trài trong, đêm thủy tinh.
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh, trài ơi...
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người...
Bốn bể ánh nhạc: biển pha lê;
Chiếc đảo hồn tôi rạn bốn bề.
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.

(Gửi hương cho gió)

Xuân Diệu cũng như các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đều chịu ảnh hưởng của thuyết Tương giao. Trong bài thơ “Huyền diệu”, Xuân Diệu đã lấy câu thơ của thi sĩ tượng trưng Pháp Bauxdelaire làm đề từ “Les parfums, les coulcurs et les sons se répondent” (Hương thơm, màu sắc và âm thanh hòa điệu). Xuân Diệu là thi sĩ xúc cảm bằng cảm giác nên thuyết Tương giao (Correspondance) ảnh hưởng đến thơ Xuân Diệu sâu đậm nhất. Nhưng hồn thơ Xuân Diệu có gốc rễ sâu xa trong nền văn hóa dân tộc nên thuyết Tương giao đến với Xuân Diệu cũng có nét độc đáo riêng. Ví như thời đó âm nhạc phương Tây đã du nhập vào nước ta, những nhạc cụ như vĩ cầm, dương cầm, phong cầm không còn xa lạ với nền âm nhạc của nước nhà, nhưng Xuân Diệu lại xúc động với tiếng đàn Nguyệt (Nguyệt cầm) một cây đàn của phương Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam. Cây đàn Nguyệt với mặt tròn vành vạnh như mặt trăng, với bôn dây to nhỏ đã từng “nhỏ máu năm đầu ngón tay” của những kiếp cầm ca như Thúy Kiều, người ca nữ trên sông Tầm Dương, Chiêu Quân...

Tiếng đàn vừa cất lên thì những giác quan của nhà thơ đều rung động, thị giác, thính giác và xúc giác cùng đồng hiện:

“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hãi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”

Những thanh trắc (nhập, nguyệt, lạnh...) nức nở, kết hợp với những thanh bằng trùng điệp (trăng... trăng... trăng, đàn... đàn... đàn) tạo ra âm thanh trầm uất. Những nhịp hai (trăng thương/trăng nhớ; đàn buồn/đàn lặng) ngắc ngứ, đứt đoạn diễn tả nỗi buồn u ẩn vạn kỉ của những kiếp cầm ca. Những nốt đàn buồn chầm chậm đọng thành từng giọt như giọt lệ:

“Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”

Thị giác đã kết hợp với thính giác mà thành “lệ ngân”, giọt lệ có âm thanh “ngân” lên nỗi buồn của ca nữ.

nguyệt

Tiếng đàn vừa mở ra không gian cao rộng “mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh”, vừa dội vào tâm hồn thi nhân, xao động đến nơi sâu thẳm của trái tim yêu thương của thi nhân:

“Linh lung bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh”

Nhịp thơ chuyển, từ những câu thơ 2/2/3 đã chuyển thành 2/5 (thu lạnh/càng thêm nguyệt tỏ ngời) rồi nhịp 4/1/2 (Đàn ghê như nước/lạnh/trời ơi!) Cái nhịp một đã diễn tả được cái đảo phách ngoạn mục của người chơi Nguyệt cầm. Xúc giác trong thơ (ghê, lạnh) bộc lộ trực cảm mạnh mẽ, tạo ra nét riêng mê li của thơ Xuân Diệu. Chuỗi hợp âm uất hận va sát vào nhau như tiếng sỏi xao xác, khô khốc, mà sao lại “long lanh”? “Long lanh tiếng sỏi vang vang hận”? “Long lanh” là thuộc phần tài hoa của người gẩy đàn, tiếng đàn “buồn”, “hận” nhưng hay quá, đẹp quá, trong âm thanh có hình ảnh, gợi nhớ những mĩ nhân bất hạnh đã từng nhập hồn vào cây đàn nguyệt (như mĩ nhân đàn tì bà trên bến Tầm Dương...)

“Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người”

Nhà thơ có cảm giác chìm ngập trong biển âm thanh, tiếng “nguyệt cầm” trong quá, sáng quá thành biển “pha lê”. Hình tượng thơ thật là mĩ lệ! Sóng nhạc vỗ vào “chiếc đảo hồn tôi” mà nhà thơ nghe nỗi sầu âm nhạc lan tỏa cả vũ trụ:

“Bốn bề ánh nhạc: biển pha lè;
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.
Sương bạc làm thinh khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê”

Viết bình luận