Văn phân tích: Những trái tim như ngọc sáng ngời

mẹ tơm 1

“Con đã về đây, ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gông, chấp súng gươm!”

Sau mười chín năm, nhà thơ Tố Hữu về thăm lại người mẹ ở vùng biển Hậu Lộc, Thanh Hóa, người mẹ đã nuôi Tố Hữu trong những ngày vượt ngục. Mẹ Tơm không còn nữa. Xúc động trước cảnh mới, người xưa, Tô Hữu đã sáng tác bài thơ “Mẹ Tơm” rất cảm động. Đoạn thơ sau đây nằm trong phần kết của bài thơ:

“Ôi bóng người xưa, dã khuất rồi
Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời"

Về thăm mẹ Tơm, người mẹ tình nghĩa không còn nữa, nhìn thấy nấm mồ của mẹ, nhà thơ bồi hồi xúc động:

“Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi
Tròn đôi nấm đắt trắng chân đồi.”

Giọng thơ bùi ngùi. Mỗi chữ mỗi xót xa. Từ “bóng” đầy thương cảm. Mẹ còn sống, mẹ cũng chỉ là một cái “bóng” trên cõi đời này thôi. Mẹ là cái “bóng” trong túp lều rơm. Mẹ gánh mớ rau xanh có giấu “truyền đơn gọi đấu tranh” thì mẹ cũng là một cái bóng:

“Bãi cát vàng thau in bóng mẹ”

Cho đến khi mẹ ngồi canh cho các con hoạt động thì:

“Bóng Mẹ ngồi canh lẩn bóng cồn”

Biết nhớ đến một cái bóng như vậy thì phải là một con người có ân tình ân nghĩa.

Từng chữ thơ có sự cân nhắc rết ý tứ. Chữ “tròn” biểu hiện sự cung kính đốỉ với người Mẹ đã khuất. Chữ “nấm” làm hiện lên trước mất ta ngôi mộ nhỏ nhoi của Mẹ. Chao ôi! Chỉ là “nấm đất” thôi mà, có lăng tẩm bia đá gì đâu. Từ “trắng” là màu cát trắng, cũng là màu tang, lại cũng là màu tinh khiết trắng trong.

mẹ tơm 2

Xúc động trước nấm mồ của mẹ Tơm “Tròn đôi nắm đắt trắng chân đồi”, nhà thơ triết lí về sự hi sinh cao cả của người Mẹ:

“Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời!”

Thơ Tố Hữu trữ tình thì dào dạt như sóng tỏa mà triết lí thì trên bờ vực thẳm. Sức hấp dẫn của câu thơ Sống trong cát, chết vùi trong cát là lí tưởng được thế’ hiện ở biên giới của tư tưởng. Chúng ta chẳng đã từng nghe Kinh Thánh nói đó sao “Thân cát bụi lại trở về cát bụi”. Mẹ Tơm cũng như biết bao người mẹ sông và chết âm thầm, lặng lẽ. Mẹ cũng chỉ là một hạt cát trong cái bãi cát mênh mông này thôi. Và như vậy cũng có nghĩa là nhà thơ đã đi đến cái biên giới tư tưởng của tôn giáo?

Nhưng Tố Hữu có một điểm tựa vững chắc là sự thật. Mẹ Tơm sống và chết ở vùng cát trắng của miền biển Hậu Lộc. Nhưng không phải là sự luân hồi vô nghĩa. Mẹ “vùi trong cát” nhưng đã kết tinh thành ngọc. Như vậy, nhà thơ không rơi xuống vực thẳm của tư tưởng tôn giáo mà bay lên bầu trời của tư tưởng nhân văn chủ nghĩa:

“Những trái tim như ngọc sáng ngời”

Tư tưởng nhà thơ lại tỏa sáng trong một hình tượng thơ đẹp. Cuộc đời của mẹ Tơm tuy sống thầm lặng, chết thầm lặng nhưng không phải là vô nghĩa. Cả cuộc đời mẹ đã hi sinh thầm lặng cho gia đình, cho xã hội. Mẹ sống cao đẹp, anh hùng, anh hùng vô danh. Trái tim của mẹ là ngọc quý “sáng ngời”!

Thật không còn hình tượng thơ nào xứng đáng hơn để biểu dương cuộc đời người mẹ giàu hi sinh, anh hùng và bất tử như mẹ Tơm.

Bài thơ “Mẹ Tơm” là một trong những bài thơ hay của Tố Hữu. Bằng bút pháp trữ tình kết hợp với tự sự, nhà thơ hồi tưởng lại cuộc đời của người mẹ đã từng nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục gian nan. Nhà thơ hồi tưởng trong âm nhạc, trong sóng biển xôn xao. Đến khổ thơ này, tác giả cô đọng tư tưởng chủ đề của bài thơ bằng triết lí. Triết lí mà không lạnh lùng, hình tượng được nuôi dưỡng trong tình cảm chân thành nồng nhiệt. Bằng tài hoa của mình, nhà thơ đã truyền đến cho mỗi người đọc tình cảm thương yêu, kính trọng mẹ Tơm:

“Sống trong cát, chét vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời!”

Viết bình luận