Văn phân tích: Thu Vịnh

Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ ba bài viết về mùa thu: “Thu vịnh”, “Thu điếu", “Thu ẩm”. Có lẽ Nguyễn Khuyến đã viết theo lối “chùm ba” của Đồ Phủ (đại thi hào Trung Quốc này nổi tiếng với “Tam biệt”, “Tam lại”...) Theo nhận xét của Xuân Diệu thì trong ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến, bài thơ “Thu vịnh” mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Thu vịnh mang cái thần của cảnh mùa thu xứ Bắc và cả tâm sự u ẩn của thi nhân:

Trời thu xanh ngắt mẩy từng cao,
Cần trúc la phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

thu vịnh

Bức tranh vẽ mùa thu được tác giả phác họa với không gian thoáng đãng. Nền trời xanh chấm phá một nét nhẹ, mềm của cành trúc:

“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.”

Mùa thu của xứ Bắc có bầu trời cao, xanh trong đã hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến là “trời thu xanh ngắt”. Màu sắc ấy là màu của trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với mùa thu, đối với quê hương làng cảnh. Không gian mở ra thăm thẳm “mấy tầng cao”, một cần trúc (trúc chứ không phải là tre) vươn lên trên nền trời thu “xanh ngắt”. Nét cong mềm của “cần trúc” vươn lên một cách thanh cao, không ủy mị như rặng liễu đìu hiu buông xuống trong thơ mùa thu của Xuân Diệu. Từ láy “lơ phơ” gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo may mùa thu. Từ láy “hắt hiu” gợi được sự rung động của cành trúc, hay là sự rung động của tâm hồn thi nhân trước cảnh thu, trời thu đượm buồn?

Bức tranh mùa thu trong “Thu vịnh” cứ được thêm hòa sắc mới, đường nét, hình ảnh mới:

“Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa dể mặc bóng trăng vào.”

Hình ảnh mùa thu được pha thêm màu “nước biếc”, thêm một sắc xanh tha thiết nữa, màu của ao thu trong xanh, với “khói phủ” nhạt nhòa. “Khói” ở đây gợi nhớ “khói sóng” trong thơ Thôi Hiệu “trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Cảnh đêm thu thật" là huyền diệu. Lại thêm có trăng. Thi nhân mở lòng ra đón trăng “song thưa để mặc bóng trăng vào”. Trong đêm thu thanh tĩnh, trăng là người bạn tri kỉ của thi nhân. Có ánh trăng thu, bức tranh mùa thu trong thơ thêm sáng. Mọi vật trong đêm thu được pha thêm ánh trăng huyền ảo, mộng mơ.

Cảnh thu thêm huyền hoặc, từ màu hoa cho đến tiếng chim:

“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trẽn không ngỗng nước nào?”

thu vinh

Hoa mùa thu không đổi, không có sắc màu vì khói phủ nhạt nhòa hay nhà thơ mất hết ý niệm về thời gian? “Mấy chùm trước giậu” làm sao biết được đó là hoa gì, màu sắc như thế nào. Chỉ biết đó là “hoa năm ngoái”. Tứ thơ gợi nhớ một câu Kiều: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Tứ thơ của Nguyễn Khuyến còn trừu tượng hơn, ở đây chẳng có hoa đào, hoa cúc gì cả. Hình ảnh “hoa năm ngoái” thể hiện thời gian ngưng đọng, tâm trạng bất biến của thi nhân. Câu thơ thể hiện một nỗi buồn man mác. Âm thanh mùa thu là một tiếng ngỗng trời xa lạ “ngỗng nước nào”. Tiếng ngỗng trời lạnh cả không gian mùa thu đã làm thổn thức nỗi lòng của thi nhân.

Đêm thu huyền diệu đã gợi cảm hứng cho nhà thơ. Thi hứng cũng chợt đến trong nỗi niềm u ẩn của thi nhân:

“Nhân hứng cùng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. ”

Trước cảnh thu huyền diệu, nhà thơ đã bộc lộ trực tiếp nỗi lòng của mình. Theo quan điểm của Nguyễn Khuyến mà cũng là quan điểm của các nhà thơ chân chính, thơ gắn liền với nhân cách, nhân cách lớn thì thơ lớn.

Rung động trước mùa thu, cất bút định làm thơ, Nguyễn Khuyến cảm thấy “thẹn với ông Đào”. Ông Đào ở đây tức là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có bài “Quy khứ lai từ” rất nổi tiếng. Sao cụ Nguyễn lại “thẹn” với ông Đào? Thái độ này chưa từng thấy đối với các thi nhân cổ kim. về khoa bảng, ông Đào đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn cũng đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn lại còn có Tam Nguyên, người đời gọi cụ là Tam Nguyên Yên Đổ. về tài hoa, thơ của Nguyễn Khuyến kém gì thơ Đào Uyên Minh? Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ cổ điển lớn nhất của nước nhà được Xuân Diệu phong là “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” và hết lời ngợi ca. Có lẽ cụ Nguyễn “thẹn với ông Đào” là về khí tiết. Cụ Nguyễn thiếu cái dũng khí của ông Đào, người đã từ quan một cách dứt khoát, trở thành một nhân vật lừng danh về khí tiết trong giới quan trường Trung Hoa. Còn Nguyễn Khuyến thì lúng túng khi ra làm quan (thời đó ra làm quan tránh sao khỏi là tay sai của giặc Pháp) và lừng khừng khi từ quan. “Thẹn với ông Đào” là một nỗi đau nhân thế, muôn tìm sự đồng cảm của người đời. Đã về ẩn dật rồi, cụ Nguyễn vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia guồng máy thối nát tàn bạo của bọn thực dãn phong kiến thời bấy giờ. “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào" là câu thơ của một tấm lòng chân thực, là nỗi niềm u ẩn của một nhân cách lớn, của một nhà thơ lớn.

thu vinh 2

“Thu vịnh” là một bài thơ hay viết về nùa thu của Nguyễn Khuyến. Bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh vật huyền ảo dưới ánh trăng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Nhân vẻ đẹp của đêm thu, nhà thơ cũng bộc bạch tâm sự sâu kín, chân thật của mình hết sức cảm động.

Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càng thêm yêu, thêm quý quê hương đất nước của mình.

Viết bình luận