Tiếng nói của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua thơ cùa Hồ Xuân Hương

Cho đến nay, vẫn chưa biết đích xác tiểu sử của Hồ Xuân Hương. Nhiều tài liệu viết quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; cha là Hồ Phi Diễn, một ông đồ nghèo ra dạy học ở Hải Dương, Kinh Bắc rồi lấy một cô gái họ Hà, sinh ra Xuân Hương. Có thời gian dài, gia đình Hồ Xuân Hương sống cạnh Hồ Tây (Hà Nội). Ngay cả Xuân Hương sống ở thời gian nào cũng chưa có cứ liệu chính xác. Trước đây, có người nói bà sống ỏ' cuối thế kỉ XVIII, sáng tác đầu thế kỉ XIX. Nay, có người cho rằng, bà sống và viết chủ yếu đầu thế kỉ XIX. Cuộc sống gia đình, hạnh phúc lứa đôi của Xuân Hương nhiều éo le. Cả hai lần lấy chồng đều làm lẽ (một lần lấy tri phủ Vĩnh Tường, một lần lấy Tổng Cóc).

người phụ nữ phong kiến

Về thơ, tương truyền Hồ Xuân Hương sáng tác nhiều, nhưng số còn biết rõ là của bà chỉ trên dưới 30 bài. Dù vậy, nhắc đến Xuân Hương, mọi người nghĩ ngay đến một nhà thơ thiên tài, một cá tính sáng tạo độc đáo, đặc biệt là một người đàn bà dám giương cao ngọn cờ giải phóng phụ nữ. Ngay đối với nước ngoài, Hồ Xuân Hương vẫn là chuyện lạ. Nhà thơ Bun-ga-ri, B. Dimitrova viết: Là một trong toàn bộ cái nguồn tượng độc đáo nhất không chỉ có ở Việt Nam, mà ở trong toàn bộ cái nguồn thơ mà tôi được biết của nền thơ thế giới qua tất cả các thời đại. Đó là nữ sĩ với cái tên Hương mùa Xuân. Khi tôi truyền đạt cái độc dáo trong thơ, thỉ bạn bè của tôi đã dừng lại trước cái tên này với một sự ngạc nhiên cao độ... Lịch sử nhân loại là con đường đi từ những mê muội, lầm lạc đến hiểu biết, cảm thông; từ trói buộc, gò bó đến tự do công bằng; từ sự lẩn khuất đến rực rỡ nhân cách con người. Tóm lại, từ sự nô lệ, linh hồn và thể xác, đến tự do bản thân và xã hội. Biêng đối với người phụ nữ, con đường ấy đầy chông gai, cản ngại. Hồ Xuân Hương cất tiếng nói đầy cảm thông đối với những thân phận con ong, con kiến. Những người phụ nữ bình thường nhất đi vào thơ Xuân Hương với đầy đủ thân phận thảm hại của mình. Hơn nữa, nhà thơ khẳng định, đấy như là sản phẩm tồi tệ của xã hội, của lịch sử còn sót lại. Nhưng đỉnh cao nhất của chủ nghĩa nhân đạo ở Hồ Xuân Hương là phá bỏ những cản ngại đối với sự phát triển tài năng, trí tuệ, tâm hồn con người, con người xứng đáng và có quyền là người.

Về mặt nhân văn, Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đã đi những bước khá xa so với thời đại của bà. Bước chân của nhà thơ mạnh bạo, tiếng nói rạo rực, thổn thức còn làm giật mình biết bao người ở ngay hôm nay, khi hàng ngày chúng ta vẫn thấy nhan nhản những sự việc cho thấy thái độ xem thường nữ giới, muốn giam cầm phận đàn bà trong những mảnh vườn cằn cỗi, trong xó bếp ám đầy khói với đàn con nheo nhóc và đấng mày râu vênh váo. Xuân Hương không có chủ đích viết thơ châm biếm, trào phúng, nhưng tiếng cười trong thơ Xuân Hương lại ỏ' vào hàng độc đáo sâu sắc nhất của thơ ca Việt Nam.

Viết bình luận