Viết ngắn gọn những cảm nhận sau khi đọc chùm thơ Tảo giải (trích Ngục trung nhật ki} của Hồ Chí Minh

hồ chí minh

Tảo giải (Giải đi sớm) là chùm thơ gồm hai bài (bài 42 và 43) trong Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh. Trên đường chuyển lao từ Long An đến Đồng Chính, Hồ Chí Minh viết chùm thơ này. Như một trang kí sự của người đi đày thế nhưng đằng sau cảnh sắc thiên nhiên hé lộ một hồn thơ khoáng đạt, mạnh mẽ và tự tin, yêu đời.

Ngay câu đầu trong bài I ghi lại thời điểm chuyển lao: Gà gáy một lần, đèm chửa tan. Đó là lúc nửa đêm về sáng. Chỉ có chòm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi thu. Trăng sao được nhân hóa như cùng đồng hành với người đi đày. Cái nhìn lên bầu trời trong cảnh khổ ải thể hiện một tâm thế đẹp. Hai câu 3 và 4 nói về con đường mà tù nhân đang đi ìà con đường xa (chinh đồ). Gió thu táp vào mặt từng cơn từng cơn lạnh lẽo. Trong câu thơ chữ Hán, chữ chinh chữ trận được điệp lại hai lần (chinh .nhân, chinh đồ;, trận trận hàn), làm cho ý thơ rắn rỏi, nhịp thơ mạnh mẽ. Nó thể hiện một tâm thế rất đẹp. Mặc dù áo quần tả tơi, thần thể tiều tụy nhưng người chiến sĩ vĩ đại vẫn đứng vững trước mọi thử thách nặng nề: đêm tối, đường xa, gió rét..

Bài thơ thứ II nói về cảnh rạng đống. Cái lạnh lẽo, cái u ám của đêm thu còn rơi rớt lại chóc đã bị quét hết sạch. Phương Đông từ màu trắng đã thành hồng. Hơi ấm tràn ngập đất trời, vũ trụ. Trước một không gian bao la có màu hồng, có hơi ấm của rạng đông, chinh nhân (người đi xa) đã hóa thành hành nhân (người đi). Hình như mọi đau khổ bị tiêu tan trong khoảnh khắc. Người đi đày đã trở thành con người tự do, thi hứng dâng lên dào dạt nồng nàn. Niềm vui đón cảnh rạng đông đẹp và ấm áp. Một đêm lạnh lẽo đã trôi qua. Tứ thơ vận động từ tối qua rạng đông tráng lệ, từ lạnh lẽo đến hơi ấm. Người đọc có cảm giác nhà thơ đi đón bình minh, đón ánh sáng và niềm vui cuộc đời.

Chùm thơ Tảo giải cho thấy tinh thần chịu đựng gian khổ làm chủ hoàn cảnh và phong thái ung dung, lạc quan yêu đời của nhà thơ Hồ Chí Minh trong cảnh đọa đầy. Tảo giải là bài ca của người đi đày, hàm chứa chất thép thâm trầm, sâu sắc mà không hề nói đến thép, lèn giọng thép.

Viết bình luận