Suy nghĩ về câu nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chăn của kẻ lười biếng”

I. GỢl Ý

Đề bài yêu cầu giải thích được ý nghĩa của câu nói. Để có được thành quả con người cần phải cố gắng. Và con người sẽ không gặt hái được gì nếu như không lao động, không tự nỗ lực vươn lên. Người viết cần đưa ra những dẫn chứng để chứng minh cho ý nghĩa của câu nói và rút ra những trải nghiệm của bản thân.

luoi bieng

II. LẬP DÀN Ý

1. Mở bài

- Sự nỗ lực, chăm chỉ, cần cù của bản thân là một điều quan trọng để dẫn tới thành công trong công việc, trong cuộc đời mỗi con người.

- Bằng những trải nghiệm của bản thân, Lỗ Tấn đã đưa đến cho chúng ta một câu châm ngôn thật ý nghĩa: Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Đường thành công: Để chỉ con đường đi đến những vinh quang, đến những kết quả tốt đẹp.

- Dấu chân kẻ lười biếng: chỉ sự lười biếng, không chăm chỉ, không bỏ ra công sức, không chịu nỗ lực làm việc.

- Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định một điều vô cùng có ý nghĩa trong đời sống: Con người không thể thành công, nếu không có sự nỗ lực của bản thân và ngược lại sự thành công của mỗi người đều do sự nỗ lực, chăm chỉ, cần cù của chính mình quyết định.

- Đây là ý kiến đúng đắn. Bởi Lỗ Tấn đã trải qua và chứng kiến sự thành công, thát bại của nhiều người và còn của chính ông.

b. Tác hại của lười biếng

- Con người sẽ không hoàn thành được công việc, không đạt được đích mà mình hướng tới, không bao giờ chạm tay được đỉnh vinh quang.

- Khi con người lười biếng sẽ trở nên thụ động, dựa dẫm trong những công việc của mình.

- Những con người lười biếng, không chịu lao động hay nghĩ đến hưởng thụ, đòi hỏi. Trở thành những kẻ vô ích của xã hội.

c. Trải nghiệm của bản thân

- Mỗi vinh quang cần phải được trả giá bằng mồ hôi, nước mắt. Không có ngọt ngào nào mà không có những đắng cay. Vì thế, con người luôn phải biết tự nỗ lực, chăm chỉ, cần cù trong cuộc sống.

- Sự thành công của con người đôi khi không phải là những điều to lớn mà chỉ là những bình dị, giản đơn trong cuộc sống. Cho nên, đôi khi ta phải hài lòng với những thành công nho nhỏ của mình để có động lực cố gắng hơn.

- Người học sinh luôn phải biết cần cù, siêng năng trong học tập.

3. Kết bài

Lỗ Tấn đã đem đến cho chúng ta một bài học quý trong cuộc sống: Con đường thành công chỉ thật sự đón chào những ai biết trân trọng, biết nỗ lực phấn đấu.

lười

III.BÀI LÀM

Trong xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, để đạt được thành công vẻ vang, chúng ta phải không ngừng nỗ lực vươn lên, phát huy hết khả năng để đạt được điều mà chúng ta muốn. Cũng như Lỗ Tấn đã từng nói: Trển bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.

Chúng ta đều biết, cuộc sống này không được trải bằng hoa hồng hay thứ nước trong veo, tinh khiết mà nó đón chào chúng ta với những thử thách, chông gai. Con đường đó sẽ là con đường “vinh quang” đối với ai biết vượt qua nỗ lực hết mình. Nhưng nó sẽ là “đầm lầy” với ai dễ dàng buông xuôi, từ bỏ. Chính vì thế, trên con đường dẫn đến thành công, vinh quang nhất định không có dấu chân của những kẻ lười biếng.

Vậy ta đã bao giờ tự hỏi mình thành công là gì? Và thế nào là những kẻ lười biếng? Phải chăng thành công là cái đỉnh của vinh quang mà con người đạt được trong suốt quá trình học tập, làm việc. Là khi ta chạm tới mục đích đã đặt ra. Hay chỉ đơn thuần khi ta là chính mình, khi ta mang đến nụ cười trên môi ai đó hay xoá đi giọt nước mắt đau buồn. Lúc đó, những sự việc ấy cũng đáng để ta gọi là thành công lắm chứ! Và những kẻ lười biếng, khác nào những kẻ từ bỏ vinh quang, từ bỏ lao động. Vì ắt hẳn ta vẫn còn nhớ câu nói: Lao động là vinh quang. Những kẻ lười biếng đó đồng nghĩa với những con người chỉ nghĩ đến hưởng thụ mà không chịu làm việc. Như ông bà ta hay ví von với hình ảnh nhưng kẻ nằm chờ sung rụng.

Chẳng phải, trong học tập, những bạn lười biếng chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ không bao giờ đạt được kết quả cao thật sự đó sao? Và trong cuộc sông bộn bề, lo toan, đôi khi ta bắt gặp những nụ cười làm ta ấm lòng. Đó là nụ cười của cậu học sinh đạt kết quả cao trong học tập sau một quá trình nỗ lực không ngừng. Thành công lắm khi không được đúc kết từ cả một quá trình dài, mà nó chỉ giản đơn từ những niềm vui bé nhỏ trong cuộc sống. Bạn đã từng được đọc câu chuyện chiếc cà-vạt chưa? Trong truyện, cậu bé lên bảy tuổi vụng về làm tặng bố chiếc cà-vạt. Đó có thế nói là chiếc cà-vạt xấu xí nhất nhưng lại là món quà đẹp nhất của đứa con trai dành tặng bố mình. Đọc đến đó, bạn có nghĩ cậu bé đã thành công không? Có thể bạn cho đó chẳng có gì đáng tự hào, vẻ vang nhưng cậu bé đã thật - sự - thành - công. Cậu đã thành công khi gửi gắm cả niềm tin yêu về người bố trong chiếc cà-vạt - thành công vì mang đến nụ cười hạnh phúc từ bố. Thành công đôi lúc chỉ đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên, thành công vẻ vang là những điều ta không thể phủ nhận. Bạn có biết anh Lê Bá Khánh Trình đã nỗ lực hêt mình để nắm trong tay giải thưởng cao quý của cuộc thi Toán quốc tế. Và Bác Hồ - người đã dành trọn cuộc đời cho cách mạng, cho độc lập tự do của dân tộc. Xã hội phát triển như ngày nay là minh chứng sống động, chân thật nhất cho thành công vĩ đại của Bác.

4-ly-le-danh-cho-ke-luoi-da-duoc-khoa-hoc-chung-minh

Thế mới thấy, để đạt được thành công và mục đích mà ta đã đặt ra, mỗi con người cần phải nỗ lực học tập và làm việc hết mình. Và hơn nữa, con đường dẫn đến thành công càng không rộng mở đối với những kẻ lười biếng. Nó chỉ mở rộng đối với những con người siêng năng, làm việc hết mình. Và những con người siêng năng không những sẽ đạt được thành công nhất định trong cuộc sống mà siêng năng còn là yếu tố tích cực, là cơ sở giúp con người ta dễ dàng học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới bổ ích. Hơn hết, siêng năng còn giúp ta rút ngắn thời gian để hoàn thành công việc một cách trọn vẹn. Thế nhưng, cuộc sống lại có những con người sống chỉ biết hưởng thụ, không lao động. Những kẻ như vậy đáng bị xã hội phê phán vì thái độ sông tiêu cực. Và họ sẽ dần bị mọi người xa lánh và không bao giờ nhận ra được sự vinh quang của lao động, không bao giờ cảm thấy hạnh phúc của thành công.

Tóm lại, con đường thành công chỉ thật sự đón chào những ai biết trân trọng, biết nỗ lực phấn đấu. Và hơn hết, là học sinh, ta cần phải rèn luyện bản thân từ khi ngồi trên ghế nhà trường bằng việc cố gắng học hỏi, tìm tòi và bằng ý thức của mỗi cá nhân.

Viết bình luận