Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) cùa Phan Bội Châu

Sau khi tham gia thành lập Duy Tân hội, đầu năm 1905, theo chủ trương của tổ chức, Phan Bội Châu nhận nhiệm vụ xuất dương tới Trung Quốc rồi Nhật Bản, mở đầu cho phong trào Đông Du, đặt cơ sở đào tạo cốt cán cho cách mạng trong nước và nhờ Nhật Bản giúp Việt Nam đánh Pháp. Lúc này đất nước đã mất chủ quyền; tiếng trống, tiếng mõ Cần Vương đã tắt, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Thời cuộc thay đổi đòi hỏi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phải có phương hướng, nội dung và hình thức hoạt động mới. Phan Bội Châu lúc này còn tương đối trê (38 tuổi), là hình ảnh tiêu biểu của một thế hệ cách mạng mới, quyết tâm vượt lên hệ thống giáo lí đã lỗi thời của đạo Khổng để đón nhận luồng tư tưởng tiên phong trong giai đoạn lúc bấy giờ, mong tìm ra hướng đi mới cho sự nghiệp khôi phục giang sơn. Phong trào Đông Du được nhóm lên cùng với bao hi vọng... Lưu biệt khi xuất dương được viết ra trong bữa cơm ngày Tết mà Phan Bội Châu tổ chức tại nhà mình để chia tay các đồng chí trước lúc lên đường.

xuất dương lưu biệt

Phan Bội Châu tuy văn tài lỗi lạc nhưng không bao giờ xem văn chương là cứu cánh của đời mình, ông chỉ muốn dùng nó để xốc người đời (đặc biệt là tầng lớp thanh niên) đứng dậy làm cách mạng, cứu nước cứu dân. Với định hướng này, sáng tác của ông có được một màu sắc đặc biệt, đầy âm hưởng phấn khích khiến người đọc không thể ngồi yên một khi đã được người đọc tiếp xúc với nó. Có thể nói văn thơ Phan Bội Châu là thành tựu rực rỡ bậc nhất của loại thơ văn tuyên truyền vận động cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Bốn câu đầu trong bài thơ nhắc lại quan niệm về chí làm trai của các nhà nho xưa với tinh thần khẳng định. Theo đó, khát vọng làm những việc lớn của nhân vật trữ tình cũng được thể hiện một cách sâu sắc.

Câu thứ nhất đã được bản dịch nghĩa làm rõ ý. Câu thứ hai có thể được hiểu như một lời tự nhắc nhở, một phản vấn: Lẽ nào để trời đất tự vần xoay tới đâu thì tới mà mình là kẻ đứng ngoài, vô can?

Câu thứ ba không chỉ đơn giản xác nhận sự có mặt của nhân vật trữ tình ở trên đời mà còn hàm chứa một tâm niệm. Ta hiện diện không phải như một sự kiện ngẫu nhiên, vô ích và vì vậy, ta phải làm được một việc gì đó có ý nghĩa cho đời.

Câu thứ tư có tài liệu dịch nghĩa. Còn như chuyện ngàn năm sau thì có người sắp tới. Có thể nói rõ ý hơn là: Ngàn năm sau lẽ nào chẳng có người nối tiếp công việc của người trước? Như vậy, hai câu ba và bốn cho thấy rõ cái tôi đầy trách nhiệm của nhà thơ: thấy việc không thể không làm, không ỷ lại cho ai. Hơn thế, cái tôi ấy thấy rõ lịch sử là một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt, sự tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ.

Hai từ hi kì (hiếm, lạ, khác thường) ở câu thứ nhất cần được hiểu như những từ nói về tính chất lớn lao, trọng đại, kì vĩ của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác. Trước Phan Bội Châu, đã có nhiều người phát biểu về vấn đề này trong thơ:

Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán
Phá vòng vây bạn với kim ô.

(Chim trong lồng - Nguyễn Hữu Cầu)

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.

(Đi thi tự vịnh - Nguyễn Công Trứ)

Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.

(Chí khí anh hùng - Nguyễn Công Trứ)

Từ lạ trong bản dịch thơ chưa thể hiện được trọn vẹn ý tứ của hai từ hì kì trong nguyên tác.

xuất dương lưu biệt 1

Câu cuối trong nguyên tác có cụm từ nhất tề phi để trả lời câu hỏi. Câu thơ dịch không hoàn toàn bám sát ý nguyên tác, đã chuyển một khát vọng, một dự cảm một liên tưởng bất chợt thành sự tường thuật - miêu tả. Nó chưa truyền đạt được phong độ hào hùng, niềm hăm hở dấn thân cùng trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. Tâm thế cùng tư thế của nhân vật trữ tình lúc này là muốn lao ngay vào mọt trường hoạt động mới mẻ, sôi động; bay lên làm quẫy sóng đại dương hay bay lên cùng những đợt sóng trào sôi vừa thoáng hiện trong tâm tưởng.

Thái độ của nhân vật trữ tình đối với nền học vấn cũ thể hiện qua hai câu luận là thái độ chối bỏ đầy tinh thần cách mạng. Mang trong lòng ý chí giải phóng dân tộc cùng nỗi nhục mất nước, lại chịu ảnh hưởng của Tân thư (sách báo tuyên truyền cho tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, tư tưởng cải cách xã hội theo mô hình Âu - Mĩ... được dịch qua hoặc được viết bằng Hán văn, đưa tới từ Trung Quốc), Phan Bội Châu nhìn thấy sự vô ích của cái học, kiểu học cũ trước những đòi hỏi mới của đất nước, thời đại. ông thật sự phê phán thái độ bình cliân như vại cùng kiểu ứng xử nhắm mắt làm ngơ trước thực tại, chỉ biết tụng niệm giáo lí thánh hiền trong khi tinh thần của nó thì đã tiêu vong tự đời nào.

Tuy nhiên, không nên cường điệu vấn đề tới mức cho rằng Phan Bội Châu đã phủ nhận Nho giáo. Vốn là người được đào tạo nơi cửa Khổng sân Trình, hiển nhiên Phan Bội Châu hiểu vai trò vô cùng to lớn của đạo Nho trong việc xây dựng một thiết chế tinh thần nhằm tổ chức và quản lí xã hội trong suốt mấy nghìn năm tồn tại của chế độ phong kiến. Ông cũng thấm thìa ý nghĩa của cái học Nho gia trong việc đào luyện nhân cách con người phù hợp với đòi hỏi của một thời kì lịch sử. Vấn đề ông muốn phát biểu ở bài thơ chủ yếu là vấn đề thái độ đối với đất nước trong hiện tại. Cái mà ông kêu gọi chính là sự thức thời, là tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây chính là hệ quy chiếu mà ông dùng để đánh giá, nhìn nhận tất cả những vấn đề còn lại.

Trước đây, Nguyễn Khuyến từng than: Sách vở ích gỉ cho buổi ấy - Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già (Ngày xuân dặn các con). Câu thơ đầy chiêm nghiệm, có niềm tủi thẹn và thoáng nghi ngờ về tính hữu dụng cả cái học từ chương nhai văn nhá chữ trong bối cảnh đất nước đã rơi vào taỵ giặc (mà nhà tho' gọi bóng gió là ngày loạn). Với Phan Bội Châu, thái độ không dừng ở mức nghi ngờ, tình thế đất nước vào buổi ông lên đường đã khác nhiều, hơn nữa với cá tính mạnh mẽ của một con người ưa hành động, tràn đầy nhiệt huyết, ông đã đưa vào bài thơ của mình những từ đầy cảm hứng phủ định, gây ấn tượng; tử hỉ (chết rồi), đồ nhuế (nhơ nhuốc), si (ngu). Phải nói rằng với những từ dùng mạnh bạo như thế, thơ ông có khả năng tác động độc giả sâu sắc, đàng sau sự hấp dẫn của cách nói là sự thu hút của cốt cách một con người! Các từ nhục, hoài trong bản dịch thơ chưa thực sự truyền lại đầy đủ khí lực dồi dào của các từ đồ nhuế, si trong nguyên tác.
Bài thơ được viết theo bút pháp khoa trương của thơ tỏ chí cổ điển rất cần thiết cho nhu cầu cồ’ động, tuyên truyền. Nỗi đau, niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng tư tưởng cách mạng của tác giả thật sự đã thổi hồn vào từng câu chữ, hình ảnh vốn đã quen, khiến chúng vẫn mang đậm dấu ấn cá nhân người viết và có được sức lay động thấm thía.

Đây là bài thơ từ biệt mà cũng là bài thơ mời gọi lên đường. Nó hoàn toàn tương xứng với tầm vóc của một con người được cả dân tộc ngưỡng vọng và tin tưởng vào thời điểm lịch sử khi đó.

Viết bình luận