Để khắc phục tình trạng thiếu hụt về văn hoá. Viện sĩ Đmi-tri Li-kha-chốp đề xuất ý kiến: Phải bắt đầu từ chính cái điều cơ bản nhất là sự hình thành nhăn cách của con người. Ý kiến cúa anh (chị) về vấn đề trên
I. Tìm hiểu đề
- Đề thuộc kiểu bài bình luận về một vấn đề xã hội. Cụ thể, ở đây là một vấn đề về văn hoá.
- Học sinh phải nắm vững được mối quan hệ giữa nhân cách và văn hoá; từ đó luận giải được vì sao việc khắc phục sự thiếu hụt về văn hoá lại phải bắt đầu từ việc hình thành nhân cách.
- Vấn đề Viện sĩ Đmi-tri Li-kha-chốp nêu ra hiện nay cũng là vấn đề thời sự của xã hội Việt Nam. Vì thế trong phần bàn luận, đề xuất ý kiến cần có những quan điểm xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội nước ta.
II. Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
- Văn hoá là “thiên nhiên thứ hai”. Cùng với “thiên nhiên thứ nhất”, văn hoá là cái nôi cho sự sống của con người. Cùng với khủng hoảng môi trường, thiếu hụt văn hoá ngày nay đang là vấn đề toàn cầu.
- Văn hoá là do con người tạo nên. Do thế, tìm kiếm những giải pháp khắc phục sự thiếu hụt văn hoá phải bắt đầu từ chính nhân cách của con người. Đúng như ý kiến của Viện sĩ Đmi-tri Li-kha-chốp: “Phải bắt đầu từ chính cái điều cơ bản nhất là sự hình thành nhân cách của con người”.
2. Thân bài
2.1. Giải thích các khái niệm
a. - Nhân cách là tổng hoà tất cả những gì hợp thành một con người với bản sắc và cá tính rõ nét: đặc điểm thể chất, tài năng, phong cách, ý chí, đạo đức, vai trò xã hội... Sự thiếu hụt, sự mất hài hoà của các đặc điểm trên sẽ làm biến dạng nhân cách, gây ra những hậu quả xấu.
- Nhân cách không tự sinh ra. Nó được hình thành lâu dài từ nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau: gia đình, xã hội, truyền thống văn hoá. Để có nhân cách, con người phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu.
- Nhân cách là do hoàn cảnh xã hội, văn hoá nhào nặn nên, nhưng cũng có tác động trở lại: củng cố hay làm thay đổi, xói mòn nền tảng văn hoá.
b. - Văn hoá là khái niệm phức tạp. Có nhiều cách định nghĩa, giới thuyết khác nhau. Cách hiểu phổ thông nhất: văn hoá là những giá trị, chuẩn mực do con người tạo ra trong quá trình lịch sử văn hoá, là nơi ngưng tụ những giá trị, những năng lực đẹp đẽ nhất, tinh tuý nhất của con người, của một cộng đồng người.
- “thiếu hụt văn hóa” là sự suy giảm của những giá trị và năng lực người. Thiếu hụt văn hoá là nguyên nhân gây nên sự xuống cấp của đời sống xã hội.
- Văn hoá là của một cộng đồng nhưng nó “nhập thân” vào đời sống của mỗi cá nhân, được thể hiện sinh động qua mỗi cá nhân. Văn hoá của mỗi cá nhân có quan hệ trực tiếp đến văn hoá chung của cộng đồng.
c. Mối quan hệ giữa “văn hóa” và nhân cách. Đây là mối quan hệ hai chiều:
- Nhân cách của mỗi cá nhân phản ánh văn hoá, là sản phẩm của văn hoá;
- Nhân cách của mỗi cá nhân tham gia vào quá trình tạo lập nên văn hoá chung của tập thể, cộng đồng.
2.2. Bình luận
a. - Ý kiến của Li-kha-chốp đã chỉ ra nguyên nhân của sự thiếu hụt văn hoá. Tình trạng thiếu hụt văn hoá xuất phát từ những quan niệm sai lầm trong việc xây dựng nhân cách chuẩn mực.
- Sai lầm chủ yếu ở đây là không phát triển nhân cách một cách toàn diện. Ví dụ, ngày nay đang có xu hướng đồng nhất đơn giản nhân cách với tri thức. Đúng là tri thức ngày càng có vai trò quan trọng trong một xã hội thông tin. Nhưng quá nhấn mạnh đến tri thức đã khiến giáo dục thiên về dạy kiến thức mà coi nhẹ, lơi lỏng trong dạy làm người. Kết quả là sự suy thoái trong đạo đức, lối sống trở thành phổ biến.
- Một số nguyên nhân khác (học sinh tự phân tích, đưa ví dụ): mặt trái của nền kinh tế thị trường, những bỡ ngỡ trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá,...
- Như thế, chiến lược hình thành nhân cách có tác động trực tiếp đến môi trường văn hoá.
b. - Ý kiến của Li-kha-chốp cũng đồng thời cho thấy giải pháp để khắc phục sự thiếu hụt văn hoá. Đó là: phải quan tâm đến hình thành nhân cách một cách toàn diện.
- Xây dựng nhân cách là vấn đề của xã hội nhưng cũng là vấn đề của mỗi cá nhân. Mỗi người phải tự hoàn thiện mình, phải tự làm giàu có cho vốn văn hoá của mình, từ đó, góp phần làm giàu có, hoàn thiện cho vốn văn hoá chung của cộng đồng.
3. Kết bài
- Việt Nam có một truyền thông, một nền văn hoá độc đáo lâu đời. Vốn văn hoá ấy chính là nhân cách sống, nhân cách làm người của người Việt tích tụ, lắng đọng từ trong dòng chảy thời gian.
- Con người Việt Nam ngày nay phải biết tự hào, làm sông động vốn văn hoá đẹp đẽ quý báu ấy đế góp vào vốn văn hoá chung toàn nhân loại.
Viết bình luận