Cảm nghĩ về bài thơ Hầu Trời của Tản Đà

Bài thơ Hầu Trời của Tản Đà có sự khác biệt về số câu ở hai văn bản. Bản do Nguyễn Nghiệp sưư tầm, tuyển chọn - Nhà xuất bản Văn học - 1982 có 120 câu. Bản do Nguyễn Khắc Xương SƯU tập, chú thích - Nhà xuất bản Văn học - 1986 có 114 câu. Chúng tôi theo bản thứ nhất.

Hầu Trời là một bài thơ rất đặc Sắc và độc đáo; độc đáo ở thi đề, ở cảm hứng, ở nội dung bài thơ.

Hầu Trời được viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên, bên cạnh những khổ thơ bốn câu, tác giả đan xen vào những đoạn thơ sáu cầu, mười câu, mười hai câu... mang dáng dấp một bài hành nhỏ. Cấu trúc đa dạng ấy đã mở ra một không gian nghệ thuật để Tản Đà bộc lộ cái ngông của mình và cho nó tung hoành nơi Thiên môn đế khuyết.

hầu trời 1

Phần đầu bài thơ kể chuyện lúc canh ba, thi SĨ ngâm thơ nơi hạ giới, tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà, đã làm Trời mất ngủ... Trời bực mình bèn sai hai chư Tiên bay xuống triệu chàng thi sĩ lên Thiên môn.

Bốn câu thơ mở đầu, tác giả dùng bốn chữ thật để khẳng định đó là một chuyện thật đã xảy ra sướng lạ lùng!

Trong bài Tìm hiểu Tản Đà, thi sĩ Xuân Diệu viết:

Bài “Hầu Trời” tôi phục nhất đoạn mở:
Đèm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng!
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thề!
Thật được lên tiên sướng lạ lùng!

Vào đột ngột câu đầu cũng ra vẻ đặt vấn đề cho nó khách quan, nghi ngờ theo khoa học, để ba câu sau toàn là khẳng định, ăn hiếp người ta.

Phái viên của Trời là hai nàng tiên miệng cười mủm mỉm, thi sĩ như được chấp cánh cùng bay lên trời: Theo hai cô tiên lên đường mây - Vù vù không cánh mà như bay. Nhìn thấy Thiên môn tráng lệ, chàng thi sĩ vô cùng ngạc nhiên tự hỏi:

Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ,
Thiền môn đế khuyết như là đây!

Vị khách làm thơ nơi hạ giới được Trời và chư tiên trọng thị. Sau khi thi lễ sụp xuống lạy, Trời ân cần sai tiên nữ dắt lôi dậy, rồi mời thi sĩ ngồi chơi trên ghế bành như tuyết vân như mây. Tiên đồng pha nước uống. Chư tiên kéo đến ngày một thêm đông. Đến để xem mặt người
trần? Đến để đón tiếp với lòng hiếu khách? Hay đến để dự cuộc bình thơ, bình văn?

Tiên đồng pha nước uống vừa xong,
Bỗng thấy chư tiến đến thật đông,
Chung quanh bàn ghế ngồi la liệt,
Tiên bà, tiên cô, cùng tiên ông.

Cuộc đọc văn và bình văn nơi thiên môn đế khuyết được Tản Đà kể lại thật sinh động và hấp dẫn. Thính giả gồm có trời và đông đảo chư tiên. Sau khi nghe lời truyền bảo của Trời, văn sĩ cung kính thưa: Dạ bẩm lạy Trời, con xin dọc, thì cuộc đọc văn, bình văn bắt đầu. Văn sĩ đọc hết văn vần sang văn xuôi - hết văn lí thuyết lại văn chơi, càng đọc càng đắc ý, càng tốt hơi, nhất là khi nhấp giọng bằng chề trời. Thính giả và văn sĩ trở thành bạn tri âm trong cuộc đọc văn, bình văn. Trời và chư tiên đều say mê thưởng thức nghệ thuật. Văn sĩ cao hứng đọc ran mây. Chẳng có rượu và hoa... nhưng biết bao thú vị. Trời nghe văn nghe thơ cũng lấy làm hay. Chư tiên mỗi người có một cách biểu cảm riêng: có nàng tiên thì nở dạ hoặc lè lưỡi, có người đẹp nơi thiên môn thì xúc động quá mà chau đôi mày, có nàng tiên bị thơ văn lôi cuốn lắng tai đứng. Ai cũng nhiệt thành, cũng vỗ tay tán thưởng. Hỏi có văn sĩ nào xưa nay được hưởng hạnh phúc, được đọc văn, đọc thơ trước một thính giả nơi thiên môn đế khuyết như vậy?

Văn sĩ tự hào báo cáo với Trời về những tác phẩm của mình đã được in:

.... Hai quyển Khối tình văn lí thuyết
Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết
Đài gương, Lên sáu văn vị đời
Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười...

Trời bật buồn cười khen gợi: Văn đã giàu thay, lại lắm lối vì phong phú về thể cách, đa dạng về thể loại. Hạnh phúc biết bao khi vãn sĩ được các tiên nữ gọi bằng anh:

Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
Anh gánh lèn đây bán chợ Trời!

Cách kể chuyện mộc mạc, tự nhiên; cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu hóm hỉnh; tác giả đã làm nổi bật phong cách bình dân của ông Trời và các chư tiên, cùng với cái điệu bộ khúm núm và thật thà của văn sĩ. Qua cảnh đọc văn hầu Trời, Tản Đà đã phản ánh được thực trạng xã hội lúc bấy giờ thật đáng buồn, nhất là tầng lớp văn sĩ như ông:

Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu.
Quanh năm luống những lo văn ế,
Thân thế xem thua chú hát chèo!

Đồng thời ông chỉ rõ, trong xã hội thực dân nửa phong kiến ấy đã có mấy tri âm hiểu và biết trân trọng những tác phẩm văn chương của ông, vì thế ông phải lên hầu Trời, đọc văn cho Trời và chư tiên thưởng thức. Nguyễn Khắc Hiếu đã tự hào bộc lộ cái bản ngã, cái tài năng đích thực của mình trước con người đồng loại!

hầu trời 2

Trời với con mắt xanh, với sự thẩm văn tinh tế đã dành cho văn sĩ lần đầu mới gặp những lời khen gợi vô giá:

Trời lại phê cho: “văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!
Êm như gió thoảng, tinh như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!...”

Sao băng, mây, gió, sương, tuyết... được trời đem ra so sánh để gợi ca nhời văn, khí văn của chàng thi sĩ. Cách kể, cách tả của tác giả thật tài hoa và có duyên. Cái tôi bàn ngã được khẳng định.

Sau cuộc đọc văn, bình văn là cuộc hầu chuyện với Trời của văn sĩ: Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn...
Trời ngợ, rồi sai Thiên Tào lấy sổ xét: Bẩìn quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu - Đày xuống hạ giới vì tội ngông. Nhưng rồi Trời bao dung và ân cần an ủi, khích lệ. Trời không đày mà giao phó cho văn sĩ một trọng trách là đem việc thiền lương thuật lại cho đời hay, cho mọi người cùng biết. Văn sĩ phải gánh trọng trách đem thiên lương giáo hóa người đời để trần gian tươi đẹp hơn, yên vui hơn.

Bài thơ Hầu Trời không chỉ mang cảm hứng lãng mạn mà còn hàm chứa yếu tố hiện thực, đó là đoạn thơ 16 câu văn sĩ thưa với Trời về thân phận mình bấy lâu nay nơi hạ giới: rất nghèo khó, không có một thước đất cắm dùi, vốn liếng chỉ có một bụng văn, kế sinh nhai ngày một thêm chật vật:

Giấy người, mực người, thuê người ìn Mướn cửa hàng người bán phường phổ.

Văn chương hạ giới rể như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít, tiều thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu..

Khi nghe văn sĩ lo lắng thưa: Trời lại sai con việc nặng quá - Biết làm có được mà dám theo?, thì Trời đã động viên và hứa:

Rằng: “Con không nói, Trời đã biết,
Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết
Thôi con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!”

Đoạn cuối bài thơ kể về chuyện Trời sai Khiên Ngưu đóng xe đưa trích tiên trở về lại trần gian. Cuộc tiễn đưa của chư tiên vừa lưu luyến, vừa trang trọng: Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi. Khi trăng tà non Đoài, tiếng gà gáy xao xác, nhà thơ đã về tới sân nhà. Cảm thấy cô đơn và ngậm ngùi; vừa tiếc rẻ vừa mong ước:

Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi.
Một năm ba trăm sáu mươi đêm,
Sao được đêm đêm lên hầu Trời!

Bài Hầu Trời như một truyện cổ tích viết bằng thơ. Nhân vật Trời và các chư tiên rất giản dị, bình dân, thân mật và dễ mến.

Bài thơ cho ta thấy Tản Đà có một trí tưởng tượng phong phú, một vốn từ ngữ giàu có, nhất là khi ông nói về Trời, về các chư tiên và cách sống của họ. Đoạn thơ nói về cuộc đọc văn và bình văn, về ngôn ngữ đối thoại của văn sĩ với trời và các chư tiên được kể lại rất sinh động và lí thú. Có lúc chúng ta cảm thấy cuộc bình văn hình như đang diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật nơi cõi đời mà mình từng được tham dự.
Hầu Trời là một bài thơ độc đáo và đặc sắc, tuy khá dài nhưng bố cục chặt chẽ, giọng thơ liền mạch, nhất khí, cảnh và tình rất tự nhiên, diễn biến theo câu chuyện, lôi cuốn người đọc từ đầu đến cuối.

Bài thơ trường thiên Hầu Trời giúp ta cảm nhận thêm chất tài tử, tài hoa và cái ngông của thi sĩ Tản Đà.

Viết bình luận