Văn phân tích: Tảo Giải (Giải đi sớm)

Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cắt bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.

Thơ Bác giản dị mà sâu sắc. Nhiều bài thơ trong “Nhật kí trong tù” tuy được dịch qua bản chữ Hán nhưng vẫn dễ hiểu. Tất nhiên hiểu đến chiều sâu trong thơ Bác cũng không phải dễ. Bài thơ “Giải đi sớm” là một trường hợp. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được những nỗi gian truân của Bác trên đường giải tù, tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cách mạng, niềm yêu đời lạc quan vô bờ của Bác đốỉ với tương lai của nhân loại.

phan-tich-bai-tho-giai-di-som-cua-ho-chi-minh

Nhưng hiểu như vậy rồi, bí mật của bài thơ vẫn còn nguyên. Bài thơ còn có ý nghĩa tượng trưng. “Căn cứ vào cách viết mà nói, trong bài thơ này có một sự hòa hợp kì diệu giữa bút pháp tượng trưng với bút pháp hiện thực”. (Đặng Thai Mai). Mà trong thơ, khi yếu tố tượng trưng xuất hiện, thì ý nghĩa tượng trưng mới là tiếng nói cuối cùng của tác phẩm mà nhà thơ muôn gửi gắm cho người đời:

Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh diễn tả khung cảnh đêm giải tù với thời gian, không gian, sự vận động của trăng sao:

“Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lèn ngàn;”

Bác lại bị giải đi trong đêm, đến lúc này là gà gáy đầu, “gà gáy một lần”. Cảnh tối tăm vắng lặng. Nhưng cảm hứng của thi nhân không hướng về bóng tối mà hướng về ánh sáng. Trên bầu trời trăng sao đang vận động:

“Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”

Câu thơ nguyên tác hay hơn:

“Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san”

Từ “ủng” bản dịch cũ là “đưa”, bản dịch mới là “nâng?”. Từ “đưa” có tình hơn, gần với tinh thần của Bác hơn. Bác cũng từng viết:

“Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo”

(Đi thuyền trên sông Đáy)

Đó là những chi tiết thật. Đừng quên đó cũng là những chi tiết nghệ thuật. Tất cả đều chịu tác động của quy luật sáng tạo nghệ thuật. Trong trường hợp này, nếu hiểu theo nghệ thuật tượng trung thì những chi tiết có thật đó chẳng qua là cái cớ để nhà thơ biểu đạt tư tưởng lớn và sâu sắc của Người.

Hình ảnh của người tù hiện lên trong tư thế hiên ngang bất khuất:

“Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.”

Người ở đây là người tù, là Bác, nhưng đã trở thành hình tượng của người đi đường (chinh nhân). Con đường giải tù cũng tượng trưng cho con đường cách mạng. Nỗi gian khổ của người tù tượng trưng cho nỗi gian khổ của người chiến sĩ cách mạng tiền bối:

“Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn”
(Nghênh diện thu phong trận trận hàn)

Hai chữ “nghênh điện” thể hiện được thái độ hiên ngang của người tù, cũng là chiến sĩ cách mạng đầy gian truân. Trong câu thơ nguyên tác, gian khổ dữ dội hơn vì có điệp từ “trận trận”.

phan-tich-bai-tho-tao-giai-cua-ho-chi-minh

Khổ thơ đầu đã dựng lại bức tranh chuyển lao trong đêm tối với hình ảnh của người tù hiên ngang bất khuất trước những gian truân trên đường giải tù. Đó là ý nghĩa tả thực.

Theo cách hiểu của ông Đặng Thai Mai, ta thử tìm hiểu “Sự hòa hợp kì diệu giữa bút pháp tượng trưng và bút pháp hiện thực” của khổ thơ trên: Đã có sự báo hiệu của cách mạng (gà gáy) nhưng xã hội cũ (đêm) vẫn chưa .tàn. Các thế lực cách mạng đang vận động, tiêu biểu là các thế lực ánh sáng (chòm sao nâng nguyệt). Người chiến sĩ cách mạng (người đi) đang cất bước trên con đường cách mạng (đường thẳm). Thái độ của người chiến sĩ chủ động, ung dung đón nhận những nỗi gian khổ trên con đường cách mạng (trận gió hàn). Hình ảnh nổi bật trong khổ thơ đầu là hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng tiền bối đang vận động trên con đường đầy gian nan thử thách.

Sang khổ thơ thứ hai, tứ thơ chuyển một cách lạ lùng. Người tù từ đêm tối ra ánh sáng đến buổi bình minh thật là tươi đẹp.

“Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không.”

Tứ thơ chuyển đột ngột, nhung vẫn biện chứng vì người tù bị giải đi từ khuya đến sáng, trăng sao vận động, tất yếu đến buổi bình minh. Nhà thơ quan sát tinh tế sự chuyển đổi của màu sắc, từ màu đen (màu của đêm tối) đến trắng (mà lạnh), từ trắng chuyển sang hồng (màu nóng). Không còn đâu là cảnh đêm đen rét mướt khổ ải. Bóng tôi đã bị quét sạch, buổi bình minh thật là tươi sáng, ấm áp.

Tứ thơ lại chuyển vào bên trong, diễn tả tâm trạng của chủ thể trữ tình:

“Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.”

Màu hồng tươi sáng, ấm áp đã bao trùm cả sông núi, cả đất trời và hơi ấm trùm vũ trụ ấy cũng thấm vào lòng người. Không có hình bóng của người tù mà chỉ có người thi sĩ trước buổi mai tươi đẹp với thi hứng dào dạt.

Cái hay của khổ thơ này là buổi bình minh được tượng trưng cho bức tranh toàn cảnh của chủ nghĩa cộng sản thắng lợi trong tương lai. Nếu “người đi” trên kia là người chiến sĩ cách mạng tiền bối đầy gian khổ thì “người đi” trong đoạn hai lại tượng trưng cho người chiến sĩ cách mạng lúc toàn thắng. Người chiến sĩ biểu hiện được cốt cách tuyệt vời của mình: chiến sĩ - thi sĩ.

“Thế rồi cả một phương đông sáng rực, màu trắng biến thành màu đỏ, cách mạng thắng lợi đang quét sạch những tàn dư của bóng tối ban đêm. Và trời đất là cả một vùng hơi ấm để đưa con người tới mục đích thắng lợi và tới cõi thơ” (Đặng Thai Mai).

“Giải đi sớm” là một bài thơ đặc sắc của tập “Nhật kí trong tù”. Bằng sự hòa hợp tuyệt diệu giữa bút pháp tượng trưng và bút pháp tả thực, tác giả đã thể hiện được tư thế hiên ngang bất khuất, tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin yêu tha thiết mãnh liệt vào cuộc sống trong những ngày lao tù khổ ải. Nhận xét sau đây của một nhà phê bình Pháp có thể giúp ta hiểu thêm cái hay của bài thơ này: “Thơ Hồ Chí Minh nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lây cái “ý tại ngôn ngoại”.”

Viết bình luận