Văn nghị luận xã hội: Suy nghĩ về lòng khoan dung

Khoan dung (bao dung) là sự rộng lượng tha thứ cho người phạm lỗi lầm. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, khoan dung còn là sự thừa nhận và tôn trọng những đặc tính, sở thích, thói quen của người khác, của dân tộc khác, của quổc gia khác, và của tôn giáo khác....

Có thể nói sự khoan dung là biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con người. Ngày nay, “Thế giới cần sự khoan dung” không chỉ là sự khoan dung giữa con người với con người, mà còn là sự khoan dung giữa quốc gia với quốc gia, dân tộc với dân tộc, tôn giáo với tôn giáo nữa. Trái với khoan dung là thói ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi, cố chấp, ghen tị, thù hận. Sự khoan dung cần thiết cho mọi quan hệ.

lòng khoan dung

Sự khoan dung biểu hiện trong quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội, trong phạm vi một quốc gia và trong quan hệ quốc tế. Cha mẹ tha thứ lỗi lầm cho con cái, thầy cô giáo rộng lượng đối với những sai phạm của học sinh, vào các ngày lễ lớn, nhà nước ân xá cho các phạm nhân cải tạo tốt. Các cuộc đàm phán hội nghị liên tục được tổ chức trên toàn thế giới để giải quyết các cuộc xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo. Trong chiến tranh việc đối xử tử tế và trao trả tù binh cũng là biểu hiện cụ thể của lòng khoan dung. Hơn nữa, sự khoan dung còn được thế' hiện qua các hoạt động có tính tích cực như việc hình thành các việc trao đổi văn hoá, giao lưu văn hoá... trong khu vực và thế giới.

Sự khoan dung giúp con người sống chan hoà, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn. Đồng thời nó cũng góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp; đầy tình người, xây dựng một thế giới hoà bình bền vững. Nếu thế giới không có sự khoan dung thì cuộc sông sẽ trở nên căng thăng, con người sẽ cô độc, xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn, chiến tranh có nguy cơ nổ ra.

Là học sinh, chúng ta cần cố gắng thực hành bài học đạo đức về lòng khoan dung trong cuộc sông thường ngày. Với bản thân thật sự nghiêm khắc, còn với mọi người thì bao dung rộng lượng.

Viết bình luận