Ca dao có câu: "Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà đã quen". Hãy giải thích câu ca dao trên

Hiện nay, nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới. Tiếp nhận những cái bên ngoài ra sao, giữ gìn truyền thống của mình như thế nào đang gây ra nhiều ý kiến bàn cãi sôi nổi. Giữa tình hình ấy, ta có thể vận dụng như thế nào cho thích đáng quan điểm của người xưa, qua câu ca dao:

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà đã quen.

Ta về ta tắm ao ta

Quan điểm trên có phần đúng của nó. Nếu hiểu “ao ta" là nền văn hóa truyền thống của dân tộc, thì phải nhận rằng nó có không ít vẻ trong đẹp đặc sắc. Từ điệu dân ca quan họ đến những vở chèo sân đình: từ tinh thần “lấy chí nhân thay cường bạo” của Nguvễn Trãi, đến ý thức “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được Bác Hồ nêu cao, nền văn hóa ta thật đáng tự hào. Ngoài những vẻ đẹp tinh thần, “ao nhà” còn biết bao nét hấp dẫn trong cuộc sống vật chất. Chúng ta không quên món chả nem, giò lụa đã quyến rũ nhiều thực khách năm châu. Chúng ta càng vinh hạnh với trang phục dân tộc từ chiếc nón bài thơ đến chiếc áo dài Việt Nam duyên dáng đã “bỏ bùa” bao nhiêu du khách quốc tế. Nhiều người nước ngoài ca ngợi tấm lòng hiếu khách, lối sống đầy tình nghĩa của dân ta. Câu thơ Tố Hữu cũng góp phần làm sáng giá thêm “dáng đứng Việt Nam” trong đời thường cũng như trong chiến đấu.

Sống hiên ngang, sống thanh cao Quê hương biết mấy tự hào lòng anh

Tuy nhiên, bên cạnh thái độ trân trọng những di sản tốt đẹp. những làn nước trong mát ấy; ta cần biết phê phán, sàng lọc những gì tiêu cực hạn chế trong di sản cũ. Chẳng hạn như những thứ dị đoan mê tín, lối giải quyết mọi việc theo kiểu “phép vua thua lệ làng" tác phong lề mề luộm thuộm... những vùng nước đục ấy của cái ao xưa, lẽ nào ta lại có thê VUI lòng dầm mình vào. Để chuốc lấy những hậu qua không hay? Đó là thái độ bao thu, tồn co, chịu bằng lòng với tình trạng lạc hậu.

Câu ca dao còn một mặt đúng nữa; bao giờ vốn văn hóa cũ - kết tinh cuộc sống nghìn năm của dân tộc, cũng quen thuộc với chúng ta hơn, cần biết phát huy, tận dụng nó. Và cũng chỉ trên cơ sở thấm nhuần văn hóa dân tộc, có một lối sống vững vàng riêng của mình, ta mới có thể tiếp thu những cái hay cái đẹp của bên ngoài một cách thích đáng, chứ không hóa thành lai căng, lố bịch.

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Theo em biết, câu ca dao còn một dị bản khác: “Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Đây cũng là một cách nhìn thiên lệch: Không phải bao giờ của mình cũng hơn của người. Điều quan trọng là đối với văn hóa truyền thống, cũng như tiếp nhận văn hóa bên ngoài, ta cần biết gạn đục, khơi trong và vận dụng sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng.

Viết bình luận