Phân tích đoạn trích Nghệ thuật băm thịt gà (trích Việc làng) của Ngô Tất Tố

I. Mở Bài

Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Nãm 1915, ông đỗ đầu kì khảo hạch ở địa phương khi mới 20 tuổi nên được gọi là “ông đầu xứ Tố”. Ông tinh thông nhiều thứ chữ như Hán, Nôm, Quốc ngữ, và cả tiếng Pháp; đồng thời là người tinh thông cổ học, từng đày công nghiên cứu Triết học và dịch nhiều pho truyện Trung Hoa. Ông cũng vừa là nhà báo, vừa là nhà văn theo lối mới và có sức viết rất dồi dào.

Sự nghiệp và tác phẩm của ông để lại cho đời rất đồ sộ, khoảng 1500 tác phẩm trên tất cả mọi lĩnh vực. Những tác phẩm chính của ông là: về tiểu thuyết có Tắt đèn, Lều chõng-, về phóng sự có Tập án cái đình, Việc làng...

Đoạn trích Nghệ thuật băm thịt gà được trích trong thiên phóng sự dài nhiều chương (17 chương) nổi tiếng của Ngô Tất Tố mang tên Việc làng.

việc làng

II. Phân tích

1. Kết cấu và nội dung của đoạn trích

Đoạn trích được chia làm 4 phần:

- Phần 1: Cuộc gặp gỡ của tác giả với người bạn Lăng Vần sau nhiều năm xa cách.

- Phần 2: Không khí “chứa hàng xóm” tại nhà của Lăng Vân và công việc chuẩn bị làm cỗ chia phần cho mọi người.

- Phần 3: “Nghệ thuật” băm chia thịt gà và xôi ra thành các mâm cỗ của thằng Mới.

- Phần 4: Nhận xét của Lăng Vân và tác giả về nghề băm thịt gà của thằng Mới.

2. Tính chất châm biếm, phê phán trong đoạn trích

Bằng sự việc trực tiếp chứng kiến một cách tỉ mỉ cảnh “chứa hàng xóm” và không khí chuẩn bị chè chén, chia chác khẩu phần theo lệ của làng tại nhà người bạn Lăng Vân, tác giả đã viết lên phóng sự “Nghệ thuật băm thịt gà” và qua đó ngầm phê phán hủ tục xấu xa của chế độ phong kiến đương thời ở chốn làng quê.

Nếu như chúng ta bỏ qua không đọc các đoạn 1, 2 và 4 trong đoạn trích thì có lẽ, nghệ thuật băm thịt gà sẽ được hiểu theo nghĩa đen, tốt đẹp. Việc băm thịt gà điệu nghệ, giàu tay nghề của thằng Mới chúng tỏ hắn là một nghệ sĩ rất tài giỏi; tuy nhiên, nếu chúng ta đọc hết đoạn trích thì ý nghĩa của “nghệ thuật băm thịt gà” sẽ khác, nó sẽ bộc lộ ra cái chất dung tục, xấu xa.

Cái tài giỏi trong việc băm thịt gà của thằng Mới không phải xuất phát từ hoàn cảnh chính nghĩa, đúng đắn; mà cái tài giỏi của nó được “rèn luyện” qua những lần “chia chác cỗ cho việc làng”; nó không thể không giỏi, vì không giỏi đồng nghĩa với việc “không thể chia một con gà và một mâm xôi ra làm 23 cỗ bằng nhau”.

Bằng việc quan sát và miêu tả tỉ mỉ quá trình chia thịt gà, chia xôi của thằng Mới, tác giả ngầm lên án, phê phán những hủ tục mọi rợ, quái gở của bọn chức trách chốn làng quê, đẩy người nông dân vào cảnh dở khóc dở cười, điêu đứng.

3. Nghệ thuật viết truyện đặc sắc của Ngô Tất Tố

Tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả và trần thuật đặc sắc, việc đan xen nghệ thuật tả trực tiếp, sinh động với việc dùng ngôn ngữ kế chuyên tự nhiên, giàu hình ảnh khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả động tác, âm thanh chặt thịt gà rất thật, liệt kê đầy đủ từng công đoạn chặt một con gà... khiến câu chuyện trở nên rất chân thật, như hiện ra trước mắt người đọc, giúp người đọc tưởng chừng như mình cũng đang trực tiếp chứng kiến. Đây là một yếu tố rất thành công của tác giả khi viết nên phóng sự này.

III. Kết luận

Đoạn trích Nghệ thuật băm thịt gà đã phơi bày được một phần trong cái hủ tục quái gở, mọi rợ mà bọn sâu mọt phong kiến cố duy trì ở nông thôn, đặc biệt là nạn xôi thịt và hậu quả nghiêm trọng của nó.

Cái được gọi là nghệ thuật ấy chẳng qua chỉ là một sự dung tục không hơn không kém.

Viết bình luận