Suy nghĩ về hiện tượng những cánh rừng tiếp tục bị chặt phá

1. Tìm hiểu đề

Đề văn yêu cầu phát biểu suy nghĩ về một vấn đề nghiêm trọng của môi trường: đó là hiện tượng những cánh rừng tiếp tục bị chặt phá. Để thể hiện được suy nghĩ có chiều sâu về hiện tượng này, cần có những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nó ở các phương diện như thực trạng, nguyên nhân của nạn phá rừng.
Trong những năm gần đây, người ta đã nói nhiều tới vrệc môi trường kêu cứu: đất, nước, không khí bị ô nhiễm, rừng bị chặt phá, tài nguyên bị khai thác bừa bãi. Nhận thức về vấn đề này chính là nhận thức về một cách gián tiếp xây dựng ý thức bảo vệ rừng, bao vệ môi trường sống của con người trên trái đất.

can bao ve rung

2. Dàn ý sơ lược

  1. Mở bài:
    • Giới thiệu hiện tượng rừng bị chặt phá và tính cấp thiết của vấn đề môi trường.
  2. Thân bài:
    • Nêu vai trò, tác dụng của rừng trong cuộc sống của con người.
    • Thực trạng của nạn phá rừng ở Việt Nam.
    • Nguyên nhân của thực trạng đó.
    • Hậu quả của việc rừng bị chặt phá.
    • Rút ra bài học và đề xuất giải pháp khắc phục.
  3. Kết bài:
    • Phát biểu những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

3. Dàn ý chi tiết

Mở bài:

  • Môi trường đang kêu cứu: ô nhiễm tăng, chất lượng của các tài nguyên đất, nước, không khí đang suy giảm, cuộc sống con người đang bị đe doạ nghiêm trọng.
  • Một trong những nhân tố dẫn tới sự suy giảm của chất lượng môi trường là nạn phá rừng.

Thân bài:

  1. Vai trò, tác dụng của rừng trong cuộc sống của con người:
    • Với môi trường: hấp thụ khí thải (CO2) giảm bớt hiệu ứng nhà kính, góp phần quan trọng tạo sự đa dạng về sinh học, góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước.
    • Với kinh tế: cung cấp nguồn tài nguyên đa dạng phục vụ đời sống cho con người, là cảnh quan thiên nhiên kỉ. thú và hấp dẫn để phát triển du lịch, thu nhiều lợi nhuận cho nhân dân và quốc gia. Nếu được sử dụng và phát triển đúng cách, đúng mục đích, rừng có thể làm giàu cho con người.

  2. Thực trạng của nạn phá rừng ở Việt Nam:
    • Diện tích rừng Việt Nam ngày càng bị thu hẹp. Từ một nước có độ che phủ lớn trên thế giới, đến thời điểm này, Việt Nam chỉ còn giữ được một diện tích nhỏ rừng nguyên sinh.
    • Theo Tổng cục thống kê, tính chung 3 tháng đầu năm 2009, tổng diện tích rừng bị mất là 489 ha, tăng 77% so với cùng kì năm trước. Trong đó, diện tích rừng bị cháy là 244 ha, bị phá là 245 ha.

  3. Nguyên nhân của thực trạng đó:
    • Do đói nghèo, lạc hậu, tập quán du canh du cư chưa hoàn toàn bị xoá bỏ, rừng bị phá để làm nương rẫy.
    • Do ý thức bảo vệ rừng chưa được nâng cao ở mỗi cá nhân cũng như các tập thế’ có sự gắn bó và quan hệ trực tiếp với rừng.
    • Do khả năng quản lí của Nhà nước còn hạn chế: luật pháp chưa thật chặt chẽ, người có chức năng bảo vệ rừng chưa được trang bị đầy đủ về cả phương tiện, quyền lợi cũng như quyền lực để thực thi tốt nhiệm vụ.

  4. Hậu quả của việc rừng bị tàn phá:
    • Do rừng tạo ra nhiều dịch vụ miễn phí cho kinh tế như cung cấp nước sạch, hấp thụ khí thải... nên khi rừng bị mất, nhân loại phải tự cung cấp các dịch vụ đó bằng việc xây dựng các hồ chứa nước, cơ sở xử lí khí thải vì nếu không sẽ gánh chịu vô số vấn đề về sức khoẻ và phải chi một số tiền cực lớn để chữa bệnh.
    • Phần lớn tổn thất rơi vào người nghèo, đặc biệt những người sống ở khu vực nhiệt đới vì cuộc sống của họ phụ thuộc trực tiếp vào rừng.
    • Với các quốc gia phương Tây, mất rừng chính là mất đi công cụ hấp thụ khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
    • Theo Ravan Sukhdev - nhóm chuyên gia nghiên cứu của các nhà kinh tế thuộc Đesutche Bank - thì trong cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường chứng khoán phố Wall chỉ mất 1000 - 1500 USD, còn mất rừng là mất khoảng 2000 - 5000tĩ USD/ năm.

  5. Rút ra bài học và đề xuất ý kiến:
  6. - Bài học: Phá rừng là phá hoại môi trường sống, là tự gây tổn thất về kinh tế cũng như sức khoẻ của con người. Vì vậy cần bảo vệ rừng như một cách bảo vệ chính cuộc sống của mình.

    - Giải pháp:

    + Giao rừng về tay người dân dưới sự hỗ trự và kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước.

    + Xây dựng chính sách, pháp luật về việc bảo vệ rừng. Xử phạt nghiêm minh với những hành vi phá rừng.

    + Trang bị phương tiện, trao quyền và tạo điều kiện tối đa cho các nhân viên kiểm lâm.

    + Giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân.

Kết bài:

- Thế giới đang lên tiếng bảo vệ sự suy thoái của môi trường sống và bày tỏ mối lo ngại về hiện tượng “chảy máu rừng”.
- Khẳng định trách nhiệm đối với rừng cũng là trách nhiệm đối với cuộc sống hiện tại và tương lai.

4. Bài làm

Văn học thế giới đã ca ngợi rất nhiều tấm gương vượt qua gian khổ để rèn luyện, học tập. Từ thế kỉ XVI, Tây du kí - một trong những tác phẩm kinh điển nhất của văn học Trung Quốc ra đời với sự xuất hiện của Tôn Ngộ Không - con khỉ đá ngỗ nghịch nhưng dám quỳ suốt nhiều năm trong mưa tuyết để “tầm sư học đạo”. Phải chăng qua hình tượng Tôn Hành Giả, Ngô Thừa Ân đã nhắc nhở con người sự cần thiết và tầm quan trọng của học vấn? Còn ở nước Anh xa xôi có anh chàng Rô-bin-xơn Cru-xô trong tiểu thuyết cùng tên của Đi-phô nhờ có tri thức về các môn khoa học, về trồng trọt, chăn nuôi,....mà đã sống được trên đảo hoang suốt hai mươi tám năm trời để rồi trở về trong sự ngạc nhiên, khâm phục của mọi người... Rô-bin-sơn nhờ có học vấn mà sống sót được và trở thành một trong những hình tượng bất hủ về tầm vóc, sức mạnh và trí tuệ của con người. Ớ Hi Lạp, từ xa xưa người ta đã đúc kết nên một câu ngạn ngữ chính xác về bản chất của học vấn: “Học vấn có chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào”.

nạn phá rừng

Câu ngạn ngữ cho ta thấy ý nghĩa của tri thức và quá trình tích lũy tri thức của con người. Từ “đắng ngắt” cho đến “ngọt ngào” là cả một quá trình dài với nhiều gian truân, vất vả. “Chùm rễ” kia là cái gốc, là bước khởi đầu cho cả một con đường gian nan, vất vả đi tìm học vấn, đi tìm tri thức của nhân loại. “Muôn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, trên trái đất này hàng nghìn năm qua, từ nền văn minh cổ đại cho đến nay, không một vĩ nhân nào thành danh mà lại không có học vấn. Một nhà bác học được người ta kính phục vì đầu óc ông ta chứa đựng nhiều kiến thức hơn người bình thường, những kiến thức đó có khả năng cải tạo thế giới, tạo dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp, văn minh. Chính học vấn và tri thức đã trở thành sức mạnh giúp con người tiến xa hơn trong nấc thang tiến hoá và giúp cuộc sống của chúng ta ngày càng được cải thiện hơn. Như vậy, có thể nói học vấn có vai trò hết sức quan trọng đối với con người, đặc biệt là trong một xã hội văn minh, hiện đại.

Nhưng học tập là một con đường rất dài và vô vàn khó khăn, kẻ nào không có đủ ý chí và nghị lực để vượt qua sẽ gục ngã và bị tụt lại phía sau. Tri thức thì vô cùng mà sức lực và trí tuệ của con người thì có hạn. Thu nhận tri thức là một quá trình lâu dài và vất vả. Trên con đường học vấn, lòng quyết tâm cũng như khả năng chiến thắng nhưng ham muốn cá nhân, sự nản lòng,... là rất quan trọng. Liệu những con số tính toán, những con chữ, những thách đố của khoa học,... có đủ sức giữ được chân ta trước những thú vui hấp dẫn đang gọi mời? Điều đó tuỳ thuộc ý chí, nghị lực và bản lĩnh cũng như niềm say mê học tập của bạn. Chỉ cần một chút nản lòng trên con đường học vấn, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.

pha rung

Bể học vô cùng, ta không thể một sớm, một chiều là thu nhận được tất cả. Tích lũy tri thức là một quá trình lâu dài, đòi hỏi con người phải cần mẫn góp nhặt, thu lượm từng chút một. Mỗi ngày học một ít, dần dần tích luỹ lại, cứ thế vốn tri thức của con người sẽ được nâng cao dần lên. Việc học không phải chỉ diễn ra trong mấy ngày, mấy năm mà kéo đài suốt cả cuộc đời một con người. Khi nào bạn không còn muốn và không chịu học nữa, bạn sẽ bị đào thải. Cũng cần khẳng định rằng việc học không chỉ diễn ra ở trường lớp với sự hướng dẫn của thầy cô giáo mà bạn phải học ở mọi lúc, mọi nơi; học ỏ' bạn bè, người thân, học ở những người xung quanh, học từ cuộc sống và do đó việc tự học có vai trò vô cùng quan trọng đôi với mỗi người. Rất nhiều vĩ nhân đã thành danh nhờ tự học và chỉ có nhờ tự học con người mới có thể thực hiện được phương châm học ở mọi lúc mọi nơi; học suốt đời.

Ngày nay chất ra-đí-um và tia X có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sông và khoa học kỹ thuật. Chính những phát minh đó đã đưa Ma-ri Quy-ri trở thành nhà nữ bác học đoạt giải Nô-ben đầu tiên thế giới. Để đạt được thành tựu ấy, người phụ nữ Ba Lan này đã phải vượt qua bao sóng gió để tới nước Anh xa xôi - nơi bà có thêm điều kiện nghiên cứu và tự học. Bà đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì khoa học. Còn ở đất nước Việt Nam chúng ta, hẳn không ai quên “bông sen trong giếng ngọc” Mạc Đĩnh Chi - chú bé nghèo bắt đom đóm làm đèn học, vượt qua bao nỗi mặc cảm, miệt mài dùi mài kinh sử để có ngày đỗ bảng vàng vinh quy bái tổ, trở thành “Lưỡng quốc trạng nguyên”... Ngày nay, khắp nơi trên đất nước Việt Nam ta còn có biết bao nhiêu tấm gương người nghèo hiếu học và cuối cùng họ đã chạm được tay vào đỉnh vinh quang.

Quả thật học vấn là một “chùm rễ đắng ngắt” bởi để đạt được nó con người phải nếm trải biết bao nhọc nhằn, cay đắng và đôi khi phải trả giá cho cả những sai lầm, ngộ nhận. Dù chùm rễ của học vấn có đắng tới đâu thì con người vẫn phải nếm trải nếu muốn có hoa quả ngọt ngào. Chùm rễ ấy chính là cái gốc, là điều kiện đầu tiên để ta có thể thành công và vững bước trên đường đời. Sau bao nhiêu năm học tập miệt mài vất vả, những kiến thức mà ta thu nhận được dù chỉ như một hạt cát trong sa mạc, một giọt nước trong đại dương học thức nhưng điều quan trọng là với vốn kiến thức ấy, chúng ta có khả năng đảm bảo cho cuộc sông của chính mình, có khả năng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, có quyền tự hào về những gì mình đã đạt được. Xã hội đang phát triển từng ngày, con người hiện đại càng phải luôn luôn có ý thức nâng cao học vấn để theo kịp tốc độ phát triển của thế giới. Học tập vì tương lai của mình và vì công cuộc xây dựng đất nước không chỉ là một khẩu hiệu. Nó thực sự là điều kiện tiên quyết, tất yếu đóng vai trò quyết định tương lai của mỗi người.

phá rừng

Đã qua 10 năm em ngồi trên ghế nhà trường, trải qua thực tế, em cũng đã thấu hiểu phần nào vị đắng của chùm rễ học vấn. Nhưng không chỉ em mà hàng triệu học sinh khác vẫn luôn tự nhủ phải cố gắng học tập vì có học vấn mới có tương lai.

Trong thế giới hiện đại ngày nay, khi các khoa học chuyên ngành có mối quan hệ chặt chẽ, quan niệm về học vấn được mở rộng hơn. Học vấn không phải chỉ là văn thơ, là kinh sử, là tri thức khoa học mà còn bao gồm nhiều vấn đề văn hoá, xã hội... Học vấn là vô cùng nhưng để đạt được thành công trong một lĩnh vực chuyên sâu nào đó, con người cũng cần am hiểu kiến thức về các lĩnh vực liên quan - cái mà ngày nay người ta gọi là phông văn hoá. Chẳng hạn một hoạ sĩ vẽ chân dung nổi tiếng ngoài tài năng vốn có và tri thức về hội hoạ thì cần có hiểu biết về nhân chủng học, nhân trắc học,... mà điều ấy hầu như chỉ có thể đạt được bằng con đường học tập.

“Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn) và vì thế “Học vấn có chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào”. Nhờ có học vấn mà con người tồn tại và ngày càng phát triển, làm chủ thế giới. Nhờ có học vấn mà một người vô danh có thể trở thành một vĩ nhân. Chùm rễ đắng của học vấn giúp con người có được những hoa trái ngọt ngào. Câu ngạn ngữ của người Hi Lạp đã đúc kết một quan niệm đúng đắn về học vấn, nó giúp em có thêm nghị lực, quyết tâm để đi tiếp con đường học tập đầy vất vả chông gai để rồi có thể trong tương lai, em sẽ nhận được những hoa trái ngọt ngào của chiến thắng và thành công.

 

Viết bình luận