Tìm hiểu tính hiện thực, tính chiến đấu và trữ tình trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Thơ vãn Đồ Chiểu là kết tinh cao nhất của nền văn học yêu nước sôi sục ở miền Nam vào thời kì bấy giờ.
Tính hiện thực trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu rất sâu sắc. ở giai đoạn trước - cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX - miền Nam đã có một số thơ văn chữ Hán, chữ Nôm của nhóm “Chiêu anh các” Hà Tiên, của nhóm “Gia Định tam gia thi”, của “Bạch Mai thi xã”, nhưng nói chung nhừng tác phẩm này chưa có tiếng vang lớn. Đến khi nổ ra cuộc kháng chiến chống Pháp, thơ văn miền Nam có một bước tiến bộ khổng lồ, đặc biệt là thơ văn chữ Nôm. Nó phản ánh một cách chân thực và sinh động con người Đồng Nai đầy ý chí, bất khuất, sôi nổi, chân thành, thẳng thắn, không văn hoa, hình thức. Đặc biệt, Nguyễn Đình Chiểu đã vượt qua được một trở ngại là tính chất hạn chế trong việc miêu tả hiện thực của thơ văn chữ Hán. Hầu hết thơ văn Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng chữ Nôm. Tiếng nói của nhân dân được đưa vào rất nhiều, điều đó cũng tăng thêm sức biểu hiện và tính chiến đấu của nó.
Phạm vi hiện thực được phản ánh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu khá rộng rãi và khá tập trung. Cảnh lầm than, tang tóc của nhân dân, tội ác của quân xâm lược và bọn tay sai đã được miêu tả một cách khá cụ thể. Ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại được những biến động, những hình ảnh về công cuộc kháng chiến Nam Bộ trong nhiều năm dài chống Pháp. Trong lúc bọn Pháp nói về tinh thần chiến đấu của quân ta khi đánh đồn Thuộc Nhiêu (Mĩ Tho):
“Người An Nam với vũ khí thô sơ chống với súng ca-ra-bin, họ cứ việc nhào vô đánh với một ngliị lực mù quáng, chứng tỏ rằng họ can đảm và quyết tâm một cách phi thường”.
(Trần Văn Giàu)
Nguyễn Đình Chiểu đã viết về người nông dân chiến đấu ấy như sau:
“Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sấm giao tu, nón gõ.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, củng đốt xong nhà dạy đạo kia; Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, củng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều minh như chẳng có”.
(Vãn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)
Qua đoạn văn trên đây, chúng ta cũng thấy được tính chất hiện thực trong thơ văn của ông. Đồ Chiểu đã ghi lại nhiều nét cụ thể, sinh động và đẹp đẽ làm sao về người nông dân ứng nghĩa ấy.
Nguyên tuần phủ Đỗ Quang có chép trong bản sớ gửi về triều đình Huế lời nói đầy khí khái của Phan Văn Đạt trước lúc bị hành hình:
“Chúng bay (giặc Pháp) lấy mê đạo dụ người, nay dám xông vào đất nước ta cướp bóc, hiếp dâm, làm điểu vô dạo. Ta căm hận vì lúc sống không ăn thịt được bọn bây, lúc chết sẽ ngầm giúp mọi người ứng nghĩa giết hết lũ bay, mới toại nguyện ta”.
Nguyễn Đình Chiểu chắc đã nhớ câu nói anh hùng ấy khi cầm bút viết: Sống đánh giặc, thác cũng cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện dược trả thù kia...
Trong tác phẩm của mình, cũng có lúc Nguyễn Đình Chiểu dùng bút pháp tượng trứng. (Ta thấy rõ điều này trong Ngư Tiểu y thuật vắn đáp.) Nhưng tác giả đã vận dụng nhiều chất hiện thực, rút ra từ cuộc sống thực. Đối với tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp mà bề ngoài tưởng chừng như chỉ bàn về cách làm thuốc, ta thấy Đồ Chiểu đã gởi gắm niềm tâm sự tha thiết, xót xa của mình trước cảnh Tổ quốc bị xâm chiếm, chia xẻ.
Tính hiện thực trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã được nâng lên một mức. Tính hiện thực đó gắn liền với tính chiến đấu. Tác giả đã cất cao tiếng thét căm thù đối với quân cướp nước cũng như đối với bọn mọt nước, sâu dân:
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
(Vãn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Nền xã tắc là nơi báo bổ, can chi mi đào lỗ, đào hang; chốn miếu đường là chỗ thanh tân, cớ chi mi cắn màn cắn sảo?
(Thảo thử hịch)
Đề cao, ca ngợi hết lời những thủ lĩnh kháng chiến, những người nông dân “áo vải” không hề đắn đo, suy tính trước cái chết khi Tổ quốc lâm nguy, văn thơ Nguyễn Đình Chiểu rất xa lạ với tính chất phù phiếm, hư văn. Mỗi dòng, mỗi chữ của ông đều có sức nặng: nó bao hàm những tư tưởng, tình cảm tiêu biểu nhất của thời đại. Đồ Chiểu có một lối nhìn hết sức mới mẻ về người nông dân. ông không tô vẽ, phóng đại, mà chỉ nói lên những điều xác thực, rất điển hình về những con người đó. Thế mà hình ảnh lại rất sống, rất đẹp! Điều đó càng nói lên cuộc sống gần gũi và tâm hồn gắn bó của nhà thơ đối với nông thôn, đối với nhân dân lao động biết bao!
Bên cạnh tính chất hiện thực và tính chất chiến đấu, chúng ta cần nói đến tính chất trữ tình trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Ngày nay, khi đọc thơ vãn ông, chúng ta còn bị kích thích, rung động đến cực độ. Tình cảm thiết tha của tác giả đã truyền qua người đương thời và đến với các thế hệ sau một cách mãnh liệt. Yêu nước non, nói về nhân dân, thời bây giờ ai nói lên được như Nguyễn Đình Chiểu?
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vi hai chữ thiên dân.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt lụy
Trên trại đồn điền hoa khóc chủ.
Ôi trời Bến Nghé, mây mưa sùi sụt.
(Văn tế Trương Định)
Chạnh lòng trăm họ khóc quan Phan.
(Thơ điếu Phan Tòng)
Nhưng ở đây không phải là những giọt nước mắt rơi xuống vì khóc thương số phận cá nhân, mà đó là tiếng khóc nước nhà trong cơn bấn loạn, tiếng than bờ cõi lúc qua phân. Đó là những giọt lệ rơi xuống vì các tướng lĩnh, nghĩa quân bỏ mình vì đại cuộc. Cao quý làm sao, đẹp đẽ làm sao tâm hồn rộng lớn đầy xúc cảm của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu!
Đặc biệt khi nói về đất nước bị chia cắt, thơ văn Đồ Chiểu làm cho chúng ta đau tận đáy lòng: Ôi sự thế hãy bền Hồ bên Hán, bao giờ về một mối xa thư; phong cương còn nửa Tống nửa. Liêu, đâu nỡ hại một tay tướng soái..!
Viết bình luận