Phân tích nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Nghệ thuật trào phúng vốn có truyền thống trong văn học Việt Nam từ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyễn, Tú Xương cho đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Nhưng tiếng cười đả phá, mỉa mai ở Người lại có sắc điệu riêng ở chất uy-jnua rất Pháp, ở niềm tự tin, lạc quan của người chiến sĩ cộng sản. Vi hành là biểu hiện của một ngòi bút châm biếm vừa sắc sảo, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh, vừa có chất dí dỏm, nhẹ nhàng của phương Tây vừa có chất thâm thúy sâu cay của nghệ thuật trào phúng phương Đông.

Cách thức biểu hiện: sự đột ngột trong cách trình bày mâu thuẫn và tạo khoảng trống cho trí tuệ người đọc tự vận động, liên tưởng, suy nghĩ để tìm ra ẩn ý, giải những hàm ngôn; Vi hành tạo cái cười càng nghĩ càng ngấm, càng ngấm lại càng đau.

vi hành 2

Biểu hiện cụ thể:

- Đó là tiếng cười hiện đại, giàu chất trí tuệ, không nổ giòn giã ngay trên bề mặt mà thâm trầm ở bề sâu. Vì thế người ta chỉ có hiểu được tiếng cười ấy khi có một tầm hiểu biết, nhận thức nhất định. Ây là lối chỉ trích sắc sảo, không đao to búa lớn mà bằng lối cười ruồi, nói mát được sử dụng linh hoạt, hiệu quả như một vũ khí lợi hại. Điều này chứng tỏ ở người viết một trí tuệ lớn, một bản lĩnh lập trường cách mạng vững vàng.
- Nhân vật chính - đối tượng châm biếm chủ yếu là Khải Định, nhưng hắn không hề trực tiếp xuất hiện trong truyện mà chân tướng vẫn hiện lên rõ. Tác giả đã mượn cái nhìn, ý nghĩ của chính đôi trai gái người Pháp cùng ý nghĩ, sự nghi hoặc giả thiết của mình để soi chiếu, tái hiện tên vua bù nhìn từ nhiều chiều, phía. Có một đoạn văn liên tục xuất hiện những câu hỏi đặt ra những giả thiết về mục đích vi hành của Khải Định với hàng loạt từ ngữ: phải chăng là, hay là, hay không, luyến láy, tiếp nối như thể tác giả đang đảo trộn, soi xét, lật đủ mặt này, mặt kia để phơi bày trụi trần mọi cái xấu xa của đối tượng đả kích. Những câu văn như được thoát khỏi cái tính chất tâm sự của lời viết thư để nói thẳng, nói thật, nói trúng ý, tình người viết truyện.

- Sự sắc sảo của nghệ thuật trào phúng còn bộc lộ trong bố cục, kết cấu truyện: đi từ thời gian hiện tại đến thời gian bao quát, từ một tình huống nhầm lẫn cụ thể đến nhiều tình huống nhầm lẫn khác, tác giả vừa tạo sự bất ngờ thú vị cho người đọc, vừa khẳng định, minh chứng trước cho những điều cần nói để lật tẩy hoàn toàn bộ mặt Khải Định. Dưới ngọn bút đầy tính chiến đấu của nhà văn, sự hư cấu hay không hư cấu, thật hay không thật đều có lí do tồn tại của nó, rất rành mạch, rõ ràng.

- Cái cười mỉa mai, bóng gió kiểu nói mát cứ thấp thoáng những ý nghĩ xa gần, nghĩa đen nghĩa bóng cùng được thể hiện ở đối tượng châm biếm thứ hai -thực dân Pháp, cụ thể hơn là bọn mật thám và chính phủ mẫu quốc, lồng trong đó là sự khinh rẻ, mỉa mai Khải Định.

Có một hệ thống rất phong phú về lối cười này: đón tiếp tốt đẹp, dành clio, nhiệt tình, chào mừng, liính trọng, tự hào, phục vụ, tận tụy, tận tay, âu yếm, xúc động sâu xa, kiêu hãnh... phụ họa với những câu văn đậm đặc một vẻ mỉa mai và cả lối ví von so sánh sắc nét. Đó là tiếng cười vừa như dành một chút cho giải trí, cho tan ra vừa dành phần nhiều cho mục đích chính trị, cho ngấm sâu chất xót xa vào máu thịt đối tượng châm biếm. Đó là cái cười chua chát, mỉa mai như kết quả cuối cùng của một quá trình suy nghĩ để nhận ra cái trái tự nhiên nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng. Ngòi bút trào phúng sâu sắc của tác giả đã chú ý phát hiện và khai thác những cái trái ngược hẳn nhau trong cùng một hiện tượng thống nhất: ông vua danh nghĩa đậng quý, đáng trọng thực chất lại đáng khinh. Những sự thống nhất trong hiện tượng trái ngược nhau: ông vua - anh hề; nghi thức - trò hề.

- Ngòi bút Nguyễn Ái Quốc vẫn giữ được vẻ tươi tắn, hóm hỉnh của một tâm hồn trẻ trung, một tinh thần người chiến sĩ cách mạng luôn lạc quan tin tưởng. Vi hành có tiếng cười giàu sắc điệu.

Ở đó có chất thâm thúy của người từng trải thông thuộc kinh sử lẫn chất tinh nghịch đùa vui của tuổi thơ. Cho nên thái độ đả kích của tác giả vừa trực tiếp - gián tiếp; vừa bộc lộ khách quan vừa chủ quan. Những yếu tố ấy đã tạo nên da thịt cho câu chuyện, đã dẫn cho một ý tưởng, một nội dung chính trị đi vào lòng người hồn nhiên, dễ dàng như một câu chuyện giải trí thú vị.

Viết bình luận