Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" và cho biết ý kiến của em về nội dung câu này
Sự hiểu biết giúp ta thấy đươc điều hơn, lẽ thiệt, cái dở cái hay trên cõi đời này; do đó ưng xử đúng đắn, hành động hiệu quả hơn; nói cách khác, giúp người ta khôn khéo hơn. Rõ ràng, chỉ có thể khôn ngoan khi hiểu sâu, biết rộng. Người ta có thể đạt đến trình độ đó qua quá trình học tập rèn luyện trong trường học. Nhưng ngoài nhà trường ra, người ta còn cần bổ sung và tự tích lũy “túi khôn” cho mình bằng nhiều cách khác nữa. Một trong những cách đó là đi. Đi đây chăng phải là những chuyến đi trong không gian đến Trường Sơn hay sang nước Mĩ, mà còn là những hành trình xuyên thời gian, trở về với những thời oanh liệt hay gian nan tủi cực của những bậc tiền bối cách mạng, những bà mẹ anh hùng, những người qua bao chặng đường lịch sử. Đi cho nhiều, thấy cho rộng, nhất là đích thân trực tiếp quan sát, chứng kiến những thực tế đa dạng, nhưng bài học đường đời muôn nẻo trong cuộc sống mà không pho sách hay nhà trường nào có thể bao gồm được hết, sống động được bằng, (chính vì thế, ông ta đã khẳng định Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Chúng ta đều biết Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước qua hành trình vĩ đại của Người “Lênh đênh bốn biển, một con tàu "Những bờ bên lạ, nước nông sâu...”. Qua hành trình ấy... "Người ơi hỏi khấp bóng có châu Mĩ, châu Phi”: Người đã sang Pháp để hiểu chân lí tự do - bình đẳng - bác ái” tận nguồn của nó. Người đã cảm nhận nỗi đau của những người dân đen bị “nướng chín, bị thui vàng, cháy thành than”. Tầm nhìn nhận vừa rộng vừa sâu đó giúp Người gạn lọc được tinh hoa của Cách mạng phương Tây trong Tuyên ngôn độc lập; ghi nhận được một câu thơ Đồ Phú - một trong những nhà thơ lớn nhất phương Đông - vào trong Di chúc. Nói như Chê Lan Viên, “người thủy thử vĩ đại này đà từ sông Lam quê hương, sông Hồng Tổ Quốc ra đi các đại dương, để có một “tầm mắt đại dương” trước khi về lại đất nước”. Và với tầm vóc khôn ngoan ấy; Bác đã dẫn ta đi đến Biện Biên chấn động địa cầu, đến đại thắng ngày 30 - 4 mở ra kỉ nguyên "Sau Việt Nam" cho toàn thế giới. Colombo cũng nhờ có cuộc đi hằng trăm ngày đàng, mới phát hiện ra được cả một Tây bán cầu với châu Mĩ trù phú bao la. Và gần gũi ta hơn, biết bao cuộc du khảo “về nguồn" - đi rộng trong không gian, đồng thời về xa trong thời gian – của thanh nien Thành phố Hồ Chi Minh, những chiến dịch ngày hè của sinh viên tỏa về các vùng ngoại vi đô thị, những dịp tham quan, nghỉ mát, về quê... của chính mỗi người dân chúng ta từng trải nghiệm: tất cả đều chứng tỏ: đi một ngày đàng, học được thêm nhiều điều khôn ngoan lắm. Khôn hơn về kiến thức và cả về ý thức; không chỉ đầy hơn cho đầu óc. mà còn giàu hơn cho trái tim. Và nếu nhìn xa trở lại quá khứ dân tộc phải chăng chính cuộc đi lớn từ thuở Hùng Vương “năm mươi con lên rừng, năm mươi con xuống biển, những chuyện lên núi Mộc tinh, xuống đông bằng biệt Hồ Tinh, ra biển chặt Ngư tinh: cho đến những chuyến vượt biển sang các nước “Tây Dương” của Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Trương Vĩnh Ký... mà ông cha ta đã khẳng định được mình; dân tộc ta đã không ngừng tăng trưởng, trụ vững trên bờ Thái Bình Dương? Và đã xây dựng được một nền văn hiến VỚI trỗng đồng Đông Sơn, dân ca Quan họ, Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, tư tưởng của Hồ Chí Minh... rạng rỡ cả một góc trời châu Á?
Tuy nhiên, muốn học được “một sàng khôn" như vậy; cũng cần tối thiểu một điều kiện. Đó là người đi phải có năng lực phê phán, không biết gạn đục khơi trong, lọc lấy cái hay, loại bỏ cái dở: thì rất có thể đi một ngày đàng chuốc lấy một sàng dại. Trên báo chí ngay quanh ta, chăng có khối kẻ “đi Tây” là đi đứt cả nhân phẩm, bị biên mất sa dọa thành hạng gái bao, phường buôn lậu đó sao? Chẳng có những vị giám đốc đi “liên doanh” với nước ngoài, chở về cá một tàu rác, hàng lô máy móc phải trả bằng nhiều triệu đó la mà kì thật lại là những máy phế thải, những đồ dỏm đó sao? Gần đây trong thanh phố ta, chỉ mới đi từ quận này sang quận khác thôi... đã có không ít thanh niên - trong đó cả những sinh viên, học sinh – trở thành con mồi thảm hại của nạn chích hút ma túy, đem phá tán tài san mồ hôi nước mắt của gia đình, thậm chí thành trộm cướp lưu manh để thỏa cơn nghiện “cái chết trắng” một cách mê muội đến điên cuồng!
Dù có mặt trái cần phòng ngừa như trên, nhưng nhìn chung, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn" vẫn khẳng định một chân lí sáng giá trong cuộc sống. Cần phải đi nhiều, thấy rộng, nếu chỉ “ở nhà với mẹ, biết ngày nào khôn": vì tầm mắt sẽ bị hạn hẹp. do đó tầm suy nghĩ cùng không thể sâu xa được. Miễn là phải biết tự trang bị lấy cho mình một năng lực sâu biết phân biệt cái dở cái hay. Muốn thế, phải có một bản lĩnh nhuần nhuyễn thành sức đề kháng từ bên trong trước những rêu rác ô nhiễm, thành phản ứng nhạy bén chủ động, chứ không phải những hiểu biết hời hợt, lối học thụ động trì trệ của nhiều bạn trẻ hiện nay. Muốn thực sự học lấy được những “sàng khôn” trong mỗi chuyến đi, còn phải biết học hỏi những người đi trước đáng tin cậy, phải biết tự vấn ở lương tâm và lương tri của chính mình trên mọi nẻo đường cuộc sống.
Viết bình luận