Tục ngữ có câu Có công mài sắt có ngày nên kim. Hãy chứng minh.

Người ta thường bảo tục ngữ là túi khôn của nhân dân, chứa đựng biết bao kinh nghiệm thiết thân, bài học quý giá. Một trong những bài học ấy đã được cố đúc thành hình ảnh sinh động trong câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Nghĩa trực tiếp của câu tục ngữ không có gí khó hiếu: một thanh sắt mà có công phu mài giũa, lâu ngày cũng phải thành kim. Suy ra nhân dân muốn khẳng định giá trị của đức kiên trì: Cứ bền lòng, quyết chí hành động thì việc khó đến mấy cùng phải thành công.

Chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim

Trong cuộc sống, ta thấy có những nghệ sĩ như Đặng Thái Sơn, sau hơn chục năm trời bền bỉ luyện tập trong bom đạn chiến tranh, rồi lại đi nước ngoài xa lạ để bồi bổ thêm, cuối cùng đã giành được giải nhất đầy vinh dự trong cuộc thi dương cầm quốc tế Sô-panh. Ta còn thấy những nhà khoa học như Lương Định Của, Tôn Thất Tùng đã đạt đến đỉnh cao sáng tạo, cũng chính nhờ ở đức kiên trì. Biết bao mùa lặn lội trên ruộng đồng thí nghiệm, bác Của mới tạo được những giống dưa mới vừa ngọt vừa thơm. Biết bao lần giải phẫu căng thẳng, bao đêm mất ngủ nghiên cứu những tài liệu mới nhất của nước ngoài, mới khiến cho bác Tùng đủ cơ sơ thực tế đế đúc kết thành phương pháp “cắt gan khô” lừng danh thế giới. Cũng nhờ kiên trì kép pháo vượt đèo, đào hào đánh lấn, cuối cùng bộ đội ta đã làm nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng Điện Biên Phủ chấn động hoàn cầu.

Trong đời thường, ta cũng gặp bao nhiêu gương kiên trì chịu đựng, khắc phục khó khăn mà từ nước lã đã vã nên hồ, tay không đã trở thành triệu phú như chị Trần Thị Hằng ở Thái Bình. Chỉ với hai bàn tay tật bệnh, chị Hằng đả dựng được cơ đồ đáng nể hôm nay, nuôi con trưởng thành vào trường đại học. Tất cả nhờ ở công phu miệt mài lao động, bền bỉ làm ăn của một phụ nữ tật nguyền, một phụ nữ chân yếu tay mền và đầy bất hạnh. Từ một bài toán khó, nghĩ mãi cũng ra đáp số, đến một vùng đất hoang, cuốc cày chăm bón mãi cũng cho ta hoa trái, mùa màng. Tất cả đều chứng tỏ nếu chịu khó làm ăn, nếu kiên trì lao động thì việc khó mấy cũng thành công.

Qua thơ văn, ta càng thấy đức kiên trì bao giờ cũng dẫn đến kết quả. Chỉ riêng một bài Nghe tiếng giã gạo của Bác Hồ cũng thể hiện đanh thép chân lí ấy:

Gạo đêm vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời, người cùng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.

Hoặc như bà mẹ miền Nam kiên trì đào hầm giấu người cách mạng, tính ra suốt một đời mẹ đã đào hầm đủ giấu hàng sư đoàn dưới đất. Đó là một công phu kiên trì ghê gớm, chịu đựng bao gian khổ ác liệt:

Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc
Mẹ vẫn đào hầm dưới hầm đại bác
Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.

Có công mài sắt có ngày nên kim

Tất cả những hình ảnh trên, từ thực tế cuộc đời đến nhân vật văn học, đều minh chứng hùng hồn cho câu tục ngữ có cống mài sắt có ngày nên kim. Dù chiến thắng trong đạn bom, hoạt động trong khoa học, làm ăn trong đời thường, nếu kiên trì bền chí, bao giờ cũng dẫn đến thắng lợi. Với thế hệ trẻ chúng ta hiện nay, bài học đó càng sáng giá trước yêu cầu phải hội nhập thế giới hiện đại. Chỉ có kiên trì học hỏi, bền lòng phấn đấu, ta mới đủ trình độ để hòa đồng cùng khu vực và đuổi kip các nước tiên tiến, sánh vai các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong đợi.

Viết bình luận