Văn phân tích: Bài Ca Chúc Tết Thanh Niên
Phan Bội Châu là nhà ái quốc vĩ đại. Cả cuộc đời cụ Phan đã công hiến cho sự nghiệp cứu dân cứu nước. Tuy sự nghiệp lớn không thành và kết thúc cuộc đời một cách bi thảm, nhưng ông vẫn tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc và tương lai của đất nước. Cụ Phan đặc biệt tin tưởng vào thế hệ thanh niên. Tâm sự sâu sắc đó ông đã gửi gắm trong “Bài ca chúc Tết thanh niên”. Bài thơ được ông viết năm 1926, trong những ngày thực dân Pháp giam lỏng nhà chí sĩ ở Huế.
Mở đầu bài ca là nhịp điệu thúc giục của mùa xuân và tâm sự của nhà thơ với mùa xuân, có nghĩa là tâm sự với tuổi trẻ, với thanh niên:
“Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng”
Không thể nào tưởng tượng được đây là thơ của “Ông già Bến Ngự”. Thơ nhịp một (dậy / dậy / dậy) mạnh mẽ, giục giã. Điệu thơ tự do, mới mẻ, trẻ trung. Âm thanh của buổi sáng vui tươi, với tiếng gà báo sáng, với tiếng chim rộn rã.
Thức dậy với mùa xuân, tác giả tâm sự chân thành, cảm động:
“Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng.
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót”
Điệp từ “xuân” gây ấn tượng sôi nổi tha thiết và biện pháp nhân hóa (“xuân có biết cho chăng”) khiến cho mùa xuân như là tuổi trẻ, như là thanh niên. Chính nhà thơ đang muốn trò chuyện với thanh niên. Sự nghiệp cứu nước của cụ Phan thật là vĩ đại, nhưng nhà chí sĩ vô cùng khiêm tốn.
“Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng”
Vì sự nghiệp lớn không thành và đang sông trong tình cảnh bi đát nên cụ Phan “thẹn”, “buồn”, “tủi”. Tình cảm của nhà thơ gắn với “sông”, “núi” khiến cho lời thơ trở nên thiêng liêng. Chính tình cảm nồng cháy, thiêng liêng, chần thành ấy mà cụ Phan đã được thanh niên bấy giờ mến mộ. Niềm tin tưởng cuối cùng của cụ Phan là thanh niên mà tác giả gọi một cách thân mật là “lũ đầu xanh”.
Đô'i với thanh niên, cụ Phan vừa thương mến, vừa đặt niềm tin vào họ. Cụ Phan trò chuyện với thanh niên một cách trân trọng:
“Thưa các cô, các cậu lại các anh
Đời đã mới, người càng nên đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn”
Một cụ già, một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà thơ mà trò chuyện với thanh niên lại “thưa các cô, các cậu, lại các anh”, chứng tỏ điều cụ Phan muôn tâm sự với thanh niên hết sức hệ trọng. Cụ Phan muốn thế hệ trẻ nhận thức được thời đại mới “đời đã mới” để đổi mới mình “người càng nên đổi mới”, mà tham gia “tân vận hội”. Cụ Phan rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị của đất nước. Tuy bị thực dân Pháp giam giữ, nhưng cụ vẫn nhận ra “đời đã mới”, “tân vận hội” để ngầm chỉ cuộc cách mạng vô sản do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo (khác với cuộc cách mạng dân chủ tư sản thất bại và lỗi thời do chính cụ chủ trương). Nhiệm vụ nặng nề của thanh niên được ông diễn đạt trong một hình tượng cụ thể:
“Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn”
Từ “xúm” nôm na mà thế’ hiện được nội dung của công việc, đây là công việc chung đòi hỏi sức mạnh của tập thế' thanh niên mới làm được. Động từ “xôc vác” diễn tả được nhiệm vụ lịch sử quan trọng, nặng nề đòi hỏi thanh niên phải gánh vác.
Giao trọng trách cho thanh niên, cụ Phan còn hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp hành động:
“Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại”
Đỗì với thanh niên, cụ Phan biết họ có nhiệt huyết nhưng còn phải khéo léo trong đấu tranh (“đi cho êm”), cần phải vững vàng trong đấu tranh (“đứng cho vững”, “trụ cho gan”). Đây là kinh nghiệm xương máu của cả một đời đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc mà cụ Phan muốn truyền lại cho thế hệ trẻ. Cụ Phan cũng thấy được tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết và kêu gọi thanh niên “Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại”. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, cụ Phan Bội Châu luôn luôn thống thiết kêu gọi đoàn kết, giờ cụ Phan lại khuyên thanh niên “liên hiệp lại”, đoàn kết lại trong cuộc “tân vận hội”.
Tham gia vào “tân vận hội” để “xốc vác cựu giang sơn” là một cuộc đấu tranh khó khăn gian khổ, cụ Phan Bội Châu đã khuyên thanh niên tu dưỡng lấy tinh thần:
“Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi,
Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần.
Đùng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn
Dựng gan óc để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”.
Không phải bài thơ từ đây chỉ nói riêng với những người “có chí” (ai hữu chí) mà đây chỉ là một cách kêu gọi và cũng cho thanh niên hiểu thêm rằng cách mạng đòi hỏi những người “hữu chí”. Lời kêu gọi càng đi vào chiều sâu, cụ Phan gợi ra những yêu cầu tu dưỡng tinh thần. Nhà cách mạng khuyên thanh niên sửa đổi những dục vọng, ham muốn cá nhân “đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn”. Điệp từ “đừng” rất tha thiết, chứng tỏ cụ Phan yêu mến thanh niên và cũng hiểu biết sâu sắc về đời sống tinh thần của họ. Theo cụ Phan, thanh niên phải dẹp đi những ham muốn cá nhân thì mới có thể tham gia vào việc lớn “Dựng gan óc để dời non lấp bể”. Cụ Phan muốn truyền cho thanh niên khí phách của nhà yêu nước nhiệt thành. Cụ cũng không ngại nói đến sự hi sinh cho lí tưởng cứu nước:
“Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”
Đối với “vết nhơ nô lệ” thì không có nước gì rửa sạch mà phải rửa bằng “máu”. Động tác rửa cũng phi thường: “xối”. Nghĩa là muốn “rửa vết nhơ nô lệ”, giải phóng dân tộc khỏi ách thông trị của thực dân phong kiến thì phải hi sinh nhiều xương máu.
Nhà thơ kết “Bài ca chúc Tết thanh niên” bằng một lời của thánh hiền:
“Mới thế này là mới hỡi chư quân
Chữ rằng: nhật nhật tân, /lựu nhật tân...”
Nhà thơ muôn bày tỏ với thanh niên việc “tu dưỡng tinh thần”, việc tham gia “tân vận hội”, việc “xúm vai vào gánh vác cựu giang sơn” chẳng những là nhiệm vụ trọng đại của lịch sử, chẳng những là mong muốn của một vị lãnh tụ của phong trào yêu nước giải phóng dân tộc mà còn thuận với chân lí của thánh hiền.
“Bài ca chúc Tết thanh niên” là những lời tâm huyết của cụ Phan Bội Châu dành cho thanh niên Việt Nam. Tình cảm chân thành, tha thiết, nồng nhiệt, cái nhìn sáng suốt, mới mẻ. Nhiệm vụ lịch sử được cụ Phan nhận thức sâu sắc và điều quan trọng là cụ Phan Bội Châu tin tưởng vào thanh niên, trao nhiệm vụ trọng đại cho thanh niên. Chính tâm huyết của nhà thơ đã tạo ra sức thuyết phục khiến cho thanh niên ngày càng yêu mến và kính trọng cụ Phan.
Đôi với thanh niên Việt Nam ngày nay, nhiệm vụ của cụ Phan trao cho đã hoàn thành, nhưng đất nước vẫn luôn đòi hỏi tinh thần cách mạng sáng tạo của thanh niên, cho nên lời tâm huyết của cụ Phan vẫn được thanh niên Việt Nam ghi lòng tạc dạ:
“Nhật nhật tân, hựu nhật tân”
(Ngày ngày mới, lại ngày mới)
Viết bình luận