Văn phân tích: Nhớ chân Người bước lên đèo

Bác Hồ việt bắc

“Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người...”

Trong những bài thơ lớn của Tố Hữu viết về đất nước, về dân tộc, về cách mạng, bao giờ tác giả cũng dành tình cảm thiêng liêng ca ngợi vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Kết thúc bài thơ “Việt Bắc” - một kiệt tác của Tố Hữu - nhà thơ đã dành nói về tình cảm tha thiết của nhân dân Việt Bắc đối với Bác Hồ. Trong những ngày hoạt động bí mật và kháng chiến chông Pháp, Bác Hồ đã sống và làm việc ở núi rừng Việt Bắc. Bác sông gần gũi với nhân dân các dân tộc Việt Bắc. Bác được các dân tộc Việt Bắc thương yêu, kính trọng. Cuộc kháng chiến kết thúc, Người trở về Thủ đô Hà Nội để lại niềm thương nhớ khôn nguôi cho nhân dân Việt Bắc:

“Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Õng Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người...”

Mở đầu đoạn thơ là lời nhắn của Việt Bắc với những người cán bộ kháng chiến rời Việt Bắc trở về xuôi với Bác.

“Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người”

Tác giả thể hiện lời của Việt Bắc êm ái thiết tha mà cũng không kém phần cung kính, thiêng liêng. Đại từ “mình” ngôi thứ hai rất thân mật. Hai câu thơ có ý nghĩa khái quát rộng lớn là nhờ tác giả dùng phép nhân hóa “Việt Bắc không nguôi nhớ Người”. Từ Việt Bắc bao gồm cả con người và thiên nhiên, non nước. Diễn tả bằng phép nhân hóa như vậy mới nói được một cách đầy đủ và sâu sắc tình cảm thương nhớ của nhân dân Việt Bắc đôì với Bác Hồ.

Người ra về, nhưng hình ảnh, cử chỉ của Người vẫn in sâu trong tâm trí của người dân Việt Bắc:

“Nhớ Ổng Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo”

Điệp từ “nhớ” mang âm hưởng của bài thơ “Việt Bắc”, âm hưởng của tình cảm thủy chung, tư tưởng ân nghĩa. Trong tình cảm thương nhớ của nhân dân Việt Bắc, nổi lên hình ảnh đôi “mắt sáng ngời” của Bác. Nhân dân Việt Bắc nhớ mãi “Ông Cụ” có đôi mắt sáng ngời, đôi mất của trí tuệ sáng suốt, minh mẫn. Hai từ “Ông Cụ” khiến cho hình ảnh của vị lãnh tụ trở nên gần gũi.

Nhớ chân người bước lên đèo

Nhân dân Việt Bắc còn nhớ đến hình ảnh giản dị, tươi sáng của Bác “Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!”. Cách miêu tả màu sắc và trang phục của Bác, ta có thể hình dung Bác như một người nông dân nâu sồng miền xuôi, một “Ông Cụ” người dân tộc đi làm rẫy hay đi bán thuốc quý (theo cách tưởng tượng của một nhà thơ nước ngoài).

Người dân Việt Bắc làm sao quên được hình ảnh Người rong ruổi công tác trên đường rừng mỗi sớm mai:

“Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo”

Hình ảnh vị lãnh tụ kháng chiến được tác giả phác họa bằng hội họa và âm nhạc. Người đã hiện lên trong buổi mai tươi đẹp của núi rừng. Con người và thiên nhiên hòa hợp một cách kỳ lạ. “Những sáng tinh sương” nói lên sự cần mẫn trong công tác kháng chiến của Bác. Công tác khẩn trương nhưng phong thái của người vẫn ung dung, như không phải là vị lãnh tụ tối cao của cuộc kháng chiến mà là nhà hiền triết, nhà thơ đi tìm thi tứ. Người suy tư trong sự hòa điệu của tiếng nhạc ngựa và tiếng “suối reo”. Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng Việt Bắc luôn luôn gắn bó với công tác kháng chiến của Bác. Trong thơ Người, chúng ta đã từng bắt gặp sự hòa hợp kỳ lạ đó:

“Đọc sách chim rừng vào cửa đậu
Phê văn hoa núi ghé nghiên soi.”

Hai câu kết, nhà thơ dành đế ghi lại hình ảnh vị lãnh tụ rời Việt Bắc về Hà Nội và tấm lòng của nhân dân Việt Bắc hướng về Người:

“Nhớ chân Người bước lèn đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.”

Nhà thơ đã dùng lối đặc tả điện ảnh thật là sinh động. Người ra đi, nhưng hình ảnh “chân Người bước lên đèo” cứ lớn dần lên trong tâm tưởng của người ở lại. Hình ảnh Người lồng lộng trên đèo thật là đẹp. Rừng núi được nhân hóa như cũng có linh hồn, mang theo tâm tư tình cảm của con người Việt Bắc:

“Người đi rừng núi trông theo bóng Người”

Hình ảnh nhuốm màu thần thoại đó đã diễn tả được tình cảm yêu mến, kính trọng của nhân dân Việt Bắc đối với vị lãnh tụ vĩ đại.

Nếu nói “Việt Bắc” là kiệt tác của Tố Hữu thì đoạn thơ này là phần đặc sắc của bài thơ. Đoạn thơ đã phác họa một cách chân thật và sinh động hình ảnh Bác Hồ trong kháng chiến chống Pháp và tình cảm yêu mến nồng nhiệt của nhân dân Việt Bắc đối với Bác Hồ. Nhà thơ Xuân Diệu đã hết lời tán dương đoạn thơ này của Tố Hữu: “Và bức tranh cuối bài thơ theo ý tôi là của một danh họa. Trong mấy nét nói được phong thái cao quý lớn lao của Hồ Chủ tịch. Khi Người đi qua, rừng núi cũng như học theo tác phong của Hồ Chủ tịch. Con ngựa của Người cưỡi như cũng nhịp bước chân cho hợp với cái bình tĩnh ung dung của Người; qua sáu câu thơ có một bản nhạc tấu lên và Người đi, nhạc hãy còn văng vẳng”.

Viết bình luận