Hiện tượng vơi cạn nguồn nước sạch đối với cuộc sống của con người

1. Tìm hiểu đề

Đề văn yêu cầu phát biểu suy nghĩ về tác động của hiện tượng vơi cạn nguồn nước sạch đốì với cuộc sống của con người. Đây là một hiện tượng đáng báo động trong cuộc sống của toàn nhân loại chứ không phải vấn đề của riêng một quốc gia. Liên quan chặt chẽ đến sự tồn tại và phát triển của hiện tượng này là hiện tượng ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nước ở cả bề mặt và tầng sâu (nước ngầm). Vì vậy để bàn luận về hiện tượng, cần có sự am hiểu sâu sắc về những hiện tượng, những vấn đề liên quan. Đồng thời cần chú ý phân tích hiện tượng một cách thấu đáo về cả thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của sự vơi cạn nguồn nước sạch trên cơ sở hiểu rõ vai trò của nước đối với sự sống con người.

nuoc sạch

2. Dàn ý sơ lược

Mở bài:

Giới thiệu vấn đề: Nước trong cuộc sống và hiện tượng các nguồn nước sạch đang ngày càng cạn kiệt.

Thân bài:

1. Vai trò, tác dụng của nước trong cuộc sống con người (sinh hoạt, lao động sản xuất, khí hậu...).

2. Thực trạng của sự suy giảm nguồn cung cấp nước sạch và suy giảm chất lượng nước sạch.

3. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn cung cấp và chất lượng nước sạch.

4. Hậu quả của hiện tượng này.

5. Rút ra bài học và đề xuất giải pháp.

Kết bài:

Phát biểu suy nghĩ riêng về vấn đề được nêu.

nguồn nước sạch

3. Dàn ý chi tiết

Mở bài:

    - Nước có mặt và tạo ra những ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống con người về nhiều phương diện.

    - Trong thực tế, nguồn cung cấp nước cho con người không phải là vô tận, chất lượng nước không phải luôn ổn định. Một hiện tượng đáng báo động đang có mặt trong cuộc sống hiện nay: đó là nguồn nước sạch đang dần vơi cạn.

Thân bài:

1. Vai trò của nước trong cuộc sống con người:

    - Nước có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sức khoẻ của con người; phục vụ cho sinh hoạt, giúp điều hoà thời tiết, khí hậu trên hành tinh, góp phần tạo nên một môi trường an toàn cho cuộc sống.

    - Nước còn có vai trò không thể thiếu trong công nghiệp, nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế.

    - Mọi ảnh hưởng đên nguồn nước đều tác động trực tiếp đến hoạt động sống của con người.

2. Thực trạng của sự suy giảm nguồn cung cấp nước sạch và suy giảm chất lượng nước sạch:

    - Nguồn cung cấp nước chính cho cuộc sông của con người:

      + Nước trên bề mặt: sông, suối, hồ, ao, đầm...

      + Nước ngầm.

    - Hiện tại các nguồn cung cấp nước cho cuộc sống đang bị nhiễm bẩn và ngày càng suy giảm về chất lượng:

      + Nước trên bề mặt: sông, SUÔI, ao, hồ, kênh, rạch đều ít nhiều bị ô nhiễm, thậm chí có những con sông trở thành sông chết. Đơn cử ở Việt Nam: theo VnExpress (Tin nhanh Việt Nam), hệ thông sông ngòi nước ta gồm 8 lưu vực đã có trên 10.000km2 sông, ngòi, kênh, rạch ô nhiễm ở mức báo động. Điển hình là sông Tô Lịch (Hà Nội), hệ thống sông Đà Nẵng, sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Sài Gòn... Đây là những con sông có chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

      + Nước ngầm hoặc đang cạn kiệt dần, hoặc đang có hiện tượng ô nhiễm hoặc bị nước mặn xâm nhập.

3. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn cung cấp và chất lượng nước sạch:

    - Do nguồn nước ngọt phân bố không đều, nhiều nơi khan hiếm hoặc không có nguồn cung cấp nước.

    - Do khai thác quá mức dẫn đến nguồn nước bị cạn kiệt dần, thậm chí bị nước mặn thâm nhập.

    - Do các loại chất thải làm ô nhiễm nguồn nước:

      + Chất thải từ các khu công nghiệp: rất nhiều chất độc hại.

      + Chất thải sinh hoạt: nước thải, rác thải

      + Chất thải từ các hoạt động lao động, sản xuất: chất thải từ các làng nghề, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng...

    - Tất cả các nguyên nhân trên đều gắn liền với sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức của con người, đặc biệt là sự thiếu ý thức do đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên mục tiêu an toàn.

4. Hậu quả của thực trạng này:

    - Với cuộc sống sinh hoạt: Thiếu nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt. (Dự báo tới năm 2015, một nửa dân số trên hành tinh sẽ rơi vào tình trạng không đủ nước để dùng). Việc dùng nước ở nơi có nguồn nước ô nhiễm sẽ gây những căn bệnh khó chữa, làm bùng phát dịch bệnh. 

    - Với lao động sản xuất: Cây trồng, vật nuôi đều không tồn tại khi nước bị ô nhiễm hay bị cạn kiệt.

    - Với môi trường: Khi nước cạn kiệt, đất đai sẽ khô cằn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống. Khi nước ô nhiễm sẽ góp phần tạo ra ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, làm thay đổi môi trường theo chiều hướng xấu.

5. Rút ra bài học và đề xuất giải pháp:

    - Bài học: Mọi tác động xấu đến môi trường trong đó có nguồn nước, đều ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sông của con người nên cần có ý thức bảo vệ nguồn nước để đảm bảo cho sự sống.

    - Giải pháp:

      + Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường với sự hợp tác của các địa phương trong mỗi quốc gia và các quốc gia trên thế giới.

      + Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các thành viên trong cả cộng đồng.

      + Xây dựng chế tài xử phạt thật nghiêm minh với các hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, trong đó có nguồn nước.

      + Xây dựng và phát triển ý thức tiết kiệm nước để tránh sử dụng bừa bãi, lãng phí.

Kết bài:

    - Nước sạch ngày càng khan hiếm, để xử lí nguồn nước sao cho có nước sạch đảm bảo vệ sinh lại vô cùng tốn kém nên cùng với việc khai thác và sử dụng các nguồn nước sạch, cần có ý thức bảo vệ nguồn nước và tinh thần đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm nguồn nước của cả cộng đồng.

    - Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ chính mình, cũng là bảo vệ ngôi nhà chung trái đất.

    nước sạch 2

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Thế nào là một nguồn nước sạch?

Nước được coi là nước sạch, khi nó:

    - Không màu, không mùi, không vị.

    - Trong, không có vẩn đục.

    - Không có vi trùng và các chất gây bệnh.

Các yều cầu dối với một nguồn nước sạch

Hiện nay hầu hết các nguồn nước mặt đều bị ô nhiễm và không đạt được các tiêu chuẩn trên. Cùng với Nhà nước, người dân cần làm cho gia đình mình một nguồn nước:

    - Đảm bảo vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

    - Đơn giản, dễ sử dụng và bảo quản.

    - Giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình hay cộng đồng.

Các nguồn nước sạch:

    - Giếng đào lắp bơm tay.

    - Giếng khoan lắp bơm tay.

    - Hệ thống cấp nước tự chảy.

    - Bể hay lu chứa nước mưa.

    - Hệ thống cấp nước tập trung.

    - Bể lọc cát chậm xử lí nước mặt.

Nguồn nước: dồi dào nhưng đang cạn dần

nước sạch

Xét theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu nước nào cung cấp dưới 4.000m3 nước/ người/ năm thì thuộc loại thiếu nước và nếu ít hơn 2.000m3/người/năm thì thuộc loại hiếm nước. Việt Nam không nằm trong danh sách những quốc gia hiếm nước hay thiếu nước. Bởi vì hiện nay, mức bảo đảm nước trung bình cho một người dân Việt Nam dù đã giảm từ 12.800m3/năm vào năm 1990 xuống còn 10.900m3/năm vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn 8.500m3/năm vào năm 2020, nhưng vẫn khá cao so với mức trung bình ở châu Á (gấp 2,7 lần) và thế giới (gấp 14 lần), dẫu lượng nước này phân bố không đồng đều trên cả nước. Tài nguyên nước ngầm, trữ lượng nước động thiên nhiên của nước ta khoảng 50 - 60 tỉ m3 và trữ lượng nước khai thác khoảng 10 - 12 tỉ m3/năm. Hằng năm có thế’ khai thác trên dưới 1 tỉ m3 (tức khoảng 2-3 triệu m3/ngày). Mới chỉ khoảng 20% dự trữ nước ngầm được khai thác, vì nguồn nước mặt nhìn chung dồi dào. Hiện tượng một số khu vực thừa nước trong khi một số nơi thiếu nước đang tồn tại phổ biến.

Tuy nhiên, sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển kinh tế, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất khiến khả năng đáp ứng của nguồn tài nguyên này ngày một giảm dần.

Ổ nhiễm nước rộng và sâu hơn.

Tài nguyên nước chưa được quan tâm đặc biệt, giá nước không hợp lí, sự quản lí lỏng lẻo là nguyên nhân gây nên tình trạng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí nước. Đó cũng là nguyên nhân làm biến đổi số lượng, chất lượng tài nguyên nước trên nhiều vùng lãnh thổ, gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng ở một số vùng. Nước thải và nước mưa không được xử lí gây nên tình trạng ô nhiễm nước mặt và đang có xu hướng gia tăng. Tại khu vực thành thị, rất nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp đã và đang ngày đêm thải vào nguồn nước không ít chất độc hại chưa được xử lí, gây ô nhiễm nguồn nước. 90% số doanh nghiệp được khảo sát không đạt tiêu chuẩn chất lượng dòng nước thải xả ra môi trường, 73% số doanh nghiệp xả nước thải không đạt tiêu chuẩn do không có các công trình và thiết bị xử lí nước thải, 60% số công trình xử lí nước thải hoạt động, vận hành không đạt yêu cầu Ngoài ra, còn chưa kể tới việc cả Hà Nội chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lí nước thải, 36/400 cơ sở sản xuất có xử lí nước thải. Tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng mới chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có hệ thống xử lí nước thải.

Bên cạnh đó, rác sinh hoạt cũng chưa được thu gom đầy đủ nên vẫn còn bị đổ xuống các sông, hồ một cách tự do. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày xả vào các khu ven hồ, kênh mương nội thành đã lên đến 1.200 m . Tại khu vực nông thôn, do cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, nên phần lớn chất thải sinh hoạt, chăn nuôi cũng như việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có nguồn gốc hoá học không được xử lí mà thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi khiến cho nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm về mặt hữu cơ, vi sinh vật và cả hoá học. Mấy năm gần đây, ngành nuôi trồng thuỷ sản mặc dù khá phát triển nhưng do được nuôi trồng ồ ạt, thiếu quy hoạch lại không tuân theo những quy trình kĩ thuật nên cũng đã gây ra những tác động tiệu cực đối với môi trường.

Nguồn nước cũng bị mất mát khá nhiều vì phí phạm, tới 37% nguồn nước đã bị thất thoát trên toàn quốc và tại một vài địa phương, lượng nước thất thoát lên đến 50%. Một yếu tố khác khiến cho nguồn nước sạch ở Việt Nam bị hao hụt là lũ lụt và hạn hán. Thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh kém là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nguy hại cho sức khoẻ con người (80% bệnh tật tại Việt Nam là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là tại những khu vực sinh sống của dân nghèo).

Viết bình luận