Hai trạng thái cảm xúc của thi nhân qua hai bài thơ "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu và "Đất nước" của Nguyên Đình Thi

Mùa thu đã trở thành thi đề trong thơ ca. Hình ảnh mùa thu đã hiện lên trong thơ cổ điển với vẻ đẹp tuyệt mĩ. Trong thơ lãng mạn, hình ảnh mùa thu đã nhuốm tâm hồn lãng mạn của thi nhân. Các nhà thơ hiện đại vẫn say sưa ca ngợi mùa thu. Tùy theo lý tưởng, quan điểm thẩm mĩ và phương pháp sáng tác của nhà thơ mà hình ảnh mùa thu hiện lên trong thơ với vẻ đẹp riêng. Hai bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu và “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi đều viết về mùa thu nhưng hai tâm trạng cảm xúc của thi nhân khác nhau biết mấy.

trạng thái cảm xúc của thi si

Bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu được viết bằng cảm hứng lãng mạn, bút pháp lãng mạn. Đặc điểm của bút pháp lãng mạn là nhà thơ ban phát cho thiên nhiên mùa thu linh hồn của thi nhân. Tâm trạng của Xuân Diệu buồn “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Trong nỗi buồn vô cớ muôn thuở đó có nỗi buồn thời thế. Nên hình ảnh mùa thu trong thơ Xuân Diệu buồn. Dĩ nhiên, thiên nhiên mùa thu gợi buồn nhưng không thể buồn sướt mướt như thơ của thi nhân:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.”

Nghệ thuật tạo hình hiện đại, liễu rủ như tóc của thiếu nữ buông xuống “lệ ngàn hàng”, lệ không chảy từng giọt mà chảy thành sợi. Những sợi nước mắt xanh chịu tang cho những chiếc lá vàng ra đi, chịu tang cho “mùa thu chết”. Trong câu thơ của Xuân Diệu, trạng thái cảm xúc mùa thu lấn áp cả thiên nhiên. Khi thì độc địa hóa cảnh vật “Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”, khi thì thê thảm hóa cả cỏ cây:

“Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mong manh”

Cảnh vật mùa thu ở đây như phai tàn, lay lắt, hoa thì “rụng cành”, lá thì “run rẩy”, trăng thì “tự “ngẩn ngơ”, núi thì “nhạt sương mờ”, khí trời “u uất”, những chuyến đò thì “vắng người sang”. Con người hiện lên trong mùa thu cũng buồn:

“It nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

Đúng như Nguyễn Du nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Có thể nói từng chiếc lá của mùa thu cũng nhuốm tâm hồn của thi nhân: cô đơn, buồn, tha thiết được giao cảm với đời.

Điều đáng chú ý là sắc thu, cảnh thu, tình thu đều buồn mà đẹp. Đẹp đến nỗi thi nhân reo lên:

“Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo ma phai dệt lá vàng”

Thi nhân không phải đã không còn chút khoái cảm khi nhìn “những luồng run rẩy rung rinh lá”, khi nhìn “nàng trăng tự ngẩn ngơ”... và cả khi nhìn “ít nhiều thiếu nữ buồn không nói”. Thi nhân gắn liền cái buồn với cảnh đẹp, buồn mà vẫn yêu đời tưởng như nghịch lí, nhưng đó chính là đặc trưng tâm lí thẩm mĩ của thơ mới nói chung và thơ Xuân Diệu nói riêng.

mẹ tơm 1

Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi không phải là bài thơ viết về mùa thu, nhưng cảm hứng về đất nước lại được bắt đầu bằng cảm hứng mùa thu. Cảm hứng mùa thu của Nguyễn Đình Thi được viết bằng phương pháp nghệ thuật hiện thực XHCN và với quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh. Nhà thơ đang sống ở núi rừng Việt Bắc sau chiến thắng Thu Đông (1947). Từ mùa thu trong sáng ở Việt Bắc “sáng mát trong...” Nhà thơ nhớ về mùa thu Hà Nội năm xưa đầy kỉ niệm:

“Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Hình ảnh mùa thu Hà Nội gợi lại những kỉ niệm của những người rời Hà Nội đi kháng chiến. Trạng thái cảm xúc của Nguyễn Đình Thi khác với Xuân Diệu trong từng hình ảnh, cho đến từng chiếc lá thu. Mùa thu của Nguyễn Đình Thi không có lá vàng. Những chiếc “lá rơi” chỉ gợi tâm trạng lưu luyến của người ra đi với Hà Nội. Người ra đi đầy quyết tâm, “đầu không ngoảnh lại” nhưng vẫn nghe rõ “sau lưng thềm nắng” âm thanh của từng chiếc lá rơi. Những người đi kháng chiến lưu luyến với Hà Nội biết chừng nào, nhưng vì nghĩa lớn họ quyết ra đi.

Rồi nhà thơ lại trở về với mùa thu Việt Bắc, mùa thu kháng chiến trong sáng, vui tươi. Chiến khu Việt Bắc lúc này đang là khu tự do căn cứ địa của kháng chiến chống Pháp, nơi Hồ Chủ tịch, Chính phủ đang điều khiển cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Nguyễn Đình Thi đã đến mùa thu này với một niềm vui tràn ngập, niềm vui của người tự thấy mình được tự do, dân tộc được tự do, ít ra là ở chiến khu này. Và người vui nên cảnh cũng vui:

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha

Hình ảnh của mùa thu ấy là hình ảnh phản chiếu của một tâm hồn vui vẻ, náo nức, lạc quan của thi nhân trước cuộc sống mới.

Cảm hứng mùa thu là cảm hứng muôn thuở của thi nhân. Nhưng qua hai bài thơ trên, trạng thái cảm hứng của hai nhà thơ về mùa thu khác nhau biết chừng nào. Mùa thu trong thơ buồn vì thi nhân buồn, mùa thu trong thơ vui vì thi nhân vui. Xét cho cùng là vì có quan hệ giữa thu hứng, thu cảm và thời cảm (cảm xúc thời thế). Xuân Diệu trước cách mạng viết “Đây mùa thu tới” buồn đến thế vì nhà thơ sống cô đơn với thân phận của một người dân mất nước nô lệ. Sau Cách mạng, Nguyễn Đình Thi náo nức về mùa thu vui, náo nức là vì thi nhấn là người tự do, thi nhân đang cùng nhân dân làm chủ đất nước, đâu tranh giải phóng đất nước. Có thể nói mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi là mùa thu của tâm hồn lãng mạn cách mạng.

Cũng nên nhớ rằng mùa thu của Xuân Diệu sau cách mạng cũng vui lắm: “Mùa thu vàng sáng đến rồi đây Áo nắng em bay gió thổi đầy Áo trắng hai tà phơ phắt hóa Áo vàng em mặc cánh thu bay”

Viết bình luận