Tâm trạng nhân vật và khung cảnh tiễn đưa trong bài thơ Tống biệt hành cùa Thảm Tâm
Thơ là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ càng chặt chẽ, giàu nhạc điệu thơ càng hay. Với bài thơ Tống biệt hành, Thâm Tâm đã làm được điều ấy. Đoạn thơ đầu không có một câu, một chữ nào nói đến cảnh buồn, cảnh biệt li nhưng khi đọc lên tâm trí ta như bị thiêu đốt, xâu xé, bâng khuâng một nỗi buồn li biệt. Đấy chính là nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ đầu trong Tống biệt hành:
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đề tài tống biệt không phải là mới mẻ, nhưng khi đến với nhà thơ nó đạt được yếu tố cách tân và màu sắc cổ điển. Tác giả đưa ai? Đưa người ấy đi làm nhiệm vụ gì? Rõ ràng không ai có thể xác định được đối tượng mà nhân vật trữ tình ở đây đưa tiễn là ai. Chỉ có thể hiểu được nhân vật trữ tình như người tráng sĩ lên đường vì nghĩa vụ cao cả...
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Đọc hai câu thơ ta thấy cái nghịch lí thể hiện rõ, đưa người đi không đưa qua sông mà có tiếng sóng ở trong lòng. Không qua sông có nghĩa là anh đứng ở một nơi nào đó không có sông, nhìn thấy sông hay chỉ đứng ỏ' bên sông thôi làm sao biết có sóng ở trong lòng. Sóng đập vào mạn thuyền chứ đâu dội vào lòng mà cho là sóng ở troìig lòng. Chính eái phi lí này tạo cái diễn đạt hợp lí. Thơ là cuộc sống nâng tâm hồn con người lên hòa quyện vào thiên nhiên. Cuộc sống ấy là cả một bầu cảm xúc không bao giờ vơi cạn. Tiếng sóng ở đây là tiếng lòng, tiếng nói của con tim. Nó thôi thúc, giục giã, thể hiện rõ sự lưu luyến, bịn rịn. Câu thơ không chỉ dừng lại ở đó mà nó như khơi sâu thêm niềm tin tưởng của người ra đi làm nhiệm vụ. Ta cảm nhận tiếng sóng như mỗi lúc một vỗ mạnh, càng thôi thúc giục giã hơn. Cái tin tưởng lẫn vào sự lo âu chờ đợi nên hai câu thơ nghe như có một nỗi buồn rưởi rượi phủ kín tâm hồn người đọc. Hai câu thơ không có chữ nào nói đến nỗi buồn đau khi phải li biệt, nhưng đọc lên nhiều cảm xúc bâng khuâng đan xen vào nhau trong lòng ta. Nỗi buồn ở đây không rõ ràng như trong câu thơ Thôi Hiệu:
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Mà nó là nỗi buồn chầm chậm, lan tỏa dần, sau đó thấm sâu hơn làm cho tâm hồn nặng trĩu hơn. Không nói mà hơn có nói, đó là tiếng nói mãnh liệt của thơ mà Thâm Tâm khai thác triệt để. Thành công của Thâm Tâm thể hiện ở chỗ nhà thơ đã gieo vào lòng độc giả những cảm xúc đa tầng.
Vì vậy, dẫu bài thơ ra đời sau những bài thơ khác cùng đề tài nhưng nó không chết đi, không bị nhòa đi mà sống một cách mãnh liệt bởi vì thơ thật là thơ.
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Chấp nhận cái logic của thơ tức là ta chấp nhận cuộc sống tâm hồn, đời sống tình cảm cái réo rắt, du dương đa nghĩa của thơ. Bởi vì “vần hay không thôi đã cho là thứ yếu, nhưng thiếu âm thanh réo rắt đố thành thơ” (Sóng Hồng). Tác giả tiễn bạn vào lúc bóng chiều không thắm không vàng vọt nhưng-có hoàng hôn trong mắt trong. Chưa đến chiều sao lại có hoàng hôn? Tâm hồn là những đợt sóng nhấp nhô, do đó tâm hồn chịu sự điều khiển của chỉ một phần lí trí. Mặc dù là bình minh hay một khoảnh khắc nào khác nhưng trong cảm giác buồn đau thì đôi mắt không thể nào là đôi mắt chim câu long lanh mà chỉ có lioàng hôn trong mắt trong thôi. Hiệu quả của việc diễn đạt phi lí là ở chỗ đó; cái hay, cái tuyệt diệu, cái đa thanh đa sắc của câu thơ là ở chỗ đó. Hoàng hôn chứa đầy trong mắt của người ra đi, buồn lắm, nhớ lắm nhưng phải chấp nhận. Người hăng hái ra đi vì chí lớn, mang theo trách nhiệm nặng nề trên đôi vai. Thực ra theo logic mờ của thơ, sóng trong lòng, hoàng hôn trong đôi mắt ngỡ như thanh thản đến trong vắt kia có thể biểu hiện cụ thể ở hai người. Thế nhưng, đúng nhất có sự hòa hợp tâm hồn của cả hai. Sóng nổi lên trong lòng người đưa tiễn, nó lại ầm ầm va đập trong lòng kẻ ra đi. Hoàng hôn mà người tiễn nhìn thấy sẽ gieo bóng tối u buồn cho chính anh ta... Nắng không vàng vọt nhưng lại chứa đựng hoàng hôn, hình ảnh đầy mới mẻ mang hơi hướng yếu tố cổ điển lẫn hiện đại. Ánh nắng ấy khác với Nắng chia nửa bãi chiều rồi của Huy Cận.
Làm một việc mà người khác đã làm rồi, tạo cái mới trong cái cũ ấy không phải là chuyện dễ. Muốn được như vậy, anh phải là một nhà thơ dẻo dai, cần mẫn, tạo ra cho đời nhiều mật ngọt, phải cách tân trong cổ điển làm cho hai yếu tố đan xen, hòa quyện vào nhau tạo nên những nét đa thanh, đa sắc mới. Thâm Tâm đã thành công tuyệt vời trong công việc nhào nặn ấy. Một bông hoa nở sau nhưng nở rất rực rỡ, ngọt ngào hương sắc được nhiều người ngưỡng mộ.
Viết bình luận