Người ta bảo ở Palextỉn có hai biển hồ... nước trong lòng biển Chết. Qua câu chuyện Hai biển hồ trên đã cho em bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống?

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 1

1. Yêu cầu về kĩ năng

    - Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội.

    - Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

    - Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.

biển hồ

2. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần triển khai được các ý cơ bản sau:

    * Từ một câu chuyện (rút từ tập sách Bài học cuộc sống) học sinh trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.

    * Với đề bài này học sinh trước hết cần giải thích - phân tích để làm rõ bài học giáo dục được gửi gắm trong câu chuyện.

a. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.

Nghĩa đen hiểu theo khoa học:

    + Biển Chết là do vị trí hồ không thuận lợi, xung quanh không có kênh rạch hay lối thoát nên nước từ thượng nguồn đổ về đây bị ứ đọng dần dần tích tụ lượng muối lớn, làm cho nồng độ muối trong nước quá cao.

    + Nước quá mặn nên không sinh vật nào sống được dẫn đến hoang vu và thiếu sự sống.

    + Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.

b. Bài học rút ra từ câu chuyện

    - Câu chuyện đã đem đến bài học thật ý nghĩa trong cuộc sống:

      + Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hệ, những giao tiếp, những sinh hoạt nên luôn “trao” và “nhận”. Xã hội sẽ không tồn tại nếu thiếu quá trình này.

      + Hãy biết sẻ chia để nó lan tỏa và biến thành niềm vui...

      + Biển Chết: như một biểu tượng cho loại người ích kỉ, thiếu lòng vị tha nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình.

      + Biển Galilê: biểu tượng cho người sống vì người khác, mở rộng bàn tay cho và nhận (dẫn chứng từ thực tế cuộc sống).

    => Khẳng định cách nhìn, thái độ sống chi phôi hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ xung quanh (dẫn chứng - phân tích - so sánh, đối chiếu...).

    => Cuộc sống cần có sự đồng cảm (hãy dang rộng đôi tay với những nạn nhân bị chất độc màu da cam).

    - Bài học cho bản thân:

      + Cách ứng xử và thái độ đối với những người xung quanh.

      + Cách ứng xử, cho và nhận đôi với cuộc đời.

hò

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 2

1. Biển Chết tượng trưng cho điều gì?

Tượng trưng cho sự đào thải của xã hội đối với những kẻ ích kỉ một cách mù quáng

2. Điều kì lạ của hai biển hồ có ý nghĩa gì?

Thử hên hệ đến những câu nói quen thuộc của người Việt?

a. Tầm quan trọng của tri thức đối với con người, con người phải có hiểu biết về nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có hiểu biết về phép ứng xử giữa cho và nhận. (Muôn có tri thức thì phải làm gì? Thì phải học, học nữa, học mãi)

b. Liên hệ:

    - Việt Nam: Cha mẹ sinh con trời sinh tính.

    - Văn hoá phương Đông: Nhân chi so’ tính bản thiện/ Tính tương cận tập tương viễn/ Cẩu bất giáo tính nãi thiên/ Dưỡng bất giáo phụ chi quá/ Giáo bất nghiêm sư chi noạ... (Con người khi mới sinh ra bản tính thiện/ về sau do hoàn cảnh sống khác nhau mà con người trở nên khác nhau/ Nếu không được giáo dục thì con người ngày càng xa rời cái bản tính thiện ban đầu/ Sinh con mà không giáo dục là lỗi của người cha/ Giáo dục mà không nghiêm khắc là lỗi của người thầy...).

    - Bác Hồ: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên.

3. Bài học

    - Nếu dòng sông và biển hồ cần lưu thông để có nguồn nước trong lành thì con người cũng cần biết cho và nhận một cách có văn hoá để tồn tại và phát triển.

    - Nếu chỉ biết nhận mà không biết cho thì sẽ trở thành kẻ ích kỉ mù quáng, sớm muộn cũng bị cuộc đời đào thải.

Viết bình luận