Suy nghĩ về một hiện tượng đời sống đã trở thành vấn nạn ở nước ta hiện nay: tai nạn giao thông.

1. Tìm hiểu đề

Đề bài yêu cầu học sinh bàn về một hiện tượng đời sống đã trở thành vấn nạn ở nước ta hiện nay: tai nạn giao thông. Để bàn về một hiện tượng đời sống, HS cần nắm vững thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục. Đặc biệt, với yêu cầu cụ thế của đề bài này (đóng góp ý kiến để góp phần giảm thiểu vấn nạn đó), học sinh cần bộc lộ được không chỉ vốn hiểu biết mà cả lập trường, thái độ về hiện tượng tai nạn giao thông, phải thể hiện được tiếng nói cá nhân và quan điểm nhìn nhận thật rõ ràng, sắc sảo để làm tăng sức thuyết phục cho bài viết.

vấn nạn giao thông

2. Dàn ý sơ lược

Mở bài:

    - Có thể dẫn dắt từ một câu chuyện có thật trong cuộc sống.

    - Giới thiệu chủ đề bài viết.

Thân bài:

1. Thực trạng tình hình tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay.

2. Nguyên nhân cơ bản:

    - Nguyên nhân khách quan.

    - Nguyên nhân chủ quan.

3. Hậu quả:

    - Với người gây tai nạn.

    - Với người bị tai nạn.

    - Với cộng đồng, xã hội.

4. Giải pháp khắc phục.

Kết bài:

    - Khái quát chung về vấn đề tai nạn giao thông.

    - Nêu suy nghĩ cá nhân.

an toàn giao thông

3. Dàn ý chi tiết

Mở bài:

Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về một bé gái mới học lớp 8 đã phải vừa học, vừa chăm sóc người cha tâm thần và hai đứa em nhỏ. Câu chuyện cảm động này lại bắt đầu từ một vụ tai nạn giao thông khiến người cha suýt mất đi tính mạng, người mẹ sau một thời gian dài chăm sóc chồng ở bệnh viện đã kiệt sức và mất, chỉ còn lại người cha tuy bảo toàn được mạng sống song không còn khả năng làm việc và tự phục vụ trong các sinh hoạt bình thường...

- Những câu chuyện bi thương như thế có rất nhiều. Từ những câu chuyện ấy, ta thấy nổi lên một vấn đề: Tai nạn giao thông không chỉ còn là một rủi ro bất ngờ trong cuộc sống mà thực sự đã trở thành một vấn nạn ở nước ta hiện nay.

Thân bài:

1. Thực trạng tình hình tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay:

- Tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, liên tục trên mọi tuyến đường, đặc biệt là đường bộ (va quệt) và đường sông (đắm đò).

- Tính riêng năm 2008, cả nước có 11578 vụ tai nạn giao thông, làm chết và bị thương hàng nghìn người, thiệt hại hàng tỉ đồng tài sản của cá nhân cũng như tập thể.

2. Nguyên nhân cơ bản:

- Nguyên nhân khách quan: Do hệ thống giao thông còn nhiều bất cập (cách phân luồng, phân tuyến chưa thực sự khoa học, hợp lí, hệ thống biển báo chỉ dẫn chưa phát huy tốt hiệu quả, chất lượng của đường giao thông và phương tiện giao thông kém...).

- Nguyên nhân chủ quan: Người tham gia giao thông chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm khi tham gia giao thông, chưa nắm vững và tuân thủ luật pháp chưa chú ý đúng mức tới vấn đề an toàn.

3. Hậu quả:

- Với người gây tai nạn: Tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt ngồi tù hoặc đền bù thiệt hại cho nạn nhân; tức là sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, thời gian, sức lực khiến cuộc sông của họ có thể bị đảo lộn ngoài ý muốn.

- Với người bị tai nạn: Hỏng hóc phương tiện đi lại, tổn hại về sức khoẻ, thậm chí có nhiều trường hợp đã mất đi cả tính mạng.

- Với cộng đồng, xã hội: Tạo tâm lí lo lắng bất an cho mọi thành viên khi tham gia giao thông, phải gánh nặng hậu quả do tai nạn giao thông để lại: những người thương tật mất đi khả năng lao động, những gánh nặng mà người mất vì tai nạn giao thông để lại như gia đình, con cái.

4. Giải pháp khắc phục:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông đảm bảo chất lượng: đường sá, cách phân luồng, phân tuyến cần khoa học, hợp lí, thường xuyên kiểm soát chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông.

- Tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông với mọi đổì tượng, đặc biệt là với lứa tuổi học đường để tạo cho các em ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông ngay từ khi còn nhỏ.

- Xây dựng chế tài xử phạt thật nghiêm minh với những trường hợp vi phạm, gây mất an toàn giao thông.

Kết bài:

- Tai nạn giao thông có thể xảy đến bất ngờ, có thể được dự báo trước bằng những dấu hiệu của hệ thống giao thông và ý thức của người tham gia giao thông. Song dù thế nào thì cũng là điều đau xót bởi những hậu quả nặng nề mà nó để lại.

- Mỗi người hoàn toàn có thể tránh được và góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông bằng chính việc làm của mình. Việc làm đơn giản đầu tiên là đảm bảo sự an toàn của bản thân bằng việc trang bị phương tiện bảo hiểm, chú ý chất lượng phương tiện và tuyệt đối tránh dùng các chất kích thích làm ảnh hưởng tới sự an toàn khi tham gia giao thông.

tuyên truyền an toàn giao thông

4. Tư liệu tham khảo

TAI NẠN GIAO THÔNG - THẢM HOẠ MỚI CỦA THẾ GIỚI

Từ nay đến năm 2020, tai nạn giao thông sẽ lên vị trí thứ ba trong số những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới, chỉ sau nạn đói và bệnh AIDS.

Cảnh báo này được tờ The Lancet của Anh đưa ra mới đây. Chỉ tính riêng trong năm 2002, tai nạn giao thông trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng và 50 triệu người bị thương, gây phí tổn hơn 500 tỉ USD. Trong đó số người chết do tai nạn giao thông ở châu Á chiếm một nửa, tức khoảng 600 ngàn người, còn thương tích là 9 triệu người. Hội Chữ thập đỏ Quốc tế và Hội Lưỡi liềm đỏ mới đây đã nhấn mạnh rằng, tai nạn giao thông là một hiểm họa ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hằng năm, số vụ tai nạn giao thông tăng 10% và con số này ở các nước nghèo và đang phát triển cao hơn tỉ lệ ở các nước công nghiệp phát triển.

Một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông là có sự tham gia hỗn tạp của nhiều loại phương tiện giao thông trên đường. Tại châu Phi, châu Mĩ La-tinh và vùng Caribê, đa số nạn nhân là người đi bộ, trong khi đó tại một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan, Việt Nam, nạn nhân chủ yếu là những người đi xe hai bánh. Trung Quốc chỉ chiếm 1,9% số phương tiện tham gia giao thông của thế giới nhưng lại chiếm khoảng 15% số vụ tai nạn giao thông, làm cho hơn 100 ngàn người thiệt mạng, ơ An Độ, cứ 6 phút rưỡi lại có 1 người tử vong do tai nạn giao thông và con số này được dự đoán là đến năm 2020 sẽ là 3/1, có nghĩa là cứ 3 phút lại có 1 người chết.

Một nguyên nhân khác dẫn đến tử vong cao tại các nước nghèo là phóng nhanh vượt ẩu, lái xe trong tình trạng say rượu, cộng vào đó là tình trạng xe chở quá mức cho phép trên những con đường có quá nhiều ổ gà. Một hiện tượng khác là tại các nước đang phát triển, số nạn nhân tai nạn giao thông gia tăng cùng với số xe chạy trên đường. Các chuyên gia dự tính, trong vòng 15 năm tới, số xe ở Trung Quốc sẽ tăng khoảng 92% và tại Ấn Độ sẽ tăng 147%. Nguy hiểm hơn là ý thức của người dân kém và không hiểu luật khi tham gia giao thông. Do vậy mà họ có thể gẫy tai nạn đáng tiếc cho người khác và cho chính bản thân và gây ra các cuộc tắc đường kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Chính vì vậy mà tai nạn giao thông đang trở thành vấn đề nhức nhối, đòi hỏi các quốc gia, các tổ chức phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm ngăn chặn.

Viết bình luận