Phân tích bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh

Hương Sơn phong cảnh ca - một bức tranh non nước kì thú và thiêng liêng.

Hương Sơn phong cảnh ca có nghĩa là bài ca về phong cảnh Hương Sơn. Gọi là ca vì nó được làm theo thể hát nói. Hát nói là một thể thơ mà lời của nó có thể được hát lên theo làn điệu dân ca ca trù. Mở đầu bài ca là phong cảnh bao quát, tổng quan của quần thể Hương Sơn trong con mắt của một du khách đứng nhìn từ xa:

Bầu trời cảnh Bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây,
“Đệ nhất động” hỏi là đây có phải?

hương sơn phong cảnh ca

Với con mắt kinh ngạc trước vẻ đẹp của Nam thiến đệ nhất động, người du khách tiến dần đến cận cảnh:

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.

Nghệ thuật nhân hóa kết hợp với đảo ngữ, tác giả đã gợi tả được tiếng chim hót trong lành như tiếng trẻ thơ thỏ thể, gợi tả được hình bóng từng đàn cá lượn lững lờ trong khe nước. Hình ảnh chim cúng trái, cá nghe kinh đượm màu sắc thiêng liêng của tôn giáo, ở đây là Phật giáo.

Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Câu thơ biểu hiện nỗi thảng thốt của tâm hồn du khách đi giữa cảnh trí quần thể Hương Sơn như đi trong mộng. Cảnh trí Hương Sơn được nhà thơ nói đến nửa mộng nửa thực ngay từ trong tên gọi:

Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh,

Nhà thơ chưa tả, chỉ nhắc đến tên thôi mà lòng ta đã say mê cảnh Tiên, cảnh Phật. Có ma lực gì trong những tên gọi ấy?

Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngủ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.

Nhà thơ dùng nghệ thuật so sánh để làm tôn lên màu sắc rực rỡ của cảnh; lại dùng nghệ thuật ẩn dụ để điểm tô cho cảnh một làn ánh sáng thiêng liêng, huyền ảo: hang lồng bóng nguyệt, lối uốn thang mây. Nghệ thuật dùng từ ai phiếm chỉ thường gặp trong ca dao, dân ca được sử dụng ở đây đã góp phần biểu hiện những rung động tinh tế của tâm hồn nhà thơ trước cảnh đẹp: nhác trông lên ai khéo họa hỉnh; chừng giang sơn còn đợi ai đây.

Bài thơ có lối dùng ngôn ngữ giao tiếp, cứ như là người làm thơ đang nói với người đọc thơ đứng ở trước mặt mình. Cho nên tả cảnh thì dùng nhiều từ để chỉ, đế trỏ: kìa, này. Trữ tình thì dùng lối tự bạch: càng trông phong cảnh càng yêu. Tình yêu quê hương đất nước hiển hiện trên từng dòng thơ. Giai điệu hát ca trù vang vọng đâu đây nâng cánh cho lời thơ. Bầu trời cảnh Bụt, sắc thái thiêng liêng, huyền diệu của tín ngưỡng Phật giáo: cửa từ bi cồng đức biết là bao - hòa quyện con người, thiên nhiên và vũ trụ, làm say đắm mà cũng nâng cao mở rộng tầm vóc cho hồn thơ. Tất cả những cái đó tạo nên vẻ đẹp độc đáo và sức hấp dẫn cho Hương Sơn phong cảnh ca. Với Hương Sơn phong cảnh ca, Chu Mạnh Trinh đã có một “chứng minh thư” để đứng vào đội ngũ những nhà thơ tài hoa miêu tả phong cảnh đất nước.

Viết bình luận