Phân tích tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong chuyện ngắn Đời thừa, qua đó làm rõ tư tưởng nhân đạo độc đáo và mới mẻ của nhà văn Nam Cao

Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, người đọc gặp bi kịch kiếp tài hoa bạc mệnh, với Chí Phèo của Nam Cao, là bi kịch của những khao khát lương thiện. Và, cũng với Nam Cao, ta gặp ở Đời thừa tấn bi kịch tinh thần của người trí thức Việt Nam trước năm 1945.

Sở trường của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám là viết về cuộc sống của người trí thức. Nhà vãn viết về họ như viết về bản thân mình, cũng là một thân phận nhỏ nhoi, uất ức trong xã hội cũ. Bi kịch tinh thần của Hộ, nhân vật của Đời thừa, phần nào là bi kịch của cả một lớp người như Nam Cao thời ấy. Đó là bi kịch của người trí thức có ý thức về sự sống, luôn muốn tự khẳng định mình trong cuộc đời bằng một sự nghiệp có ích cho xã hội, nhưng lại bị gánh nặng áo cơm đè bẹp, phải chịu một cuộc sống vô ích, một đời thừa.

phan-tich-bi-kich-nhan-vat-ho-trong-doi-thu-cua-nam-cao-1

Ngay từ ban đầu, người ta thấy Hộ vốn là mê văn chương, sẵn sàng hiến cả đời mình cho nghề văn. Anh từng bảo với vợ (Từ): “Tôi mê văn quá nên mới khổ. Ây tliế mà tuy khổ thật, nhưng thử hỏi người giàu hạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi”. Hộ vào nghề văn một cách tự nguyện và xem văn chương là niềm vui to lớn, không lạc thú nào so sánh được.

Hộ ôm ấp một hoài bão lớn về nghề văn. Vì thế đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mề lí tưởng. Lòng hắn đẹp... Hắn chỉ vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nẩy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ về tác phẩm khác cùng ra một thời... Hoài bão ấy Hộ luôn ôm ấp và anh đã tự nghiêm khắc với bản thân (đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, suy tưởng và viết thận trọng) để giữ vững quan niệm nghệ thuật của mình: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu dưa cho. Văn chương chí dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gỉ chưa có”.

Nhìn sâu hơn, ở Hộ, đó là sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, đi liền với nhu cầu tự khẳng định mình. Nhu cầu ấy thật đáng quý, bởi có như vậy, theo Hộ mới nâng cao giá trị đời sống của mình. Càng đáng quý hơn khi nhu cầu ấy nhằm hướng tới một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa. phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn.

Lâu nay, người ta nói về những đóng góp của dòng văn học lãng mạn Việt Nam trước năm 1945 khi nó thể hiện một cách sâu sắc và 'toàn diện về sự thức tỉnh của cá nhân, về nhu cầu khẳng định của cái tôi cá thế trong cuộc sống dung tục, vô vị, vô nghĩa. Song, có một thực tế rõ ràng là, khi thức tỉnh để chống lại xã hội phi nhân, tẻ nhạt ấy, cái tồi đó đi dần đến chỗ quay lưng lại với xã hội: Ta là một, là riêng, là thứ nhất - Không có ai bè bạn nổi cùng ta (Xuân Diệu). Còn Nam Cao, qua Đời thừa, thì trái lại, nhu cầu khẳng định và phát triển cá nhân luôn gắn với trách nhiệm xã hội, hướng tới lí tưởng nhân đạo cao đẹp. Hoài bão của Hộ là sáng tác văn chương là thứ văn chương phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vịta đau đớn, lại vừa phấn khởi; văn chương ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình và để làm cho người gần người hơn.

Hoài bão to lớn mà Hộ quyết đạt được đã tắt giữa chừng từ lúc anh gặp một người con gái bất hạnh đau đớn không bờ bến. Người đó là Từ, vợ chàng hiện tại, khi nàng bị một gã tình nhân vô liêm sỉ bỏ rơi cùng với đứa con bé bỏng. Giữa lúc Từ và bà mẹ già mù quanh năm đau ốm chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu xương thịt đều chảy ra thành ìiước mắt hết, để rồi cùng chết, Hộ đã mở rộng đôi tay, đón lấy Từ. Hộ /lỉ/ôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ', nhận làm bố đứa con thơ. Vì muốn an úi Từ và cứu lấy danh dự của Từ, Hộ đã chính thức nhận Từ làm vợ. Rồi Hộ đứng ra làm ma cho mẹ Từ, khi bà cụ mất. Hộ đối với Từ biết bao nhiêu là ân nghĩa. Rồi họ thêm con. Trước kia, anh khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất, chấp nhận sống eo hẹp, cực khổ, nhưng ngày đó, Hộ còn độc thân. Bây giời biết bao nhiêu việc đời thường phải lo. Hộ là người ân nghĩa, anh hiểu nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách, càng thấy hèn biết bao là một thằng con trai không nuôi nổi vợ con. Thế là, Hộ phải làm những việc anh không hề muôn, thậm chí thù ghét, xỉ vả: Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta dọc rồi quên ngay sau lúc đọc.

Nhưng phải chi Hộ có thể yên tâm mà làm những việc kiếm cơm ấy. Trái lại, anh luôn dằn vặt mình: Hắn lại đỏ mặt lèn, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng klỉôn nạn... Khốn nạn! Khốn nạn! Hắn chinh là kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật dè tiện. Chao ôi! Hắn đã viết nliững gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy trong lòng một thứ văn bang pliẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút gì mới lạ đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một k'é vô ích, một người thừa... Hắn nghĩ thế và buồn, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình nhỉ? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì nâng cao giá trị dời sống của mình, mà kết cục chẳng lầm được cái gì? Bi kịch tinh thần của Hộ chính là ở đó. Anh buộc phải sống khác mình, buộc phải tha hóa, nhưng hoài bão, uớc mo' thì còn mãi. Vì thế, nỗi đau tinh thần ấy chỉ ngày một dày thêm, niềm uất ức kia cứ cao lên mãi.

nhân vật hộ

Đề cập đến bi kịch của Hộ, Nam Cao đã lên án gay gắt xã hội tàn nhẫn đã vùi dập mọi ước mơ, hoài bão chân chính của con người. Tất cả đều đã trở thành quá vãng, xa xôi: Thế là hết, thế là dã hỏng dứt rồi, và ngay cả một con người rất đáng yêu đã chẳng thành mình nữa.
Chưa hết! ở Hộ, còn có một bi kịch nữa. Đó là bi kịch muốn làm người với ý nghĩa chân chính, cao cả là sống giàu tình thương, vì tình thương mà lại vi phạm chính lẽ sống ấy.

Hộ là trí thức không chỉ có tài, ôm ấp hoài bão lớn mà còn là người giàu tình thương, coi trọng tình thương. Giữa lúc Từ đang ngập trong bể nước mắt vì sự phản bội và bơ vơ như chiếc lá giữa dòng, không hề suy tính thiệt hơn, không sợ mặc cảm, Hộ đã mở rộng đôi tay cứu vớt. Làm như thế là chặt đứt giữa chừng con đường sự nghiệp, vì từ nay anh chỉ còn nghĩ đến gia đình, chỉ cốt làm sao nuôi được gia đình.
Khi đã có gia đình, bị vợ bìu con ríu, đau nỗi đau đời thừa, có lúc Hộ từng nghĩ đến bỏ liều ruồng rẫy, hi sinh vợ con. Người đời cũng không thiếu cách xử lí tình huống bi kịch ấy, bằng chứng là câu nói hùng hồn của một triết nhân: Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống mạnh mẽ. Hộ hiểu cả, nhưng hắn lại nghĩ thèm rằng: Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hi sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người; hắn là người chứ không phải là kẻ giẫm lèn vai người khác để thỏa lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kể giúp đỡ kể khác trên đôi vai của mình. Với Hộ, tình thương cũng là lẽ sống, hơn nữa nó còn là tiêu chí để phân biệt con nguời với quái vật. Vì thế, cuộc đời nghiệt ngã buộc Hộ phải lựa chọn, hoặc là nghệ thuật, thứ mà anh đam mê, tôn thờ, say mê như lí tưởng; hoặc là tình thương, thứ là anh còn giữ được là người, Hộ đã hi sinh lẽ sống thứ nhất.

Oái oăm là, khi hi sinh lẽ sông thứ nhất, lòng Hộ vẫn không thanh thản. Nghệ thuật nào có tội tình chi. Hơn nữa, đó còn là hoài bão lớn của Hộ. Lòng anh, khi âm ỉ đau, lúc bật ra, rít lên. Khao khát bị đè nén hoặc bùng lên. Uất ức càng thêm uất ức. Đã thế, gánh nặng vợ con mỗi lúc một nặng thêm: đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con khác dã vội ra, mà đứa nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu suốt ngày đèm và quanh năm uống thuốc. Tất cả xoay vần, hành hạ lấy Hộ. Lòng anh vốn đẹp, nay không lúc nào được yên tĩnh để viết hay đọc sách. Hán thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Để trút đi nỗi bực bội đó, Hộ tìm đến bia rượu. Nhưng mỗi khi trở về, Hộ không chỉ buồn bã mà thôi. Hắn say mèm. Thông thường hắn đã ngủ một nửa từ khi ở dọc đường; và vừa về đến nhà, chưa kịp thay quần áo, tháo giày, đã đổ như một khúc gỗ xuống bất cứ cái giường nào, ngủ say như chết. Thậm chí không ít lần, hắn lảo đảo bước vào nhà, mắt gườm gườm, đôi môi mím chặt... đôi mắt ngầu ngầu nhìn tận vào mắt Từ. Có lần, hắn đánh cả Từ, đuổi Từ đi, rồi đóng cửa lại và đi ngủ... Sau những lần như thế, không chờ cho vợ nói nửa câu, hắn đã bẽn lẽn kêu mình đã quá chén, hỏi về những thủ đoạn vũ phu của mình rất buồn cười, rồi xin lỗi Từ, hôn hít các con như người cha tốt. Hôm vì quá chén mà đánh vợ, hắn khóc nức nở, khóc như thể khóc không ra tiếng. Hắn ôm chặt lấy bàn tay nhỏ bé của Từ vào ngực mình mà khóc rồi hắn còn nguyền rủa chính bản thân mình: “Anh... anh... chỉ... là... một thằng... khốn nạn!”... Cuộc sống của Hộ cứ thế mà quẩn quanh, mà đau đớn. Khi Hộ vi phạm lẽ sống tốt đẹp của mình lựa chọn, anh lại càng giày vò, càng hối hận, ăn năn.

Khi xoáy sâu vào bi kịch thứ hai trong đời Hộ, thậm chí phải chứng kiến cảnh nhân vật của mình vi phạm lẽ sống tình thương, Nam Cao vẫn hết sức bảo vệ và vun vén cho lẽ sống ấy. Hộ bao nhiêu lần trừng trộ với vợ con thì bấy nhiêu lần bẽn lẽn, xin lỗi. Bao lần anh ta uống say cũng bấy nhiêu lần anh ta thấy mình mẩy đau như dần, đầu nặng, miệng khô và đắng, cổ thì ráo và rát cháy. Đó không chỉ là cái đau, cái đắng về thân xác mà còn là cái đắng, cái đau của sự ăn năn hối hận. Và nỗi đau về tinh thần ở Hộ càng lúc càng giày vò, quằn quại làm sao! Anh không bao giờ vứt tình thương. Dường như những mất mát, đau đớn đã khiến Hộ quyết tâm giữ lòng thương ấy mãi mãi, dù việc ấy cũng chẳng dễ dàng gì. Không có một cái nhìn nhân đạo cao cả, Nam Cao không thể bảo vệ được nhân vật của mình trong hoàn cảnh bi kịch về tinh thần như thế.

Đành rằng nhân vật của Nam Cao không có lối thoát ra khỏi bi kịch tinh thần, nhưng cũng không cam chịu trong bi kịch ấy, càng không chấp nhận làm điều ác. Vũ khí duy nhất họ bảo vệ nhân phẩm của mình là nước mắt. Kết thúc tác phẩm, tiếng hát ru con của Từ đẫm nước mắt:

Ai làm cho khói lên giời
Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;
Ai làm Nam, Bắc phân kì,
Cho ai hàng lệ đầm đìa tấm thân...

Đó là tiếng hát ai oán của Từ, của Hộ, của những người cùng khổ. Đó cũng là lời kêu gọi cứu lấy con người, bảo vệ tình thương, thúc giục con người hãy tự cứu lấy mình khi còn có thể.

Đời thừa đã miêu tả hết sức sâu sắc tấn bi kịch ở người trí thức trong xã hội cũ. Nỗi đau đớn của Hộ, trang văn của Nam Cao khiến cho người đọc thời nay còn xót xa, ray rứt. Ngày còn trẻ, K. Marx từng nói với bạn bè: “Nếu anh muốn là quái vật thỉ hãy quay lưng với nồi đau khổ của con người và chăm lo hạnh phúc của chính anh”. Khi đã trở thành nhà khai sáng của chủ nghĩa xã hội khoa học, K. Marx lại đúc kết: “Phải tạo một xã hội nhân đạo để con người được sống nhân đạo”. Đời thừa của Nam Cao đã là tiếng kêu cứu của con người, là hồi chuông báo động về quyền sống chân chính con người bị cướp đoạt. Tiếng kêu ấy đến giờ vẫn còn thất thanh. Hồi chuông ấy đến giờ vẫn còn ngân vang...

Viết bình luận